11 Có khả năng làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 140 99.3 10.7 12 Có khả năng tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp14099.310
TIÊU CHUẨN 10: QUAN HỆ GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ XÃ HỘ
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của Tỉnh ủy, UBND, trực tiếp là Sở Giáo dục - Đào tạo, sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành đoàn thể trong tỉnh, sự chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Nhà trường có quan hệ gắn bó với các tổ chức, đoàn thể, cơ quan và các đơn vị bạn trong và ngoài tỉnh, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - chính trị văn hóa, xã hội ở địa phương nhằm mở rộng quan hệ và nâng cao vị thế của trường.
Nhà trường thường xuyên phối hợp với các cấp chính quyền, tổ chức chính trị, đoàn thể xã hội địa phương liên quan tổ chức tốt các hoạt động thông tin tuyên truyền với hình thức, nội dung đa dạng, phong phú phù hợp với mục tiêu đào tạo của nhà trường; Thông qua việc trao đổi thông tin, kinh nghiệm, tham gia hội thảo, tăng cường sự hiểu biết và thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp giữa nhà trường với chính quyền, các ban ngành đoàn thể, cơ quan hữu quan trong và ngoài tỉnh.
Nhà trường tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, TDTT, thông tin đại chúng, phối hợp chặt chẽ với chính quyền và các cơ quan đoàn thể ở địa phương nhằm thực hiện tốt các hoạt động văn hóa-xã hội.
Tiêu chí 10.1: Thiết lập được các mối quan hệ giữa nhà trường với các cơ sở văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao, thông tin đại chúng ở địa phương.
1. Mô tả
Nhà trường thường xuyên phối hợp với các cơ sở văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao, thông tin đại chúng ở địa phương tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao. Trong kỳ SEAGAMES 22 được tổ chức tại Việt Nam, các giảng viên và sinh viên chuyên ngành tiếng Anh của trường đã tình nguyện tham gia làm phiên dịch cho các đoàn nước ngoài tham gia nội dung tại nhà thi đấu thành phố Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc [H10.10.1.1]. Giảng viên của trường đã tham gia cuộc thi Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và đạt giải nhì tỉnh [H10.10.1.2]. Trường cũng phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức diễn đàn "Tuần lễ toàn cầu hành động giáo dục cho mọi người"; phối hợp với Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức “Ngày thơ Việt Nam”; mời nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm nói chuyện về thơ ca cách mạng và chiếu phim "Mùi cỏ cháy", “Hoàng thành Thăng Long” [H10.10.1.3], [H10.10.1.4].
Nhà trường đã chủ động phối hợp tổ chức và tham gia nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao trong và ngoài tỉnh: tham gia hội khỏe Phù đổng, Hội giao lưu các trường ĐHCĐ cụm Trung Bắc; Tham gia các chương trình, các ngày lễ, kỷ niệm lớn do thị xã Phúc Yên tổ chức [H10.10.1.5] [H10.10.1.6].
Phối hợp với các cơ quan thông tin tuyên truyền như: Đài truyền hình, Báo địa phương thông báo chỉ tiêu tuyển sinh, kết quả tuyển sinh cho học sinh phổ thông hàng năm [H10.10.1.7]. Các kỳ thi tuyển sinh, các ngày lễ lớn, các hoạt động quan trọng của nhà trường như: khai giảng năm học, lễ đón nhận Huân chương lao động; các Hội nghị, hội thảo khoa học đều có phóng viên báo đài địa phương đưa tin [H10.10.1.8].
2.Điểm mạnh
Nhà trường đã thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ với các cơ sở văn hoá, nghệ thuật, TDTT, cơ quan thông tin đại chúng, với chính quyền và các cơ quan đoàn thể ở địa phương để triển khai thực hiện các hoạt động văn hoá - xã hội góp phần tạo môi trường giáo dục lành mạnh cho sinh viên, thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ của nhà trường, gắn nhà trường với xã hội.
3. Tồn tại
Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao của nhà trường với các cơ sở văn hóa, nghệ thuật, TDTT chưa thường xuyên. Việc đầu tư cho các hoạt động văn hoá, văn nghệ, TDTT còn hạn chế do điều kiện về nguồn tài chính.
4.Kế hoạch hành động
Nhà trường sẽ tích cực tìm kiếm thêm các nguồn thu để hỗ trợ đắc lực hơn đối với các hoạt động giao lưu văn hoá, nghệ thuật, thể dục thể thao của cán bộ công nhân viên và sinh viên. Thường xuyên tổ chức giao lưu văn hóa, văn nghệ, TDTT với nội dung và hình thức đa dạng, phong phú hơn.
5. Tự đánh giá: Đạt
Tiêu chí 10.2: Thiết lập được mối quan hệ giữa nhà trường với chính quyền và các cơ quan đoàn thể ở địa phương để thực hiện các hoạt động văn hóa xã hội.
1. Mô tả
Căn cứ vào kế hoạch chung và yêu cầu của các cấp, nhà trường xây dựng kế hoạch, xây dựng chương trình công tác, phói hợp giữa nhà trường với chính
quyền và các cơ quan đoàn thể ở địa phương để thực hiện các hoạt động văn hóa xã hội [H10.10.2.1]. Cụ thể một số hoạt động:
Tham gia Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc 2012: Hội trại, Thi Tiếng hát học sinh sinh viên [H10.10.2.2].
Tham gia các chương trình, các cuộc vận động nhân đạo từ thiện, đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn: ủng hộ đồng bào lũ lụt, CBVC-HSSV nghéo, nạn nhân chất độc màu da cam, phong trào đền ơn đáp nghĩa ... [H10.10.2.3].
Đoàn Thanh niên nhà trường đã phối hợp tổ chức phong trào sinh viên tình nguyện hè về cơ sở giúp nhân dân các vùng khó khăn, tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường, đảm bảo trật tự an toàn giao thông, tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội [H10.10.2.4].
Phối hợp chặt chẽ với Công an thị xã Phúc Yên, đặc biệt là Công an phường Trưng Nhị quản lý tốt sinh viên, nhất là sinh viên ngoại trú rất có hiệu quả, góp phần giữ gìn trật tự an ninh địa phương [H10.10.2.5].
Hàng năm tổ chức vận động CBVC, HSSV thực hiện có hiệu quả cao các chương trình hiến máu nhân đạo được Đảng và chính quyền đoàn thể nơi sở tại ghi nhận [H10.10.2.6].
2. Điểm mạnh
Nhà trường thiết lập được mối quan hệ với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các Sở, ban ngành của tỉnh và Sở Giáo dục- Đào tạo, các cơ quan ban ngành thị xã Phúc Yên, làm tốt các hoạt động văn hóa xã hội. Các hoạt động này được duy trì thường xuyên và đem lại hiệu quả thiết thực, được chính quyền và nhân dân địa phương hoan nghênh. Nhà trường cũng đã phối hợp với chính quyền địa phương để đảm bảo trật tự an ninh, đảm bảo môi trường học tập, ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào học đường, xây dựng nhà trường thành một trung tâm văn hoá, giáo dục và khoa học của địa phương.
3. Tồn tại
Mối quan hệ với chính quyền, các cơ quan đoàn thể ở địa phương chưa được triển khai một cách chủ động. Việc tổ chức rút kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả hoạt động văn hóa xã hội chưa kịp thời.
4. Kế hoạch hành động
Chủ động tăng cường xây dựng, củng cố mối quan hệ giữa nhà trường với chính quyền và các cơ quan đoàn thể ở địa phương để thực hiện hoạt động
văn hóa xã hội thể hiện ở việc lập các kế hoạch phối hợp cụ thể, tổ chức rút kinh nghiệm thường xuyên, kịp thời các hoạt động.
5. Tự đánh giá: Đạt
KẾT LUẬN VỀ TIÊU CHUẨN 10
Nhà trường có quan hệ gắn bó với các tổ chức, đoàn thể, cơ quan và các đơn vị bạn trong và ngoài tỉnh, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - chính trị văn hóa, xã hội ở địa phương nhằm mở rộng quan hệ và nâng cao vị thế của trường. Nhà trường đã thường xuyên phối hợp với các cấp chính quyền, tổ chức chính trị, đoàn thể xã hội địa phương liên quan tổ chức tốt các hoạt động thông tin tuyên truyền, tham gia các hoạt động văn hóa-xã hội, TDTT....
Tuy nhiên, trong thời gian tới, nhà trường tiếp tục chủ động xây dựng các mối quan hệ, đa dạng hoá các hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ thuật, TDTT với các cơ quan đoàn thể ở trung ương và địa phương. Trong quá trình thực hiện cần tổ chức rút kinh nghiệm thường xuyên, kịp thời để cùng với địa phương thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao.
PHẦN IV: KẾT LUẬN CHUNG
Qua quá trình tự đánh giá chất lượng giáo dục của trường, Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc rút ra một số kết luận sau đây: