TIÊU CHUẨN 7: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC; ỨNG DỤNG, PHÁT TRIỂN VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĨNH PHÚC NĂM 2013 (Trang 86)

11 Có khả năng làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 140 99.3 10.7 12 Có khả năng tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp14099.310

TIÊU CHUẨN 7: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC; ỨNG DỤNG, PHÁT TRIỂN VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

TRIỂN VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

Nhà trường có chiến lược, các quy định cụ thể về cơ chế hỗ trợ giảng viên, sinh viên NCKH và đã thiết lập được quy trình thực hiện nhiệm vụ NCKH nghiêm túc, chặt chẽ từ bước đăng kí tên đề tài đến tổ chức nghiệm thu và ứng dụng kết quả nghiên cứu. Năm 2013 nhà trường đã thành lập phòng Quản lý khoa học và hợp tác quốc tế. Vì thế nhà trường luôn chủ động và có kế hoạch xây dựng, triển khai và phát triển các hoạt động KH&CN về các lĩnh vực trọng tâm và đã góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường.

Tuy vậy, trường chưa có nhiều đề tài ứng dụng vào việc biên soạn giáo trình, tài liệu học tập. Điều kiện tài chính, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác NCKH còn hạn chế.

Tiêu chí 7.1: Xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động khoa học, công nghệ phù hợp với sứ mạng nghiên cứu và phát triển của trường cao đẳng

1. Mô tả

Cùng với công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học có một vị trí quan trọng, tác động trực tiếp tới các hoạt động của nhà trường và có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Để công tác nghiên cứu khoa học thực sự phát huy được hiệu quả, gắn kết với quá trình đào tạo và sản xuất trong mục 2.4. Đẩy

mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế của Kế

hoạch chiến lược phát nhà trường giai đoạn 2011-2015 tầm nhìn 2020 [H7.7.1.1] đã nhấn mạnh việc cần tập trung vào một số nội dung cơ bản sau:

- Phấn đấu trở thành trung tâm nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế phục vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa của tỉnh, có nhiều đề tài ứng dụng phục vụ công tác đào tạo của nhà trường,...

- Phát triển mối quan hệ giữa trường với các tổ chức kinh tế xã hội, các trường đại học, cao đẳng trong cả nước thông qua hoạt động nghiên cứu. Chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học cho các tổ chức doanh nghiệp; xây dựng quan hệ hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp, các nhà tuyển dụng trong phối hợp đào tạo, nghiên cứu và tuyển dụng sinh viên ra trường.

- Thông qua kết quả nghiên cứu, hợp tác quốc tế, không ngừng nâng cao năng lực quản lý của trường, năng lực giảng dạy của giảng viên, góp phần đổi mới chương trình và phương pháp giảng dạy.

- Trường chủ động mở rộng hợp tác với các trường, các tổ chức nước ngoài với phương châm đa dạng hóa loại hình và đa phương hóa đối tác, tranh

thủ sự hỗ trợ tối đa để phát triển đào tạo và nghiên cứu khoa học. Tăng cường cử giảng viên, cán bộ quản lý ra nước ngoài học tập; đồng thời mở rộng việc mời chuyên gia các nước đến trường giảng dạy, nghiên cứu nhằm tạo điều kiện cho đội ngũ của trường có cơ hội tiếp cận và hòa nhập trình độ khoa học kỹ thuật của khu vực và thế giới.

Trong những năm qua, hoạt động nghiên cứu khoa học của nhà trường luôn bám sát mục tiêu phát triển của nhà trường. Thể hiện ở trong định hướng nội dung đề tài nghiên cứu trong các kế hoạch nghiên cứu khoa học năm học [H7.7.1.2]. Hàng năm trong phần phương hướng chung của nhiệm vụ năm học, công tác nghiên cứu khoa học cũng ghi rõ:

1. Từng bước đưa hoạt động NCKH vào nền nếp. NCKH và hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học phải trở thành nhiệm vụ thường xuyên và là một tiêu chuẩn để đánh giá cán bộ công chức.

2. Chủ động tiếp cận chương trình giáo dục giáo viên mầm non, tiểu học và THCS một cách hệ thống đảm bảo chất lượng để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông và mầm non. Nghiên cứu vận dụng các phương pháp dạy học hiện đại một cách sáng tạo phù hợp với điều kiện nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

3. Coi trọng việc hướng dẫn sinh viên tham gia NCKH. Khuyến khích các đề tài nghiên cứu chuyên sâu huy động nhiều người tham gia. Ưu tiên cho các đề tài nghiên cứu về khoa học giáo dục, đặc biệt là các hướng nghiên cứu nhằm triển khai chương trình và sách giáo khoa mới.

Hằng năm, sau khi có kế hoạch cán bộ giảng dạy đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học của mình. Các khoa, tổ tổ chức Hội nghị để thông qua đề cương chi tiết các đề tài và báo cáo trước Hội đồng khoa học của nhà trường xem xét và quyết định những đề tài có tính ứng dụng cao, cấp thiết và ra Quyết định cho phép triển khai nghiên cứu [H7.7.1.3].

Cuối mỗi năm học, nhà trường thành lập Hội đồng nghiệm thu các đề tài khoa học. Những đề tài đáp ứng được tiêu chuẩn xét duyệt nghiệm thu của trường sẽ được nghiệm thu và xếp loại [H7.7.1.4]. Kết quả nghiên cứu khoa học của nhà trường thể hiện ở danh mục các đề tài đã được triển khai và nghiệm thu theo năm học [H7.7.1.5]. Những đề tài có giá trị thực tiễn sẽ được nhà trường ra quyết định cho triển khai áp dụng để nâng cao chất lượng đào tạo của trường [H7.7.1.6].

Phòng Quản lý khoa học và hợp tác quốc tế của nhà trường đã chủ động tham mưu cho Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch, triển khai và phát triển các hoạt động KH&CN về các lĩnh vực trọng tâm đã góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường.

3. Tồn tại

Số đề tài nghiên cứu khoa học hàng năm của nhà trường còn ít.

Hướng nghiên cứu về “những vấn đề có tính chất thời sự của địa phương” vẫn chưa được coi trọng.

4. Kế hoạch hành động

Việc đổi mới chương trình và phương pháp dạy học đại học đã dần đi vào ổn định, nhà trường sẽ tăng cường hướng nghiên cứu “những vấn đề có tính chất thời sự của địa phương” vào trong kế hoạch nghiên cứu khoa học của trường.

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 7.2: Có chủ trương và tạo điều kiện cho cán bộ, giảng viên, nhân viên và người học tham gia nghiên cứu khoa học và phát huy sáng kiến

1. Mô tả

Cùng với việc động viên khuyến khích cán bộ, giảng viên tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn, nhà trường luôn có chủ trương và tạo điều kiện cho cán bộ, giảng viên, nhân viên và người học tham gia nghiên cứu khoa học và phát huy sáng kiến, kinh nghiệm để góp phần nâng cao chất lượng công tác đào tạo và quản lý. Những chủ trương và định hướng của nhà trường thể hiện trong Kế hoạch chiến lược phát triển trường, Kế hoạch công tác các năm học, Kế hoạch công tác NCKH hàng năm [H7.7.2.1], [H7.7.2.2], [H7.7.2.3] với các nội dung cơ bản là:

- Phát triển năng lực nghiên cứu cho cán bộ giảng viên.

- Tổ chức hội nghị, hội thảo chuyên môn, đăng cai tổ chức hội nghị, hội thảo mời các trường bạn, các đơn vị, tổ chức tham gia.

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách vừa khuyến khích vừa bắt buộc cán bộ giảng viên thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học. Có biện pháp và chế độ ưu đãi để thu hút sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học.

Việc khuyến khích tạo điều kiện của nhà trường còn thể hiện ở các quy định liên quan đến thanh quyết toán kinh phí và ứng dụng đề tài cho những người tham gia nghiên cứu khoa học.

là nhiệm vụ của giảng viên, ngoài chi định mức 150 tiết chuẩn cho mỗi đề tài nghiên cứu, nhà trường còn hỗ trợ một khoản kinh phí thực hiện công việc trên, từ 1- 4 triệu đồng; những đề tài có ý nghĩa thiết thực, có thể hỗ trợ hàng chục triệu đồng [H7.7.2.4].

2. Điểm mạnh

Nhà trường có chủ trương và tạo điều kiện cho cán bộ, giảng viên, nhân viên và người học tham gia nghiên cứu khoa học và phát huy sáng kiến để góp phần nâng cao chất lượng quản lý và đào tạo.

3. Tồn tại

Công tác nghiên cứu khoa học và phát huy sáng kiến kinh nghiệm còn hạn chế vì số lượng giảng viên và sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học chưa nhiều, kinh phí chi cho một đề tài được nghiệm thu còn ít. Số đề tài đăng ký cấp tỉnh, cấp bộ còn hạn chế.

4. Kế hoạch hành động

Nhà trường đang nghiên cứu điều chỉnh về kinh phí hỗ trợ nghiên cứu để khuyến khích cán bộ giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học và phát huy sáng kiến kinh nghiệm. Đặc biệt chú trọng đến các đề tài nghiên cứu có tính chất phạm vi rộng.

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 7.3: Có các kết quả nghiên cứu khoa học được ứng dụng vào việc nâng cao chất lượng dạy và học, quản lý của trường và các cơ sở giáo dục khác ở địa phương.

1. Mô tả

Hàng năm, sau khi được nghiệm thu thành công, những đề tài nghiên cứu khoa học mà kết quả có thể triển khai ứng dụng vào thực tiễn hoạt động của nhà trường đều được cho phép thử nghiệm và áp dụng đem lại những hiệu quả tốt về nâng cao chất lượng dạy, học và quản lý của trường [H7.7.3.1].

Các ứng dụng nghiên cứu khoa học của trường có thể chia thành 03 nhóm: Ứng dụng trong công tác quản lý; Đổi mới PPDH nâng cao chất lượng trong trường và nhà trường phổ thông và ứng dụng về giáo trình, tài liệu tham khảo.

1. Về lĩnh vực quản lý có các đề tài:

- "Nghiên cứu tâm lí, kỹ năng giao tiếp của cán bộ lãnh đạo quản lý tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế", đề tài cấp tỉnh năm

2010 của tác giả Hoàng Văn Bình, Trần Văn Thuận, Lê Kim Bá Yên, Nguyễn Thị Hiền [H7.7.3.2].

- “Xây dựng Website trường CĐSP Vĩnh Phúc” của hai tác giả Nguyễn Anh Tuấn – Hồ Ngọc Quý đã được ứng dụng làm trang web của chính nhà trường từ năm 2007 [H7.7.3.3].

- “Xây dựng phần mềm quản lý ngân hàng đề thi và đáp án ở trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Phúc” của tác giả Nguyễn Văn Thu được áp dụng thử nghiệm ở phòng Đào tạo và NCKH Năm học 2007 – 2008 [H7.7.3.4].

- “Một số biện pháp nâng cao năng lực quản lý cho người Hiệu trưởng trường THCS thuộc địa bàn thị xã Phúc Yên – tỉnh Vĩnh Phúc” của tác giả Phùng Quang Thơm [H7.7.3.5].

2. Về lĩnh vực đổi mới PPDH nâng cao chất lượng dạy học có các đề tài:

- “Ứng dụng công nghệ thông tin và phương tiện dạy học hiện đại vào soạn giáo án học phần Giáo dục môi trường ở Tiểu học” năm 2008 của tác giả Lương Thị Linh [H7.7.3.6].

- “Sử dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề trong dạy học phần Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam” của tác giả Phan Tự Hưng [H7.7.3.7].

3. Về lĩnh vực giáo trình, tài liệu tham khảo có các đề tài:

- “Hệ thống di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh ở Vĩnh Phúc” của tác giả Lê Kim Bá Yên sẽ được dùng làm tài liệu tham khảo chính cho sinh viên chuyên ngành Việt Nam học của trường [H7.7.3.8].

- “Xây dựng giáo trình Elearning môn Cấu trúc dữ liệu và giải thuật” của tác giả Lương Song Vân – Lương Vân Hà được dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên chuyên ngành Tin học ứng dụng của trường [H7.7.3.9].

2. Điểm mạnh

Nhà trường có các kết quả nghiên cứu khoa học được ứng dụng nâng cao chất lượng dạy học và đổi mới công tác quản lý của trường.

3. Tồn tại

Nhìn chung những kết quả nghiên cứu khoa học của trường mới chỉ được triển khai áp dụng trong việc nâng cao chất lượng dạy học và quản lý của nội bộ nhà trường, ít đề tài nào được áp dụng tại các cơ sở giáo dục khác ở địa phương.

Những năm học tới, nhà trường tiếp tục đẩy mạnh việc hợp tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học với các cơ sở giáo dục khác để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, quản lý và góp phần vào sự phát triển của địa phương.

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 7.4: Có các bài báo, công trình nghiên cứu khoa học đăng trên các tập san, các ấn phẩm khoa học; có các tài liệu, giáo trình phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của trường.

1. Mô tả

Nghiên cứu khoa học nếu kết hợp tốt với công tác tự bồi dưỡng, việc dạy học sẽ góp phần nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ giảng viên từ đó cải thiện chất lượng đào tạo của trường. Nhà trường luôn động viên, khuyến khích, có chính sách hỗ trợ cán bộ, giảng viên nghiên cứu và công bố các kết quả khoa học của mình trên các tập san, ấn phẩm khoa học chuyên ngành trong và ngoài nước [H7.7.4.1].

Trong các năm gần đây có nhiều giảng viên nhà trường đã có các công trình nghiên cứu, các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước:

Tạp chí quốc tế có 7 bài của Trần Thanh Tùng và Trịnh Văn Mừng [H7.7.4.2].

Tạp chí khoa học cấp ngành trong nước có 10 bài của Lê Kim Bá Yên, Nguyễn Quang Trung... [H7.7.4.3].

Tập san, kỷ yếu hội thảo trong nước, với các trường đại học, cao đẳng có 30 bài của nhiều CBGV [H7.7.4.4], trong đó có hàng chục báo cáo được các giảng viên nhà trường trực tiếp tham luận tại các hội thảo khoa học [H7.7.4.5].

Bên cạnh những nghiên cứu đăng tải trên tạp chí, các sản phẩm nghiên cứu khoa học của trường còn là những tài liệu, giáo trình trực tiếp phục vụ công tác đào tạo của trường. Ví dụ, đề tài “Hệ thống di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh ở Vĩnh Phúc” của tác giả Lê Kim Bá Yên” sẽ được dùng làm tài liệu tham khảo chính cho sinh viên chuyên ngành Việt Nam học của trường [H7.7.4.6]. Đề tài “Xây dựng giáo trình Elearning môn Cấu trúc dữ liệu và giải thuật” của hai tác giả: Lương Song Vân – Lương Vân Hà sẽ được dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên chuyên ngành Tin học ngoài sư phạm của trường [H7.7.4.7]. Đề tài “Biên soạn tập bài giảng Kỹ thuật giảng dạy tiếng Anh 1” của tác giả Lương Văn Minh sẽ được dùng làm giáo trình

cho sinh viên chuyên ngành sư phạm tiếng Anh của trường [H7.7.4.8]. Trong năm học 2012-2013, nhà trường phối hợp với NXB Giáo dục biên soạn và in ấn 4 tập bài giảng (tương đương như giáo trình lưu hành nội bộ) sử dụng làm tài liêu giảng dạy và học tập cho CBGV và sinh viên [H7.7.4.9].

2. Điểm mạnh

Cán bộ giảng viên của nhà trường đã có một số công trình nghiên cứu đăng trên các tập chí chuyên ngành và những tập san, ấn phẩm khoa học của cả trong và ngoài nước. Một số đề tài nghiên cứu khoa học đã được áp dụng trở thành các tài liệu, giáo trình phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của trường.

3. Tồn tại

Số lượng các công trình nghiên cứu, bài báo cũng như số lượng CBGV tham gia viết bài ít. .

Các đề tài về viết giáo trình còn ít do thiếu số tiến sỹ chủ trì (theo điều kiện quy định), đồng thời kinh nghiệm chuyên môn, kiến thức, kỹ năng về việc thiết kế xây dựng giáo trình của giảng viên còn yếu và thiếu.

4. Kế hoạch hành động

Những năm học tới nhà trường đưa tiêu chí “có bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành” vào trong bộ tiêu chí đánh giá và công nhận giảng viên giỏi cấp trường, tính giờ nghiên cứu khoa học để khuyến khích giảng viên có khả năng tham gia nghiên cứu khoa học.

Tổ chức các buổi semina về các nguyên tắc viết giáo trình trong nội bộ trường để bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho giảng viên.

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 7.5: Có các hoạt động kết hợp nghiên cứu khoa học với đào

tạo; có các hoạt động về quan hệ quốc tế. Kết quả của các hoạt động khoa

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĨNH PHÚC NĂM 2013 (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w