GIẢNG VIÊN VÀ NHÂN VIÊN

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĨNH PHÚC NĂM 2013 (Trang 67)

5. Đánh giá: Đạt

GIẢNG VIÊN VÀ NHÂN VIÊN

Về cơ bản, đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên của trường hiện nay đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng và ngày càng được trẻ hóa, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học của trường. Nhà trường đã thực hiện có hiệu quả nhiều biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên. Trường đã thường xuyên tổ chức, kiểm tra đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên, quan tâm đổi mới PPDH, đổi mới phương pháp đánh giá kết quả của người học, tạo được sự chuyển biến tích cực trong hoạt động đào tạo của trường.

Tiêu chí 5.1: Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên thực hiện các nghĩa vụ và được đảm bảo các quyền theo quy định của Điều lệ trường cao đẳng.

1. Mô tả

Căn cứ Điều lệ trường cao đẳng, nhà trường đã có văn bản phân công nhiệm vụ cho cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên. Trong Quy chế làm việc của Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc ban hành theo Quyết định 198/QĐ-CĐVP ngày 18 tháng 5 năm 2011 có quy định rõ quyền hạn trách nhiệm của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng; trưởng, phó khoa, phòng; tổ trưởng, tổ phó tổ chuyên môn, giảng viên, cán bộ nhân viên [H5.5.1.1], [H5.5.1.2].

Hàng năm, nhà trường đã xây dựng phương hướng nhiệm vụ công tác được thông qua tại Hội nghị CNVC vào đầu mỗi năn học [H5.5.1.3]. Việc xây dựng các kế hoạch và nhiệm vụ năm học của trường đều được mọi thành viên trong nhà trường từ lãnh đạo trường, phòng, khoa, tổ đến giảng viên, cán bộ nhân viên đóng góp ý kiến [H5.5.1.4]. Nhà trường có kế hoạch công tác tháng và Lịch công tác tuần cụ thể hóa nhiệm vụ năm học để lãnh đạo, giảng viên, cán bộ, nhân viên thực hiện hàng tháng, hàng tuần [H5.5.1.5].

Cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên được bố trí công tác theo đúng chuyên ngành được đào tạo, phù hợp với sở trường và năng lực công tác của bản thân; được chủ động lựa chọn phương pháp và phương tiện dạy học [H5.5.1.6].

Cán bộ, giảng viên có quyền và có nghĩa vụ tham gia nghiên cứu khoa học. Hàng năm nhà trường có kế hoạch cụ thể để triển khai công tác này một cách khoa học (cán bộ, giảng viên đăng kí; Hội đồng khoa học trường duyệt, ra quyết định thực hiện; cá nhân triển khai; Hội đồng khoa học nghiệm thu và chỉ đạo ứng dụng trong thực tiễn dạy, học và công tác). Nhà trường đã kịp thời có chế

độ bồi dưỡng để động viên cán bộ viên chức tham gia nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng công tác này [H5.5.1.7].

Cán bộ, giảng viên, nhân viên còn được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần theo chế độ chính sách quy định của Nhà nước. Giảng viên được nghỉ hè, nghỉ Tết, nghỉ lễ theo quy định của nhà nước và của ngành Giáo dục. Hàng tháng, toàn thể cán bộ, giảng viên, nhân viên đều được hưởng tiền thu nhập tăng thêm; các ngày lễ, tết cũng được nhận tiền từ tiết kiệm chi ngân sách và quỹ tự có của nhà trường [H5.5.1.8]; giảng viên dạy vượt định mức được chi trả thừa giờ theo Quy chế chi tiêu nội bộ.

Giảng viên, cán bộ, nhân viên được tham gia thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường. Những kế hoạch, nhiệm vụ năm học hàng năm của nhà trường đều được thông qua ở phòng, khoa, tổ, giảng viên, cán bộ, nhân viên đóng góp ý kiến và tham luận trong hội nghị công nhân viên chức [H5.5.1.9]. Trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của Nhà trường, nếu có ý kiến thắc mắc, giảng viên, cán bộ, nhân viên có quyền gửi ý kiến của mình lên thanh tra các cấp theo quy định. Thanh tra nhân dân, phòng Thanh tra (trước đây là tổ) báo cáo lãnh đạo, tiến hành thanh tra và trả lời theo đúng chức năng, nhiệm vụ. Hàng năm ban thanh tra báo cáo hoạt động thanh tra trong năm về việc nhà trường thực hiện các quyền lợi và nghĩa vụ của cán bộ, giảng viên, nhân viên

[H5.5.1.10].

2. Điểm mạnh

Cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên nhà trường thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ theo quy định.

Nhà trường đã thực hiện tốt việc phân công nhiệm vụ, đảm bảo các quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp về vật chất và tinh thần của cán bộ quản lý, giảng viên nhân viên đúng quy chế, quy định.

3. Tồn tại

Việc thanh toán các chế độ về lương một số tháng, chi trả tiền thừa giờ cho CBVC còn chậm; chậm điều chỉnh Quy chế chi tiêu nội bộ.

4. Kế hoạch hành động

Nhà trường chỉ đạo rà soát, điều chỉnh Quy chế chi tiêu nội bộ ngay từ quý I hàng năm.

Lương trả trước ngày mùng 10 hàng tháng; thừa giờ trả váo quý IV hàng năm.

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 5.2. Có chủ trương, kế hoạch và biện pháp tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giảng viên, cán bộ và nhân viên tạo điều kiện cho họ tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ ở trong nước và ở nước ngoài, chú trọng đào tạo và phát triển các giáng viên trẻ.

1. Mô tả

Căn cứ vào kế hoạch và qui mô đào tạo các ngành của trường theo nhu cầu xã hội, căn cứ kế hoạch chỉ tiêu biên chế của tỉnh, hàng năm nhà trường có kế hoạch báo cáo UBND tỉnh và Sở Giáo dục – Đào tạo để tuyển dụng cán bộ, giảng viên, nhân viên phù hợp tình hình thực tế. Đến nay, về cơ bản trường đã có đủ đội ngũ cán bộ, giảng viên , nhân viên đảm bảo về chất lượng đáp ứng yêu cầu đào tạo. Phấn đấu tiếp tục nâng cấp về đội ngũ để có thể đáp ứng tiêu chuẩn trở thành trường Đại học của tỉnh vào năm 2015 [H5.5.2.1], [H5.5.2.2].

Nhà trường cũng có chủ trương, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ viên chức góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của trường: Mở lớp Đại học Tiếng Anh văn bằng hai, lớp bồi dưỡng Tin học, các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lí và LLDH tại trường cho cán bộ giảng viên [H5.5.2.3]; [H5.5.2.4]; cử cán bộ đi tập huấn ở nước ngoài [H5.5.2.5]; cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn về nội dung, phương giảng dạy do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức; cử cán bộ nhân viên học các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện, điện, quản lí web site… [H5.5.2.6], [H5.5.2.7].

Giảng viên được tham dự các Hội thảo khoa học, Hội thi giảng viên giỏi các cấp nhằm học hỏi, giao lưu về chuyên môn nghiệp vụ [H5.5.2.8].

Nhà trường có kế hoạch khuyến khích cán bộ giảng viên đi học cao học, làm nghiên cứu sinh trong và ngoài nước để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ nhằm phục vụ nhà trường lâu dài, đặc biệt là đội ngũ giáo viên trẻ [H5.5.2.9]. Ngoài khoản kinh phí hỗ trợ của tỉnh, nhà trường còn tạo điều kiện hỗ trợ cán bộ viên chức khi làm luận văn, luận án cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ.

Nhà trường chú trọng đào tạo và phát triển giảng viên trẻ. Giảng viên độ tuổi dưới 30 có 31 chiếm 22,3%, từ 31-40 có 76 chiếm 54,7% số giảng viên toàn trường.

Giảng viên trẻ có năng lực, có phẩm chất đạo đức tốt được quy hoạch, bồi dưỡng đề bạt vào hàng ngũ lãnh đạo trường, phòng, khoa, tổ, trung tâm. Hiện

nay, tổng số lãnh đạo trường và các đơn vị có 29 người, trong đó có 01 người ở độ tuổi dưới 30, 12 người độ tuổi từ 30 - 40 chiếm 44,8% [H5.5.2.10].

2. Điểm mạnh

Việc tuyển dụng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giảng viên được thực hiện có kế hoạch, có tiêu chí, thường xuyên, liên tục.

Có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện để cán bộ viên chức được đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; nhiều giảng viên trẻ được khen thưởng, đề bạt.

3. Tồn tại

Một số trường hợp tuyển dụng giảng viên, nhân viên chưa đáp ứng được yêu cầu công việc.

Một số giảng viên, nhân viên trẻ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ (đặc biệt là các tiến sỹ) không ở lại công tác tại trường.

4. Kế hoạch hành động

Ban hành quy trình tuyển dụng, thành lập các Hội đồng tuyển dụng đúng thành phần, có năng lực và uy tín để nâng cao chất lượng giảng viên, nhân viên được tuyển.

Có cơ chế đãi ngộ để thu hút giảng viên trình độ cao, đồng thời có quy chế xử lí đúng mức với các trường hợp bỏ việc, bỏ trường sau khi được đào tạo, bồi dưỡng.

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 5.3: Có đủ số lượng giảng viên để thực hiện chương trình giáo dục và nghiên cứu khoa học, đạt mục tiêu của chiến lược phát triển giáo dục nhằm giảm tỷ lệ trung bình sinh viên trên giảng viên.

1. Mô tả

Đội ngũ giảng viên là có vai trò then chốt trong quá trình đạo tạo của nhà trường. Hàng năm nhà trường tuyển sinh các ngành đã đào tạo hoặc mở mã ngành mới dựa trên cơ sở số giảng viên cơ hữu, các điều kiện đảm bảo chất lượng theo Thông tư 08 của Bộ. Một số học phần đặc thù thiếu giảng viên, nhà trường hợp đồng cơ hữu với giảng viên các trường bạn có đủ năng lực về nghiệp vụ và kiến thức chuyên môn. Do đó nhà trường có đủ số giảng viên để hoàn thành nhiệm vụ đào tạo. [H5.5.3.1].

Căn cứ vào số ngành đào tạo (số lớp), số học sinh sinh viên, số giảng viên và kế hoạch đào tạo cho 1 lớp trong một năm học (Bình quân 900 tiết học/lớp/năm) ta có số liệu thống kê:

Năm học Số HSSV Số lớp Tổng số giờ dạy Số GV Số giờ dạy BQ Số HSSV/GV Chưa QĐ Đã QĐ 2008 -2009 2533 64 57600 (107)133 413 19.0 13.2 2009-2010 2617 59 53100 (109)130 422 20.1 14.2 2010-2011 3148 62 55800 (118)141 421 22.3 15.2 2011-2012 3767 74 66600 (119)145 466 26.0 17.1 2012-2013 5350 86 77400 (133)150 516 35.7 21.4

Cột số GV: Phần trong ngoặc là số GV của trường chưa kể thỉnh giảng. Bảng thống kê cho thấy nhà trường có đủ giảng viên để thực hiện chương trình giáo dục và nghiên cứu khoa học (theo Hướng dẫn số 351 của nhà trường cụ thể hóa Quy định 64 của Bộ về chế độ làm việc thì số giờ công tác quy chuẩn bình quân của CBGV nhà trường là 540 tiết/năm, trong đó giảng dạy 280t, NCKH 150t, các hoạt động khác 110t) [H5.5.3.2].

Do có đủ số lượng, cơ cấu nên giảng viên được phân công giảng dạy các học phần của trường phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ đào tạo.

Đồng thời với giảng dạy, giảng viên còn tham gia thực hiện các đề tài NCKH cấp tỉnh, cấp trường, cấp khoa, viết tham luận cho nhiều hội thảo khoa học các cấp [H5.5.3.3], [H5.5.3.4].

2. Điểm mạnh

Đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, có năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ hoàn thành nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học; tỉ lệ trung bình sinh viên /giảng viên, số giờ dạy bình quân của CBGV đáp ứng các quy định hiện hành.

3. Tồn tại

Số lượng giảng viên có trình độ tiến sĩ còn ít; năng lực NCKH của giảng viên còn hạn chế.

Động viên, tạo điều kiện để nhiều giảng viên đi học thạc sỹ; có quy hoạch giảng viên làm nghiên cứu sinh theo ngành chuyên môn, theo các đơn vị phòng, khoa, tổ.

Soạn thảo quy chế quy định rõ các điều kiện tham gia NCKH, quyền lợi, nghĩa vụ để giảng viên tích cực NCKH.

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 5.4: Đội ngũ giảng viên đảm bảo trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định. Giảng viên dạy theo chuyên môn được đào tạo; đảm bảo cơ cấu chuyên môn và trình độ theo quy định; có trình độ ngoại ngữ tin học đáp ứng yêu cầu về nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học.

1. Mô tả

Đội ngũ giảng hầu hết học đại học chính quy tập trung. Tính đến 31/12/2013 toàn trường có 189 CBVC, trong đó 139 giảng viên (03 tiến sỹ, 86 thạc sỹ, 50 cử nhân), số CBGV có trình độ trên đại học chiếm 47% tổng số CBVC, chiếm 64% tổng số giảng viên. Giảng viên của trường ở các môn khoa học cơ bản: Văn, Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Tin học, Ngoại ngữ, Mỹ thuật, Âm nhạc, Tiếng Anh…đáp ứng được yêu cầu đào tạo các ngành thuộc khối ngành sư phạm và phần lớn các học phần thuộc ngành ngoài sư phạm như Tin học, Ngoại ngữ, Kế toán, Lưu trữ học, Khoa học thư viện….Những chuyên ngành còn thiếu giảng viên, nhà trường hợp đồng thỉnh giảng với các giảng viên ở các trường đại học, cao đẳng có chuyên môn và trình độ đảm bảo theo quy chế [H5.5.4.1], [H5.5.4.2].

Trên cơ sở thực tế đội ngũ, nhà trường chỉ đạo các Khoa, Tổ chuyên môn nghiên cứu chương trình để phân công giảng dạy vừa đảm bảo mặt bằng lao động, vừa phù hợp chuyên môn được đào tạo [H5.5.4.3].

Đội ngũ giảng viên nhà trường 100% được đào tạo và bồi dưỡng về tin học, có thể sử dụng tin học thành thạo, đáp ứng tốt yêu cầu đào tạo, nghiên cứu khoa học; giảng viên có trình độ thạc sỹ chiếm 64% tổng số giảng viên, có trình độ C Tiếng Anh, Nga. Năm 2011, nhà trường kết hợp với Đại học Ngoại ngữ- ĐHQG Hà Nội mở lớp đại học văn bằng 2 Tiếng Anh cho 41 giảng viên của nhà trường [H5.5.4.4]. Giảng viên Tiếng Anh có chuyên môn đáp ứng được nhu cầu đào tạo các lớp chuyên và không chuyên Tiếng Anh, đạt kết quả khá cao qua kết quả khảo sát theo yêu cầu của Bộ GD & ĐT [H5.5.4.5].

Đội ngũ giảng viên đảm bảo trình độ chuẩn của giảng viên trường cao đẳng, đáp ứng việc giảng dạy theo chuyên môn được đào tạo; đảm bảo cơ cấu chuyên môn và trình độ theo quy định; phần lớn cán bộ giảng viên có trình độ tin học tốt đáp ứng yêu cầu về nhiệm vụ.

3. Tồn tại

Trình độ ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu giảng dạy và NCKH của nhiều giảng viên còn hạn chế.

4. Kế hoạch hành động

Từ năm học 2013-2014, Nhà trường tiếp tục xây dựng kế hoạch tạo điều kiện để giảng viên đi học sau đại học, giao nhiệm vụ cho các đơn vị cử người làm nghiên cứu sinh.

Mở các lớp bồi dưỡng, nâng cao trình độ ngoại ngữ để giảng viên sử dụng ngoại ngữ tốt hơn trong giảng dạy, NCKH.

5. Tự đánh giá : Đạt

Tiêu chí 5.5: Đội ngũ giảng viên đảm bảo cân bằng về kinh nghiệm công tác và trẻ hoá đội ngũ.

1. Mô tả

Từ ngày thành lập đến nay và đặc biệt từ năm học 2008-2009, nhà trường đã có kế hoạch và biện pháp để có đội ngũ giảng viên đảm bảo có đủ trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác và ngày càng trẻ hoá. Các biện pháp chủ yếu là: Tuyển dụng giảng viên mới đủ tiêu chuẩn, bồi dưỡng đội ngũ tại trường và cử giảng viên đi đào tạo trong và ngoài nước, tổ chức tham quan học tập và trao đổi kinh nghiệm tại các trường đại học, cao đẳng trong nước và quốc tế

[H5.5.5.1], [H5.5.5.2]. [H5.5.5.3]

Ngày mới thành lập, số giảng viên được tuyển dụng chủ yếu là giáo viên từ các trường Trung học phổ thông, đại học có đủ các tiêu chuẩn cần thiết. Những năm gần đây nhà trường đã tuyển mới nhiều giảng viên trẻ, tốt nghiệp đại học hệ chính quy từ loại khá trở lên, ưu tiên người có bằng sau đại học.

Năm học Tổng số CBVC

Trong đó giảng viên Tổn

g số

Tiến sỹ

Thạc

sỹ Phân chia theo độ tuổi

TS nữ TS TS TS <30 31-35 36-40 41-45 46-50 51-55 56-60 2008-2009 137 71 107 50 32 23 22 7 6 10 7 2009-2010 143 79 109 2 50 35 34 14 5 6 8 7 2010-2011 156 89 118 2 58 40 41 14 2 9 6 6 2011-2012 174 105 119 2 60 45 29 29 3 3 6 4 2012-2013 183 112 133 4 65 37 28 40 8 8 6 6

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĨNH PHÚC NĂM 2013 (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w