TIÊU CHUẨN 3: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĨNH PHÚC NĂM 2013 (Trang 41)

5. Đánh giá: Đạt

TIÊU CHUẨN 3: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC

Chương trình giáo dục, kế hoạch đào tạo, giảng dạy và học tập cho các chuyên ngành theo từng hệ đào tạo của nhà trường được xây dựng dựa trên chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, khi xây dựng chương trình giáo dục có sự đóng góp của các giảng viên, cán bộ quản lý và được quản lý khoa học. Nhà trường có đủ giáo trình, tài liệu tham khảo đáp ứng yêu cầu của các học phần, môn học.

Tuy nhiên, khi rà soát, bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện chương trình giáo dục cho các ngành chưa dựa trên ý kiến đóng góp của các tổ chức giáo dục, các nhà tuyển dụng, các chuyên gia, các cựu sinh viên thuộc các hệ, bậc đào tạo để đáp ứng yêu cầu xã hội.

Tiêu chí 3.1: Chương trình giáo dục của trường cao đẳng được xây dựng trên cơ sở chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Chương trình giáo dục được xây dựng với sự tham gia của các giảng viên, cán bộ quản lý, đại diện của các tổ chức, hội nghề nghiệp và các nhà tuyển dụng lao động theo quy định.

1. Mô tả

Chương trình giáo dục của từng ngành đào tạo được xây dựng khi nhà trường có kế hoạch mở mã ngành đào tạo. Trên cơ sở những quy định cụ thể về mục tiêu, các học phần bắt buộc, tự chọn, điều kiện tiên quyết của từng học phần và hướng dẫn thực hiện chương trình trong chương trình khung, Nhà trường đã có những điều chỉnh cụ thể đối với chương trình giáo dục xây dựng để phù hợp với yêu cầu thực tế của địa phương [H3.3.1.1]. Việc điều chỉnh khi xây dựng chương trình giáo dục được thể hiện rõ nhất đối với các ngành ghép [H3.3.1.2]. Theo kế hoạch, nhà trường thành lập một Hội đồng xây dựng và thẩm định chương trình gồm: Hiệu trưởng - Chủ tịch hội đồng, Phó Hiệu trưởng - Phó chủ tịch hội đồng, thư ký là Trưởng phòng Đào tạo, các uỷ viên là các trưởng phòng, khoa, tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn và các giảng viên [H3.3.1.3]. Chương trình giáo dục được thiết kế theo mẫu do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành [H3.3.1.4], và gần đây nhất là thực hiện theo Thông tư 08/2011/TT-BGDĐT ngày 17/02/2011 Quy định điều kiện, hồ sơ, quy trình mở ngành đào tạo, đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học, trình độ cao đẳng của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo [H3.3.1.5].

Trên cơ sở chương trình khung và gợi ý xây dựng chương trình giáo dục từng ngành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhà trường thành lập Hội đồng

xây dựng từng chương trình, tổ chức cho các giảng viên thuộc tổ chuyên môn nghiên cứu để thảo luận, góp ý kiến thiết kế, sắp xếp và điều chỉnh chương trình [H3.3.1.6]. Sau khi hội đồng khoa học nhà trường tiến hành thẩm định sẽ đề nghị Hiệu trưởng ra quyết định ban hành chính thức chương trình giáo dục để thực hiện [H3.3.1.7].

2. Điểm mạnh

Các chương trình giáo dục của nhà trường được xây dựng phù hợp với chương trình khung mà Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Chương trình giáo dục được xây dựng với sự tham gia của các giảng viên, cán bộ quản lý. Có thể nói Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc luôn tuân theo quy trình khoa học trong việc xây dựng các chương trình giáo dục của mình.

3. Tồn tại

Khi xây dựng chương trình giáo dục của trường chưa mời được đại diện của các tổ chức, hội nghề nghiệp và các nhà tuyển dụng lao động góp ý.

Nhà trường cần thời gian để có thể đánh giá, điều chỉnh chương trình nhằm đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn.

4. Kế hoạch hành động

Những năm tiếp theo, nhà trường tiếp tục rà soát lại các chương trình đã xây dựng để cập nhật yêu cầu thực tiễn và điều chỉnh cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo. Tiếp tục xây dựng và thẩm định các chương trình giáo dục mới và mời đại diện của các tổ chức, hội nghề nghiệp, các nhà tuyển dụng lao động đóng góp ý kiến xây dựng chương trình để tiến hành đăng ký mở mã ngành tại Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 3.2: Chương trình giáo dục có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, cấu trúc hợp lý, được thiết kế một cách hệ thống, đáp ứng yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng của đào tạo trình độ cao đẳng và đáp ứng linh hoạt nhu cầu nhân lực của thị trường lao động.

1. Mô tả

Mục tiêu của chương trình giáo dục là phần quan trọng nhất của chương trình giáo dục, đây là cơ sở để xây dựng và lựa chọn nội dung và kế hoạch đào tạo của từng chương trình. Trên cơ sở các mục tiêu đào tạo trong chương trình khung Cao đẳng Sư phạm do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và yêu cầu thực tế của địa phương, khi xây dựng chương trình giáo dục cụ thể cho từng ngành

đào tạo, nhà trường đã thiết kế mục tiêu rõ ràng, cụ thể, cấu trúc hợp lý, hệ thống để đáp ứng yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng của đào tạo trình độ cao đẳng, đáp ứng linh hoạt nhu cầu nhân lực của địa phương và tuân thủ theo mục tiêu đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Cụ thể như sau:

Năm học 2003 - 2004 trở về trước, nhà trường thực hiện mục tiêu đào tạo giáo viên trung học cơ sở, tiểu học và mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 1995 [H3.3.2.1]. Từ 2004, nhà trường điều chỉnh, thực hiện mục tiêu đào tạo của các chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tại quyết định số 15/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 10/6/2004, số 17/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 16/6/2004, số 16/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/5/2007, ... [H3.3.2.2].

Mục tiêu đào tạo các ngành ban hành trong các quyết định này khá đầy đủ và chi tiết, đáp ứng được yêu cầu đào tạo trong giai đoạn hiện tại. Các chương trình này đều nêu rõ mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể về phẩm chất, kiến thức, kỹ năng và thái độ cần đạt của người học. Vì thế, ở một số ngành đào tạo, nhà trường đã không điều chỉnh hoặc điều chỉnh một phần các mục tiêu này nếu xét thấy chúng phù hợp hoặc tương đối phù hợp với yêu cầu mục tiêu đào tạo của trường và địa phương [H3.3.2.3]. Tuy nhiên, ở một số ngành đào tạo mà Bộ chưa ban hành chung trên toàn quốc, nhà trường đã xác định mục tiêu chương trình một cách cụ thể và hệ thống ngay từ khi tiến hành xây dựng đề án mở mã ngành đào tạo [H3.3.2.4]. Các mục tiêu này cũng được thể hiện trong chương trình giáo dục nhà trường ban hành đối với mỗi ngành đào tạo mới trên cơ sở nghiên cứu các yêu cầu về chuẩn phẩm chất, kiến thức, kỹ năng, thái độ của đào tạo trình độ cao đẳng, nhu cầu nhân lực của địa phương và ý kiến đóng góp của cán bộ giảng viên [H3.3.2.5].

Để đảm bảo cấu trúc hợp lý và có tính hệ thống, nhà trường xây dựng chương trình giáo dục bám sát các định hướng sau:

- Đảm bảo tính khoa học, lôgic và sự thống nhất giữa các học phần: Sắp xếp khối kiến thức đại cương, cơ sở, cơ bản trước, khối kiến thức chuyên nghiệp sau, trong đó tính đến điều kiện tiên quyết của các học phần và sự phù hợp giữa khối lượng kiến thức với quỹ thời gian, số đơn vị học trình trên một học kỳ để đảm bảo tính vừa sức cho người học. Đảm bảo các học phần chung giống nhau của các ngành bố trí trong cùng một học kỳ.

- Đối với các ngành ghép thì lựa chọn các học phần đảm bảo tính sư phạm, không trùng lặp thể hiện ở nội dung học phần đã có trong kiến thức bổ trợ hoặc tương đương kiến thức bổ trợ thì không chọn;

- Đảm bảo tính liên thông với các trình độ đào tạo và các chương trình giáo dục khác [H3.3.2.6].

2. Điểm mạnh

Nhà trường đã xây dựng các chương trình giáo dục có mục tiêu rõ ràng, cụ thể. Chương trình được cấu trúc hợp lý, hệ thống để đáp ứng yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng của đào tạo trình độ cao đẳng trên cơ sở tuân thủ các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và xem xét đến nhu cầu về trình độ nhân lực và thực tế ở địa phương.

3. Tồn tại

Nhìn chung, khi xây dựng chương trình chưa có được nhiều ý kiến tham gia của nhà tuyển dụng lao động, đặc biệt với các ngành đào tạo ngoài sư phạm.

4. Kế hoạch hành động

Những năm tiếp theo, Nhà trường có kế hoạch điều tra, thu nhận thông tin phản hồi từ các nhà tuyển dụng lao động làm cơ sở điều chỉnh chương trình ngày một phù hợp hơn; bổ sung, điều chỉnh chuẩn đầu ra các ngành đào tạo và thông tin rộng rãi đến các nhà tuyển dụng trên nhiều kênh thông tin.

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 3.3: Các học phần, môn học trong chương trình giáo dục có đủ đề cương chi tiết, tập bài giảng hoặc giáo trình, tài liệu tham khảo đáp ứng mục tiêu của học phần, môn học

1. Mô tả

Căn cứ vào quy chế đào tạo và các văn bản hiện hành, nhà trường đã có văn bản hướng dẫn việc tổ chức xây dựng đề cương chi tiết cho các học phần của tất cả các môn học trong chương trình đào tạo (Kế hoạch số 87/ĐT-CĐSP ngày 02/4/2007 xây dựng đề cương chi tiết môn học cho các ngành đào tạo) [H3.3.3.1]. Dựa vào chương trình khung, các tài liệu tham khảo và hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo [H3.3.3.2], các nhóm, tổ chuyên môn đã phân công tới từng giảng viên cụ thể xây dựng đề cương chi tiết dự thảo, sau đó tổ chức họp nhóm chuyên môn để góp ý điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện đề cương chi tiết chính thức. Các đề cương chi tiết được nhóm chuyên môn và lãnh đạo khoa, tổ ký xác nhận và chuyển về Phòng Đào tạo kèm theo biên bản thống nhất của nhóm [H3.3.3.3]. Sau khi được trưởng phòng Đào tạo kiểm tra và ký tên, các đề cương chi tiết được tập hợp và trình lãnh đạo trường ký duyệt và sao gửi đến các tổ nhóm chuyên môn và cán

bộ giảng viên để triển khai thực hiện và lưu giữ tại các đơn vị liên quan [H3.3.3.4]. Đề cương chi tiết môn học thực hiện theo cấu trúc của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định [H3.3.3.5]. Và gần đây nhà trường xây dựng đề án mở ngành đào tạo Cao đẳng Sư phạm Tin học đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt theo quy trình hướng dẫn tại Thông tư số 08/2011/ TT-BGDĐT ngày 17/02/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo [H3.3.3.6].

Sách, giáo trình, tài liệu tham khảo cơ bản đủ nhu cầu dạy, học, nghiên cứu của CBGV, sinh viên. Hiện nay thư viện có 7287 đầu sách với 72433 bản: Sách tham khảo có 6107. đầu sách với 36.762 bản; sách giáo trình CĐSP và CĐTH có 345 đầu sách với 24.571 bản; sách giáo khoa THCS và tiểu học có 835 đầu sách với gần 10.000 bản; băng, đĩa hình các môn học của dự án cấp 1100 loại; lưu trữ luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, đề tài nghiên cứu khoa học của giảng viên trong trường; báo tạp chí được lưu trữ và cập nhật mới gồm 32 loại [H3.3.3.7].

Tuy nhiên cơ bản CBGV và sinh viên dạy, học và tham khảo theo các giáo trình chuẩn của Đại học Sư phạm, Dự án Tiểu học, THCS. Nhà trường chưa biên soạn được giáo trình, mà mới chỉ biên soạn được 62 tập bài giảng của 62 học phần và in ấn để lưu hành nội bộ. [H3.3.3.8].

2. Điểm mạnh

Các học phần, môn học trong chương trình giáo dục có đủ đề cương chi tiết, được xây dựng theo đúng quy định, hàng năm được điều chỉnh, bổ sung phù hợp với tình hình thực tế. Có đủ giáo trình, tài liệu tham khảo phục vụ dạy học và nghiên cứu, nhiều môn có tập bài giảng dùng chung đáp ứng mục tiêu của học phần, môn học.

3. Tồn tại

Tổ chức phê duyệt, điều chỉnh đề cương chi tiết các môn học để đưa vào sử dụng chưa thống nhất khung thời gian.

Nhà trường chưa biên soạn được giáo trình, mà mới chỉ biên soạn tập bài giảng và in ấn để lưu hành nội bộ.

4. Kế hoạch hành động

Trong những năm tới, nhà trường tiến hành làm những công việc sau: - Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung đề cương chi tiết đã xây dựng cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo.

- Thống nhất xây dựng đề cương chi tiết cho các ngành đào tạo mới. - Tiếp tục biên soạn tập bài giảng, giáo trình cho các học phần đào tạo.

- Tiếp tục bổ sung vào thư viện những tài liệu, giáo trình có trong danh mục tài liệu tham khảo.

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 3.4: Chương trình giáo dục được định kỳ bổ sung, điều chỉnh dựa trên cơ sở tham khảo các chương trình tiên tiến quốc tế, các ý kiến phản hồi từ các nhà tuyển dụng lao động, người tốt nghiệp, các tổ chức giáo dục và các tổ chức khác nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của ngành.

1. Mô tả

Nhà trường xây đã dựng chương trình giáo dục cụ thể cho từng ngành đào tạo trên cơ sở các chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và yêu cầu thực tế của địa phương.

Năm học 2003 - 2004 trở về trước, nhà trường thực hiện mục tiêu đào tạo giáo viên trung học cơ sở, tiểu học và mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 1995 [H3.3.4.1]. Từ 2004, nhà trường điều chỉnh, thực hiện mục tiêu đào tạo của các chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tại quyết định số 15/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 10/6/2004, số 17/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 16/6/2004, số 16/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/5/2007, ... [H3.3.4.2].

Căn cứ vào sự điều chỉnh chương trình giáo dục từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, tình hình thực tế triển khai công tác đào tạo hàng năm của trường, những đề xuất kiến nghị của cán bộ giảng viên, tổ, nhóm chuyên môn trực tiếp giảng dạy, tham khảo từ các trường bạn có chung một chương trình đào tạo,... nhà trường có văn bản hướng dẫn và định kỳ rà soát, điều chỉnh, bổ sung chương trình đào tạo cho phù hợp. Việc điều chỉnh, bổ sung các chương trình đào tạo chủ yếu tập chung vào một số ngành như Tin học ứng dụng, Tiếng Anh và một số nội dung như điều chỉnh học phần tự chọn, các môn lý luận chính trị, sắp xếp kế hoạch dạy học, ... [H3.3.4.3], [H3.3.4.4], [H3.3.4.5].

Ví dụ một số văn bản hướng dẫn và quyết định điều chỉnh:

Quyết định số 293/QĐHT-CĐSP ngày 10/8/2006 về việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đào tạo hệ chính quy trình độ cao đẳng 11 ngành đào tạo, quy định các học phần thi tốt nghiệp (Điều chỉnh theo Quy chế 25/2006/QĐ- BGDĐT ngày 26/6/206) [H3.3.4.6];

Quyết định số 249/QĐ-ĐT ngày 8/8/2007 về việc ban hành kế hoạch đào tạo hệ chính quy trình độ cao đẳng ngành GDMN (Điều chỉnh theo QĐ số 16/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/5/2007) [H3.3.4.7];

Quyết định số 549/QĐHT-CĐSP ngày 26/12/2008 về việc điều chỉnh, bổ sung chương trình đào tạo hệ chính quy trình độ cao đẳng (Điều chỉnh theo Công văn số 9404/BGDĐT-GDĐH ngày 08/10/2008) [H3.3.4.8];

Kế hoạch số 329/CĐSP-ĐT ngày 8/6/2010 về việc xây dựng, điều chỉnh, bổ sung chương trình đào tạo [H3.3.4.9];

Quyết định số 414/QĐHT-CĐSP ngày 06/8/2010 về việc điều chỉnh, bổ sung chương trình đào tạo hệ chính quy trình độ cao đẳng các ngành áp dụng từ khóa 14 [H3.3.4.10];

Quyết định số 416/QĐHT-CĐSP ngày 06/8/2010 về việc điều chỉnh, bổ

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĨNH PHÚC NĂM 2013 (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w