Cải thiện điều kiện hoạt động làm việc của cán bộ công nhân viên.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện bộ máy quản lý của UBND huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng (Trang 48)

- Các Phó Chủ Tịch

3.2.6.Cải thiện điều kiện hoạt động làm việc của cán bộ công nhân viên.

CHƯƠNG III BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN BỘ MÁY QUẢN LÝ UBND HUYỆN TRÙNG KHÁNH.

3.2.6.Cải thiện điều kiện hoạt động làm việc của cán bộ công nhân viên.

viên.

Sử dụng tốt mọi tiềm năng về lao động, vật tư của tổ chức đòi hỏi UBND phải có một đội ngũ cán bộ tốt, một cơ cấu hợp lý, khắc phục tình trạng chồng chéo, phải phân định rõ ràng chức năng quyền hạn của mỗi người. Bởi vậy, phải thực hiên tốt công tác đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho CBCNV.Đồng thời phải thường xuyên cử cán bộ trẻ tuổi đi học các lớp chính trị ngắn hạn đưa CBCNV xuất sắc nhất đi học lớp cảm tình Đảng để xây dựng đội ngũ Đảng trong UBND lớn mạnh.

Không những thế phải thực hiện phương pháp tổ chức lao động sao cho mỗi CBCNV biết nhiều nghề giỏi một nghề sẽ làm cho cơ cấu lao động năng động hơn, ứng phó kịp thời với những thay đổi,biến động.

3.2.6. Cải thiện điều kiện hoạt động làm việc của cán bộ công nhân viên. viên.

Lao động quản lý là hao tổn chất xám, do vậy dễ gây ra những căng thẳng về tâm lý. Vì vậy cải thiện diều kiện làm việc là việc làm cần thiết cho năng lực lao động được cao hơn.

Trong các năm qua UBND đã trang bị máy vi tính cho các phòng ban chức năng, phát triển ứng dụng phần mềm vi tính vào công việc, song lượng vẫn còn ít, chưa đáp ứng đượctối đa công việc. Vì vậy UBND phải cung cấp đầy đủ các dụng cụ văn phòng cần thiết cho các phòng ban tạo điều kiện được làm việc thoải mái và có tính khoa học.

Bên cạnh việc cải thiện diều kiện làm việc UBND cần tạo một không khí vui vẻ đoàn kết dân chủ hơn để lao động quản lý làm việc có hiệu quả hơn nữa. Có thể áp dụng những biện pháp sau:

Có các biện pháp bố trí lao động hợp lý, đánh giá đúng mức kết quả lao động của họ để khen thưởng kịp thời.

Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCNV theo yêu cầu của các phòng ban chức năng cũng như nguyện vọng của các cá nhân.

Cải thiện điều kiện lao động nâng cao phúc lợi vật chất cho CBCNV. Quan tâm hơn nữa các chính sách nghỉ ngơi, giải trí cho CBCNV sau khi đã làm việc căng thẳng từ đó tạo lòng tin cho họ vào công việc.

Sử dụng biện pháp giáo dục thuyết phục để nâng cao tinh thần làm việc làm chủ tập thể tạo ra tình đoàn kết gắn bó giúp đỡ lẫn nhau trong công việc cũng như trong cuộc sống.

KẾT LUẬN

Quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn ta thấy việc xây dụng bộ máy quản lý có vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của 1 tổ chức hành chính như UBND. Có nhiều mô hình xây dựng nên cơ cấu bộ máy quản lý tổ chức; song mỗi mô hình đều có các ưu nhược điểm và đòi hỏi các điều kiện, phạm vị áp dụng riêng. Từ đó mỗi tổ chức có thể lựa chọn mô hình để xây dựng cơ cấu bộ máy tổ chức cho mình sao cho phù hợp với các mục tiêu, chiến lược và các điều kiện cụ thể của tổ chức để khi vận hành đạt được hiệu quả cao nhất.

Để tổ chức hoạt động tốt ta phải xây dựng mô hình mà ở đó phát huy hết được khả năng của tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chức. Mỗi một mô hình có những đặc điểm riêng cần vận dụng tốt để nâng cao hiệu quả hoạt động vì điều này là vấn đề cần đạt tới của mọi tổ chức.

Ngày nay, khi nước ta đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới,đã hòa nhập với nền kinh tế thế giới. Do đó, việc xây dụng cơ cấu tổ chức quản lý sao cho phù hợp và có hiệu quả tối ưu nhất là điều kiện tất yếu mà các tổ chức Việt Nam cần phải làm, cho nên việc tìm hiểu,nghiên cứu về hoạt động quản lý là cần thiết để các tổ chức hoạt động tốt và hiệu quả.Tuy nhiên quá trình hoàn thiện bộ máy quản lý là một quá trình cần phải nghiên cứu lâu dài để đạt hoạt động tối ưu.

Do thời gian tim hiểu và trình đồ còn hạn chế nên bài viết của em không thể tránh khỏi thiếu sót.Vì vậy, em rất mong nhận được ý kiến, nhận xét của thầy cô để bài viết của em hoàn thiện hơn.

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Lệ Thúy đã tận tình hướng dẫn em để em có thể hoàn thành chuyên đề này.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện bộ máy quản lý của UBND huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng (Trang 48)