Tính tự cháy của nhiên liệu dùng cho động cơ diesel

Một phần của tài liệu Giáo trình bổ túc cấp GCNKNCM máy trưởng hạng nhất môn máy tàu cục đường thủy nội địa việt nam (Trang 48)

- Nhớt bẩn hoặc thiếu nhớt Cơ cấu bánh răng bị mòn.

c. Tính tự cháy của nhiên liệu dùng cho động cơ diesel

Tính tự cháy của nhiên liệu Diesel là một chỉ tiêu quan trọng của nhiên liệu này. Trong động cơ Diesel, nhiên liệu được phun vào buồng cháy ở cuối quá trình nén, nhiên liệu không cháy ngay mà nó phải có thời gian chuẩn bị để làm thay đổi tính chất hoá lý rồi mới bốc cháy.

Thời gian tính từ lúc bắt đầu phun nhiên liệu đến khi bốc cháy gọi là thời kỳ cháy trễ và được đo bằng góc quay trục khuỷu hay thời gian chờ. Vì vậy giá trị lớn hay nhỏ sẽ thể hiện được tính tự cháy là dễ hay khó xảy ra đối với nhiên liệu Diesel trong buồng cháy động cơ.

Trên thực tế, người ta dùng các chỉ tiêu sau để đánh giá tính tự cháy của nhiên liệu Diesel.

Tỷ số nén tới hạn ɛth:

Tỷ số nén tới hạn được xác định trên động cơ thử nghiệm thay đổi được tỷ số nén và tuân theo các điều kiện thí nghiệm một cách chặt chẽ.

Cho động cơ hoạt động bằng nhiên liệu cần thử nghiệm, thay đổi tỷ số nén sao cho thời kỳ cháy trễ đạt 130o góc quay trục khuỷu. Tỷ số nén thu được trong điều kiện này chính là tỷ số nén tới hạn.

Kết quả thí nghiệm rút ra được, nhiên liệu nào có tỷ số nén tới hạn càng thấp thì nhiên liệu đó có tính tự cháy càng cao.

Nhiên liệu phun vào buồng cháy động cơ diesel được bốc cháy sau khi hình thành. Trong thời gian cháy trễ (tính từ lúc phun nhiên liệu vào buồng cháy động cơ tới lúc bắt đầu cháy) tốc độ và số lượng bay hơi của nhiên liệu phụ thuộc nhiều vào tính bay hơi của nhiên liệu phun vào động cơ. Tốc độ bay hơi của nhiên liệu có ảnh hưởng lớn tới tốc độ trong buồng cháy. Thời gian hình thành động cơ diesel cao tốc rất ngắn, do đó cần đòi hỏi tính bay hơi cao của nhiên liệu. Nhiên liệu có nhiều thành phần chưng cất nặng rất khó bay hơi, nên không thể hình thành kịp thời, làm tăng khả năng cháy rớt, ngoài thành phần chưa kịp bay hơi khi đã cháy, do tác dụng của nhiệt độ cao dễ phân giải (cracking) tạo lên các hạt các bon khó cháy. Kết quả, làm tăng nhiệt độ khí xả của động cơ, tăng tổn thất nhiệt, tăng muội than trong buồng cháy và khí xả làm giảm hiệu suất và độ hoạt động tin cậy của động cơ.

Mỗi loại buồng cháy của động cơ diesel có đòi hỏi khác nhau về tính bay hơi của nhiên liệu. Các bồng cháy dự bị và xoáy lốc có thể dùng nhiên liệu thành phần chưng cất nhẹ. Thực nghiệm chỉ ra rằng: Các buồng cháy ngăn cách có thể dùng nhiên liệu có thành phần chưng cất khá rộng từ 150 ÷ 180oC đến 360 ÷ 330oC. Riêng động cơ đa nhiên liệu không có yêu cầu gì đặc biệt đối với tính bay hơi của nhiên liệu.

7.1.2. Các chỉ tiêu cơ bản của nhiên liệu diezela. Trị số xêtan a. Trị số xêtan

Trị số xêtan của nhiên liệu Diezel là số phần trăm thể tích của chất xêtan chính (C16H34) có trong hỗn hợp của nhiên liệu mẫu, hỗn hợp này có tính tự cháy bên trong động cơ thử nghiệm vừa bằng tính tự cháy của nhiên liệu cần thử nghiệm với các điều kiện thử nghiệm được quy định một cách chặt chẽ.

Nhiên liệu mẫu được tạo thành bởi hỗn hợp của hai hydrocacbon: chất xêtan chính (C16H34) và chất – mêtylnaptalin ( – C10H7CH3) với tính tự cháy khác nhau. Tính tự cháy của xêtan là 100 đơn vị, còn – mêtylnaptalin là 0 đơn vị. Pha trộn hai chất trên theo tỷ lệ thể tích khác nhau, ta được nhiên liệu mẫu có tính tự cháy thay đổi từ 0 đến 100.

Hiện nay, để đánh giá tính tự cháy của nhiên liệu diesel người ta thường dùng chỉ số xêtan. Nhiên liệu nào có chỉ số xêtan càng cao thì nhiên liệu đó có tính tự cháy càng cao.

Một phần của tài liệu Giáo trình bổ túc cấp GCNKNCM máy trưởng hạng nhất môn máy tàu cục đường thủy nội địa việt nam (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w