Cơ cấu bộ máy.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện bộ máy quản lý của UBND huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng (Trang 44)

- Các Phó Chủ Tịch

CHƯƠNG III BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN BỘ MÁY QUẢN LÝ UBND HUYỆN TRÙNG KHÁNH.

3.1.1. Cơ cấu bộ máy.

Để UBND huyện hoạt động có hiệu quả cần xác định đúng vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm phù hợp tình hình thực tiễn trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, thúc đẩy CNH, HĐH đất nước. Bộ máy quản lý cấp huyện giải quyết các vấn đề thực tế nảy sinh ở cơ sở và là đơn vị kế hoạch-tài chính. Là nơi tổ chức triển khai đường lối, chính sách, các quy định pháp luật của nhà nước và đồng thời tổ chức nhân dân tại địa bàn thực hiện nghiêm túc các quy định trên. Huyện đảm nhiệm chức năng quản lý mọi hoạt động của nhân dân tại địa phương như: hoạt động văn hoá, giữ gìn an ninh trật tự xã hội, bảo vệ quốc phòng, an ninh, đảm bảo ổn định chính trị, nâng cao đời sống của nhân dân. Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy quản lý UBND cấp huyện phải được quy định rõ, đảm bảo hiệu lực pháp lý cho bộ máy quản lý tổ chức cấp huyện được tổ chức và hoạt động đáp ứng yêu cầu quản lý- kinh tế xã hội bằng pháp luật.

Bộ máy tổ chức là những khâu, những cấp được tổ chức ra cho phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội của đơn vị mình để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước nhằm đạt hiệu quả trong hoạt động. Chính bộ máy quản lý là lực lượng nòng cốt có thể tiến hành hành sứ mệnh của địa phương. Một bộ máy tạo ra sức mạnh khi phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Vì vậy để có được sức mạnh đó bộ máy quản lý UBND huyện cần phải:

Bộ máy quản lý tiến hành sắp xếp theo hướng tinh giảm, gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả, như: xác định chức năng, nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể, không để chồng chéo, trùng lặp hoặc phân tán; xây dựng đội ngũ cán bộ nhà nước có trình độ chuyên môn vững vàng, có năng lực phẩm chất tốt, trung thành với tổ chức, tận tụy với nhân dân, năng động sáng tạo là yêu cầu cấp bách nhằm nâng cao năng lực làm việc, hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ cấp huyện. Bộ máy quản lý ở địa phương là cấp quản lý trung gian trực tiếp triển khai các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, thực hiện các nghị quyết, triển

khai các chương trình phát triển kinh tế vùng, địa phương, tức là giúp cơ quan nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở đị phương. Do đó địa phương muốn phát triển được thì cần phải có bộ máy tổ chức quản lý phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của đia phương đó.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện bộ máy quản lý của UBND huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w