TIÊU CHUẨN 6: NGƯỜI HỌC

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĨNH PHÚC NĂM 2013 (Trang 78)

5. Đánh giá: Đạt

TIÊU CHUẨN 6: NGƯỜI HỌC

Tiêu chí 6.1: Người học được hướng dẫn đầy đủ về chương trình giáo dục, kiểm tra đánh giá và quy định trong quy chế đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

1. Mô tả

Hàng năm, vào đầu các năm học, bằng nhiều con đường khác nhau, đã phổ biến đến sinh viên các quy định liên quan theo quy chế, đặc biệt trong “Tuần sinh hoạt công dân học sinh, sinh viên”, nhà trường có kế hoạch và nội dung cụ thể hướng dẫn cho sinh viên về chương trình giáo dục, các quy định về kiểm tra đánh giá và những quy định trong Quy chế đào tạo, quy chế HSSV của Bộ Giáo dục và Đào tạo [H6.6.1.1], [H6.6.1.2].

Nhà trường đã ra các quyết định ban hành chương trình, kế hoạch đào tạo của từng ngành học. Trong từng chương trình có nội dung đầy đủ về mục tiêu giáo dục về kiến thức, kỹ năng và thái độ, tổng số đơn vị học trình, khối lượng kiến thức môn chung, kiến thức môn cơ sở ngành, kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và danh sách các học phần được sắp xếp theo học kỳ cho cả khoá học. Từ chương trình này, giảng viên của học phần nào biên soạn đề cương chi tiết của học phần đó. Đề cương chi tiết của học phần tuân theo các mục: Tên học phần, số đơn vị học trình, số tiết lý thuyết, thực hành, mục tiêu học phần, tài liệu học tập, nội dung chi tiết, phương pháp kiểm tra đánh giá...để giảng viên, sinh viên cùng biết và thực hiện. Mỗi sinh viên đều được cung cấp chương trình này để học tập [H6.6.1.3], [H6.6.1.4].

Cán bộ phòng Đào tạo, Phòng công tác sinh viên, các khoa được giao nhiệm vụ phổ biến về chương trình giáo dục, quy chế để sinh viên hiểu được mục tiêu đào tạo các ngành nghề trong trường, các quy định liên quan tới việc học, thi, lên lớp ở lại, tốt nghiệp và xét tốt nghiệp, xử lí vi phạm trong Quy chế Đào tạo ban hành theo Quyết định số 25/2006/QĐ-BGDĐT ngày 26 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sinh viên còn được phổ biến về Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo của nhà trường nhằm cụ thể hóa Quy chế 25 để toàn thể SV biết và thực hiện. Những nội dung quan trọng trong quy chế, có liên quan thường xuyên, trực tiếp đến SV được nhà trường cung cấp đầy đủ bằng văn bản. [H6.6.1.5].

Kết thúc “Tuần sinh hoạt công dân học sinh, sinh viên” mỗi năm, nhà trường đều tổ chức cho sinh viên viết bài thu hoạch để đánh giá mức độ, hiệu quả học tập. Bài thu hoạch được chấm điểm, đánh giá cho thấy các em đã nắm được các nội dung cơ bản trong quy chế đào tạo [H6.6.1.6].

2. Điểm mạnh

Sinh viên được học tập và cung cấp đầy đủ tài liệu về Quy chế đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo của nhà trường. Sinh viên vào trường biết được những tiêu chí về chuẩn nghề nghiệp mình học để sau khi ra trường có thể đáp ứng được các yêu cầu của nhà tuyển dụng.

3. Tồn tại

Sinh viên chưa nắm được kế hoạch đào tạo cả 6 kỳ ngay từ đầu khóa học để biết và chủ động hơn trong học tập từng học kì.

Giảng viên chậm phổ biến đề cương chi tiết từng môn học đến sinh viên.

4. Kế hoạch hành động

Nhà trường giao cho các khoa cung cấp Kế hoạch đào tạo 6 kì cho sinh viên các ngành do khoa quản lí ngay khi sinh viên nhập trường, có yêu cầu sinh viên xây dựng kế hoạch học tập từng năm, toàn khóa.

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 6.2. Người học được đảm bảo các chế độ chính sách xã hội và được chăm sóc sức khoẻ định kỳ, được tạo điều kiện hoạt động, tập luyện văn nghệ, TDTT, được đảm bảo an toàn trong khuôn viên nhà trường, được tư vấn việc làm và các hình thức hỗ trợ khác.

1. Mô tả

Vào đầu năm học, nhà trưòng giao cho Phòng Công tác sinh viên phổ biến các quy định của nhà nước về việc hướng dẫn thực hiện trợ cấp xã hội và cấp học bổng khuyến khích học tập. Sinh viên được học tập về các chế độ chính sách của Nhà nước đối với sinh viên; Sinh viên cũng được hướng dẫn các thủ tục làm hồ sơ để hưởng chế độ trợ cấp xã hội [H6.6.2.1], [H6.6.2.2], [H6.6.2.3]. Sinh viên thuộc đối tượng trợ cấp xã hội (con dân tộc thiểu số ở vùng núi cao, con mồ côi cả cha lẫn mẹ, hộ gia đình nghèo, người tàn tật) có giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền và viết đơn xin hưởng trợ cấp xã hội. Nhà trường lập danh sách thông báo cho khoa và sinh viên được biết [H6.6.2.4]. Sau 1 tuần, nếu không có ý kiến gì thắc mắc, sinh viên sẽ được nhận trợ cấp xã hội cùng với những sinh viên được nhận học bổng. Trợ cấp xã hội thực hiện 1 năm nhận 2 lần vào cuối mỗi kỳ; số tháng được hưởng 12 tháng/năm [H6.6.2.5]. Ngoài ra, cũng đã thực hiện tốt các quy định và hướng dẫn sinh viên thực hiện đầy đủ các quy định trong chính sách vay vốn ưu đãi,...

Nhà trường luôn quan tâm tới việc chăm sóc sức khỏe cho sinh viên. Sinh viên sau khi nhập học được nhà trường tổ chức khám sức khoẻ đầu khoá [H6.6.2.6]. Những sinh viên yếu sức khoẻ, hoặc dị tật, tàn tật được tư vấn phù hợp để có thể học tập tại trường. Bộ phận Y tế học đường có nhiệm vụ sơ cứu ban đầu và cấp phát thuốc cho CBVC và học sinh, sinh viên khi bị ốm hoặc bị chấn thương [H6.6.2.7]. Sinh viên được mua bảo hiểm y tế theo quy định để khám chữa bệnh và kiểm tra sức khoẻ [H6.6.2.8].

Nhà trường có đầy đủ hệ thống sân bãi, CSVC, các dụng cụ để thực hiện các hoạt động giảng dạy môn GDTC cũng như các họat động văn hóa, văn nghệ, TDTT rèn luyện sức khỏe cho CBVC, HSSV. Các khoa, Đoàn TNCS HCM và Phòng Công tác sinh viên thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ TDTT nhân các ngày lễ, ngày truyền thống, nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao đời sống tinh thần của sinh viên, góp phần đẩy mạnh hiệu quả học tập và đào tạo của nhà trường [H6.6.2.9]. Bên cạnh những hoạt động tại trường nhà trường còn tổ chức nhiều hoạt động giao lưu ngoài trường như giao lưu văn nghệ, TDTT với các trường, các đơn vị đóng trên địa bàn tỉnh, địa bàn thị xã Phúc Yên, tham gia giao lưu các trường đại học, cao đẳng cụm Trung Bắc. [H6.6.2.10].

Học sinh, sinh viên luôn được bảo vệ an toàn trong khuôn viên nhà trường. Trường hợp đồng với Công ty vệ sỹ Hoàng Sơn thực hiện công tác bảo vệ, tuần tra cảnh giác 24/24 giờ để đảm bảo về trật tự an toàn và an ninh trong nhà trường [H6.6.2.11]. Học sinh, sinh viên khi vào trường đều phải tuân thủ theo những nội quy, quy chế của nhà trường. Những học sinh vi phạm về an ninh, trật tự đều bị xử lý nghiêm.

Nhà trường ký hợp đồng với công an phường Trưng Nhị để đảm bảo an toàn trật tự xã hội và an ninh trong trường [H6.6.2.12]. Nhà trường có đội PCCC nòng cốt là CBVC được tập huấn chuyên môn nghiệp vụ do Công an tỉnh hướng dẫn hàng năm và có đủ các phương tiện thông dụng để thực hiện phòng cháy, chữa cháy tại chỗ, xử lý kịp thời và hiệu quả khi có sự cố xẩy ra [H6.6.2.13].

Sau khi sinh viên tốt nghiệp ra trường, nhà trường chuyển danh sách về Sở GD-ĐT để Sở Giáo dục – Đào tạo có kế hoạch tuyển dụng. Nhà trường còn tham gia hội chợ việc làm hàng năm do tỉnh tổ chức, liên kết với các nhà tuyển dụng như Sam sung, Viettel, ... để giới thiệu các ngành nghề đào tạo và kết quả đào tạo của nhà trường, khả năng đáp ứng yêu cầu nhân lực của xã hội, phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước tạo cơ hội cho sinh viên nhận học bổng, cơ hội tìm việc làm [H6.6.2.14].

2. Điểm mạnh

Nhà trường đã thực hiện đủ, đúng chế độ trợ cấp xã hội đối với học sinh sinh viên.

Thực hiện khám sức khoẻ định kỳ, tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao cho HSSV. HSSV được đảm bảo an toàn mọi mặt để yên tâm học tập

3. Tồn tại

Chế độ trợ cấp xã hội chưa trả theo hàng tháng. Tư vấn việc làm còn hạn chế.

4. Kế hoạch hành động

Chi trả chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng cho sinh viên.

Tăng cường phối hợp với các nhà tuyển dụng tổ chức các hoạt động tư vấn việc làm cho học sinh, sinh viên.

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 6.3. Người học được phổ biến, giáo dục về chính sách, chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước; được tạo điều kiện để tu dưỡng và rèn luyện chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống, tinh thần trách nhiệm và thái độ hợp tác; được tạo điều kiện để tham gia công tác Đảng và

đoàn thể.

1. Mô tả

Nhà trường thường xuyên cập nhật các văn bản về đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước liên quan đến người học và phổ biến cho sinh viên trong Tuần sinh hoạt công dân HSSV đầu năm học, đầu khóa học [H6.6.3.1], qua các đợt học tập, quán triệt và triển khai các Nghị quyết của Đảng, các văn bản của nhà nước do các cấp chỉ đạo [H6.6.3.2]; qua các hoạt động đoàn thể, qua các chương trình phát thanh của nhà trường [H6.6.3.3].

Nhà trường cũng tổ chức tạo điều kiện cho người học tu dưỡng, rèn luyện chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống, tinh thần trách nhiệm, thái độ hợp tác thông qua các cuộc thi tìm hiểu về luật pháp, về chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng HCM; ký cam kết thực hiện các chủ trương, các cuộc vận động của Đảng, nhà nước và của ngành [H6.6.3.4]. HSSV được đọc, học, nghiên cứu thông qua các loại sách báo, giáo trình, tạp chí tại thư viện của trường [H6.6.3.5].

Đoàn viên thanh niên được tổ chức tham gia các phong trào sinh viên tình nguyện “mùa hè xanh”, hiến máu nhân đạo; nói chuyện thơ và xem phim

cách mạng; tham gia các hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, giao lưu văn hoá văn nghệ, TDTT trong trường, với các trường bạn [H6.6.3.6], [H6.6.3.7]; tham gia các hoạt động học tập thực tế tại Cát Bà, Nghệ An, Quảng bình, Huế... [H6.6.3.8]. Các hoạt động lớn của Đoàn được nhà trường hỗ trợ kinh phí tổ chức hoạt động và trao giải thưởng [H6.6.3.9]. Thông qua các phong trào đó nổi lên nhiều đoàn viên ưu tú, xuất sắc được cử đi học các lớp đối tượng Đảng, trong đó có nhiều sinh viên đã được kết nạp Đảng [H6.6.3.10].

Mỗi học kỳ, nhà trường tổ chức đối thoại với sinh viên một lần (theo khoa) để các em được thể hiện ý kiến, nguyện vọng trong học tập, sinh hoạt, từ đó để các đơn vị trong trường giải đáp thắc mắc, đồng thời rút kinh nghiệm để đào tạo và phục vụ đào tạo tốt hơn [H6.6.3.11].

2. Điểm mạnh

Công tác phổ biến, giáo dục về chính sách, chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của nhà nước cho sinh viên được tổ chức thường xuyên, có kế hoạch, chương trình hành động cụ thể với nhiều nội dung và hình thức phong phú, đạt hiệu quả cao.

3. Tồn tại

Hoạt động của hệ thống phát thanh tuyên truyền từ năm học 2011- 2012 đến nay chưa được duy trì thường xuyên.

4. Kế hoạch hành động

Nhà trường có kế hoạch tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng đội ngũ những cán bộ làm công tác Đoàn, công tác HSSV có năng lực và nhiệt tình cao làm việc tại phòng Công tác sinh viên.

Chỉ đạo phòng Công tác sinh viên thực hiện kế hoạch phát thanh đã được nhà trường phê duyệt từ năm 2014.

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 6.4: Thực hiện đánh giá năng lực tốt nghiệp theo mục tiêu đào tạo, có kết quả điều tra về mức độ người tốt nghiệp đáp ứng nhu cầu sử dụng nhân lực của địa phương và của ngành

1. Mô tả

Việc đánh giá năng lực tốt nghiệp theo mục tiêu đào tạo được thực hiện theo đúng các văn bản, quy chế đào tạo hiện hành (Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng hệ chính quy ban hành theo Quyết định số 25/2006/QĐ-BGDĐT ngày 26/6/2006 của

Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo và văn bản số 273/ĐT-CĐSP ngày 20/8/2007 của Hiệu trưởng về hướng dẫn áp dụng Quy chế 25) [H6.6.4.1]. Nội dung, cách thức đánh giá được thực hiện toàn diện và tổng hợp trong suốt khóa học từ thi học phần, thực tập sư phạm, thực tập nghề và thi tốt nghiệp.

Các kỳ thi học phần được tổ chức theo đúng quy chế hiện hành. Nhà trường đã ban hành các quy định về đề thi, ngân hàng đề, quy trình làm đề để đảm bảo đánh giá toàn diện các mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ. Hình thức thi cũng rất đa dạng, gồm cả tự luận, trắc nghiệm khách quan, viết, vấn đáp và thực hành. Phòng Khảo thí & ĐBCL phụ trách tất cả các khâu từ làm đề, tổ chức thi, quản lí chấm nên thi cử dần được chuyên nghiệp hóa, đảm bảo nghiêm túc, bí mật, khách quan, công bằng, trả điểm đúng thời gian quy định [H6.6.4.2].

Đối với thực tập nghề nghiệp, nhà trường đã thực hiện theo đúng quy chế TTSP và thực tập nghề (các ngành ngoài sư phạm) mà Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành [H6.6.4.3]. Tất cả các nội dung, yêu cầu đánh giá và biểu mẫu được cụ thể hoá đóng thành quyển; trong thời gian sinh viên thực tập, nhà trường có lịch đi kiểm tra tất cả các đoàn [H6.6.4.4]. Quá trình thực tập sư phạm được triển khai nghiêm túc, bài bản nên gần 100% sinh viên đạt hết quả giỏi và xuất sắc [H6.6.4.5].

Đối với kỳ thi tốt nghiệp, môn thi, nội dung ôn thi được ban hành sớm để các khoa chủ động thông báo và hướng dẫn sinh viên ôn thi đạt kết quả cao [H6.6.4.6]. Đề thi tốt nghiệp được tổ hợp từ đề nguồn (hợp đồng trao đổi với các trường cao đẳng bạn); chấm thi cũng do các trường bạn chấm theo hợp đồng; việc tổ chức coi thi tốt nghiệp được tổ chức hết sức nghiêm túc để vừa đảm bảo tính khách quan, vừa thúc đẩy sinh viên nỗ lực học tập hơn[H6.6.4.7]. Tất cả các điểm số, hồ sơ gốc, điều kiện thi và điều kiện tốt nghiệp của sinh viên được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi trình hội đồng xét tốt nghiệp cho sinh viên cuối khóa [H6.6.4.8].

Bên cạnh đó, nhà trường còn thiết kế các phiếu điều tra để đánh giá năng lực người học tốt nghiệp. Trường đã gửi phiếu điều tra về các trường Mầm non, THCS, Tiểu học, các phòng GD ĐT, các Công ty, Doanh nghiệp để khảo sát về mức độ người tốt nghiệp đáp ứng nhu cầu sử dụng nhân lực của các trường từ đó đánh giá được năng lực người học theo mục tiêu đào tạo. Nhà trường tổng hợp thông tin từ các phiếu cho kết quả khả quan [H6.6.4.9].

Nhà trường tiến hành khảo sát 141 đơn vị có HSSV tốt nghiệp trường Cao đẳng Vĩnh Phúc đang làm việc, kết quả đánh giá của các đơn vị theo bảng dưới đây với các mức độ đồng ý, không đồng ý theo các tiêu chí đánh giá:

TT Các tiêu chí đánh giá Mức độ Đồng ý Không đồng ý SL % SL % 1 Có nhận thức chính trị đúng đắn, chấp hành đầy đủ các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, quy định của ngành, cơ quan, đơn vị

141 100 0 02 Có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, trong sáng. giản dị, hòa đồng với tập thể 141 100 0 0

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĨNH PHÚC NĂM 2013 (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w