TIÊU CHUẨN 4: HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĨNH PHÚC NĂM 2013 (Trang 51)

5. Đánh giá: Đạt

TIÊU CHUẨN 4: HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO

Hoạt động đào tạo của nhà trường được thực hiện theo đúng Quy chế đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, theo chương trình và kế hoạch đào tạo đã được Hiệu trưởng ký ban hành. Nhà trường thường xuyên kiểm tra, giám sát và đôn đốc việc thực hiện chương trình, kế hoạch đào tạo, kịp thời điều chỉnh khi cần thiết. Bên cạnh đó, nhà trường luôn quan tâm đến việc đổi mới phương pháp giảng dạy, qua đó phát huy tính tích cực, chủ động của người học để nâng cao chất lượng đào tạo. Nhà trường có hệ thống sổ sách quản lý kết quả học tập và rèn luyện của người học lưu trữ đầy đủ, chính xác. Các văn bằng, chứng chỉ được cấp phát theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên, phần mềm quản lý đào tạo của nhà trường chưa được cập nhật thường xuyên về những thay đổi của chương trình đào tạo; chưa thường xuyên đánh giá năng lực người học sau khi ra trường để có những điều chỉnh về nội dung chương trình giáo dục và phương pháp dạy học để nâng cao hiệu quả đào tạo.

Tiêu chí 4.1: Công tác tuyển sinh được đảm bảo thực hiện công bằng,

khách quan theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 1. Mô tả

Công tác tuyển sinh hàng năm của nhà trường được thực hiện khoa học, đúng trình tự, kế hoạch, đúng quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đảm bảo công bằng khách quan, công khai, cơ bản tuyển đủ chí tiêu được giao.

Hàng năm, căn cứ vào chỉ tiêu kinh tế xã hội được UBND tỉnh phê duyệt, quyết định giao chỉ tiêu đào tạo của Bộ GD ĐT, nhà trường xây dựng kế hoạch tuyển sinh báo cáo Sở Giáo dục – Đào tạo và Ủy ban Nhân dân tỉnh [H4.4.1.1], sau đó tổ chức triển khai thực hiện. Thông tin về tuyển sinh của nhà trường được thông báo công khai trong cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh Đại học, Cao đẳng chính quy của Bộ GD ĐT, các phương tiện thông tin đại chúng (Báo, Truyền hình Vĩnh Phúc, trang thông tin điện tử của trường, in thông báo và thông tin đến các trường phổ thông, TTGDTX các huyện thị của tỉnh,...) trước tháng 3 hàng năm [H4.4.1.2].

Để tổ chức kỳ thi tuyển sinh, nhà trường ra Quyết định thành lập Hội đồng tuyển sinh, Đoàn thanh tra và các ban giúp việc của Hội đồng (Ban Thư ký, Ban Cơ sở vật chất, Ban Đề thị, Coi thi, Chấm thi, ...)[H4.4.1.3]. Hội đồng và các Ban giúp việc làm việc theo chức năng, nhiệm vụ được quy định trong Quy chế tuyển sinh và các hướng dẫn về tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành [H4.4.1.4].

Ban in sao đề thi: Được thông báo cho các giảng viên trước khi thi 02 ngày và phải cách ly với bên ngoài trước khi thi 02 ngày, chỉ được tiếp xúc với bên ngoài khi đợt thi đã kết thúc.

Ban coi thi: Các điểm trưởng, thư ký, thanh tra điểm thi được bốc thăm ngẫu nhiên, những sinh viên được chọn làm giám thị coi thi được nhà trường xếp theo máy vi tính, giữ bí mật đến cận ngày thi và phải ở cách ly dưới sự quản lý của Ban quản lý sinh viên của Hội đồng tuyển sinh.

Ban chấm thi: Nhà trường thực hiện chấm đổi bài giữa các trường, giữa các cặp chấm, bài được chấm 2 vòng độc lập, khu vực chấm thi được cách ly hoàn toàn với bên ngoài, trong khi chấm thi, giám khảo không được sử dụng bất kỳ một loại phương tiện thông tin liên lạc nào.

Khi có điểm thi Hội đồng tuyển sinh họp xác định điểm trúng tuyển, sau đó thông báo điểm trúng tuyển [H4.4.1.5], quyết định và công bố danh sách trúng tuyển [H4.4.1.6] tại trường và trên các thông tin đại chúng như: Website của trường, báo và đài phát thanh, truyền hình tỉnh Vĩnh Phúc cho từng ngành học.

Khi triệu tập thí sinh trúng tuyển, nhà trường thành lập ban tiếp nhận sinh viên mới gồm các cán bộ của phòng Đào tạo, phòng CTSV, phòng Kế hoạch-tài chính làm thủ tục nhập học cho sinh viên bao gồm: kiểm tra đối chiếu các quy định trong quy chế đã ban hành; thu các khoản tiền sinh viên phải nộp; hướng dẫn sinh viên thực hiện các dịch vụ cần thiết.

Sau mỗi kỳ tuyển sinh nhà trường đều có Hội nghị tổng kết rút kinh nghiệm công tác tuyển sinh, từ đó đành giá mặt mạnh, mặt còn hạn chế để khắc phục vào những năm sau. [H4.4.1.7]

Công tác tuyển sinh trong những năm qua đều diễn ra an toàn, đúng quy chế, không có trường hợp cán bộ nào vi phạm phải xử lý kỷ luật.

2. Điểm mạnh

Công tác tuyển sinh trong những năm qua nhà trường đã tổ chức thực hiện theo đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thực hiện tuyển sinh đúng qui định, khách quan và đảm bảo mọi thí sinh đạt tiêu chuẩn đều có cơ hội được tuyển.

3. Tồn tại

Một số ngành ngoài sư phạm số lượng thí sinh đăng ký dự thi ít, do đó rất khó tuyển đủ chỉ tiêu cho các ngành này.

4. Kế hoạch hành động

Để công tác tuyển sinh hàng năm đạt hiệu quả cao hơn Nhà trường cần duy trì những mặt mạnh, những mặt đã làm tốt không ngừng nâng cao hiệu quả trong công tác tuyển sinh. Các văn bản liên quan tới tuyển sinh cần được phát sớm để mọi người được nghiên cứu trước, tiếp cận sớm sự đổi mới công tác tuyển sinh của từng năm. Có kế hoạch thực hiện phương án tối ưu nhất với tình hình cụ thể của từng năm để hạn chế số lần gọi sinh viên đến nhập học và đủ số lượng theo kế hoạch trong thời gian sớm nhất (không phải gọi nhiều lần).

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 4.2: Công khai số liệu thống kê hằng năm về người tốt nghiệp và có việc làm phù hợp với ngành nghề được đào tạo.

1. Mô tả

Nhà trường đã bước đầu tổ chức triển khai việc thống kê hàng năm về số sinh viên tốt nghiệp ra trường có việc làm và có việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo là căn cứ quan trọng và cần thiết trên nhiều mặt, nhằm:

Thứ nhất, giúp nhà trường thấy được nhu cầu xã hội, để có những điều chỉnh về chương trình giáo dục; phối hợp với những đơn vị có liên quan và cấp quản lý cao hơn trong việc xác định chuẩn chỉ tiêu đào tạo; chuyển hướng đào tạo những ngành mà xã hội đang thiếu. Thứ hai, người học cũng thấy được nhu cầu và xu thế của xã hội đối với ngành nghề mình đang theo học để nỗ lực hơn nữa nhằm đạt kết quả học tập tốt thuận lợi cho việc tìm việc làm sau tốt nghiệp. Thứ ba, kết quả này cũng giúp các gia đình có con, em đang theo học phổ thông và các trường phổ thông trong tỉnh có những định hướng nghề nghiệp đối với con em và học sinh của mình.

Nhà trường đã xây dựng kế hoạch, mẫu phiếu điều tra, thu thập thông tin. Phối hợp với Sở Giáo dục – Đào tạo Vĩnh Phúc và các Phòng Giáo dục ở các huyện thị, các nhà trường mầm non, phổ thông, các nhà tuyển dụng, ban liên lạc cựu sinh viên các khóa tiến hành thống kê số sinh viên tốt nghiệp ra trường có việc làm và việc làm đúng chuyên ngành đào tạo theo khóa học, ngành học [H4.4.2.1]. Gửi kế hoạch, mẫu phiếu hỏi đến các đối tượng điều tra, lấy thông tin [H4.4.2.2]. Thông tin phản hồi được nhà trường xử lý để sử dụng trong các nghiên cứu, điều chỉnh chương trình, ngành nghề đào tạo cho phù hợp [H4.4.2.3] và thông tin công khai trên các phương tiện thông tin theo quy định [H4.4.2.4].

Nhà trường đã có kế hoạch thu thập thông tin và công khai số liệu thống kê hằng năm về người tốt nghiệp và có việc làm phù hợp với ngành nghề được đào tạo.(Mới điều tra được đầy đủ thông tin sinh viên tốt nghiệp ở hai ngành Tin học và Tiếng Anh).

3. Tồn tại

Thông tin chưa được thu thập thường xuyên và toàn diện, các ngành còn lại chưa có điều tra đầy đủ và chính xác.

4. Kế hoạch hành động

Những năm tiếp theo, nhà trường yêu cầu các khoa phải có thông tin chi tiết về địa chỉ của sinh viên theo từng ngành, từng lớp.

Tiếp tục xây dựng kế hoạch và tiến hành điều tra cập nhật thông tin thường xuyên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 4.3: Tổ chức đào tạo theo mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục của trường đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của xã hội.

1.Mô tả

Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc đã tổ chức đào tạo theo đúng chương trình đã ban hành đảm bảo mục tiêu và nội dung đào tạo từng ngành. Chương trình giáo dục từng ngành đào tạo được tổ chức triển khai theo kế hoạch đào tạo toàn khoá. Theo đó, các môn học của ngành học được chia theo 6 kỳ tương đối đồng đều khoảng từ 28-32 đvht/kỳ một cách khoa học theo nguyên tắc trước sau đảm bảo các điều kiện tiên quyết, phù hợp với đặc điểm năng lực đội ngũ, điều kiện cơ sở vật chất của trường [H4.4.3.1].

Việc tổ chức các hoạt động đào tạo từng năm, từng kỳ của nhà trường, các đơn vị thực hiện theo lịch trình năm học chung của nhà trường [H4.4.3.2].

Đầu mỗi năm học, khóa học nhà trường đều phổ biến đến CBVC, HSSV chương trình đào tạo toàn khóa, kế hoạch dạy học từng học kỳ, các quy định, quy chế về đào tạo, về công tác học sinh sinh viên.... [H4.4.3.3].

Việc tổ chức các hoạt động dạy học, phân công giảng viên, quản lý giảng viên, sinh viên do các khoa phối hợp với các đơn vị liên quan (Phòng Hành chính-Tổ chức, Phòng Đào tạo, ...) trực tiếp thực hiện dưới sự quản lý điều hành chung của Hiệu trưởng. Đầu năm học, nhà trường giao cho các khoa, tổ chuyên môn căn cứ Kế hoạch giảng dạy của từng ngành tổ chức phân công giảng dạy cho từng giảng viên trong đơn vị [H4.4.3.4]. Sau khi được phê duyệt, lãnh đạo

trường, các khoa, phòng chức năng căn cứ Bảng phân công giảng dạy và Lịch trình năm học, Thời khoá biểu của các đơn vị để quản lý và theo dõi tiến độ thực hiện chương trình [H4.4.3.5], [H4.4.3.6].

Khi giảng dạy, giảng viên, tổ nhóm chuyên môn căn cứ vào quy chế đào tạo, hướng dẫn thực hiện chương trình, mô tả vắn tắt nội dung học phần, xây dựng đề cương chi tiết môn học, tập bài giảng, lựa chọn giáo trình, các tài liệu tham khảo liên quan, chuẩn bị tư liệu, các thiết bị, soạn bài, ... để tổ chức hoạt động dạy và học, kiểm tra, đánh giá môn học do mình đảm nhiệm theo đúng các quy định hiện hành [H4.4.3.7].

Việc tổ chức tuyển sinh, thi kết thúc học phần, thi tốt nghiệp, đánh giá chất lượng người học được tổ chức theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và lịch trình năm học của nhà trường. [H4.4.3.8].

Qua thực tế điều tra số sinh viên ra trường cho thấy 90% số sinh viên tốt nghiệp đáp ứng yêu cầu nhà tuyển dụng [H4.4.3.9].

2. Điểm mạnh

Nhà trường đã xây dựng kế hoạch đào tạo có hệ thống, tổ chức quy trình đào tạo theo mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục của trường đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của xã hội.

3. Tồn tại

Chưa có kế hoạch và các tiêu chí cụ thể để đo chính xác năng lực người học sau khi tốt nghiệp có thực sự đáp ứng được mục tiêu đào tạo đã xây dựng trong chương trình giáo dục của trường.

Chưa định kỳ thực hiện việc xem xét, điều chỉnh mục tiêu và nội dung đào tạo để cập nhật những thay đổi của nhu cầu sử dụng lao động của địa phương.

4. Kế hoạch hành động

Những năm tiếp theo nhà trường sẽ triển khai hai việc về mục tiêu và chương trình giáo dục như sau:

- Lập kế hoạch và xây dựng các tiêu chí cụ thể để đo chính xác năng lực người học sau khi tốt nghiệp có thực sự đáp ứng được mục tiêu đào tạo đã xây dựng trong chương trình giáo dục của trường.

- Thường xuyên điều chỉnh, bổ sung mục tiêu và nội dung đào tạo để cập nhật những thay đổi nhu cầu sử dụng lao động của địa phương.

Tiêu chí 4.4: Đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu và tinh thần hợp tác của người học.

1.Mô tả

Nâng cao chất lượng đào tạo ở Đại học, Cao đẳng đang là vấn đề được xã hội quan tâm. Với mỗi cơ sở giáo dục, thì đây là vấn đề liên quan đến “thương hiệu” của trường. Đa dạng hóa phương pháp dạy và học nhằm phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu và tinh thần hợp tác của người học là phương châm của chương trình mới. Những năm qua nhà trường đã luôn quan tâm và coi trọng vấn đề đổi mới các phương pháp dạy – học nhằm tích cực hoá người học.

Trong Kế hoạch chiến lược phát triển Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc đến năm 2015 tầm nhìn 2020” đã nêu rõ:

- Đổi mới phương pháp đào tạo, chú trọng các phương pháp dạy học tích cực theo 3 tiêu chí: tăng cường tính chủ động của người học, trang bị cách học và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học. Đa dạng hóa các loại hình kiểm tra, đánh giá theo hướng đảm bảo tính chính xác, khách quan, tiếp cận với phương thức kiểm tra, đánh giá tiên tiến. Phát triển các loại học liệu, nhất là các học liệu điện tử, có đủ tài liệu, giáo trình cho người học.

- Đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đào tạo theo học chế tín chỉ, theo hướng coi trọng vai trò chủ động của người học, phát huy năng lực sáng tạo trong cách tiếp thu và vận dụng tri thức vào cuộc sống; Tăng thời gian tự học, tự ôn luyện, thảo luận, phát triển ở người học năng lực tự học, tự nghiên cứu; tiếp cận phương pháp dạy học tiên tiến của khu vực và thế giới [H4.4.4.1].

Trong kế hoạch công tác năm học các năm của nhà trường cũng nhấn mạnh: “Tiếp tục đổi mới công tác dạy học theo chương trình khung Cao đẳng Sư phạm mới” [H4.4.4.2].

Việc yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu và tinh thần hợp tác của người học của nhà trường đã được thể hiện cụ thể trong kỳ thi giảng viên giỏi, sinh viên giỏi cấp trường hàng năm. Nhà trường đã có điều chỉnh ở phần thi viết đã thay phần ứng xử sư phạm bằng phần lý luận dạy học đại học. Nội dung này tập trung vào các quan điểm về học và dạy; cơ sở lý luận của học tập; dạy các chiến lược học; hiệu quả của đánh giá đối với việc học của sinh viên; điểm lại một số điểm cơ bản về học và dạy ở đại học. Việc điều chỉnh này đã bám sát hơn vào định hướng đổi mới phương pháp dạy học đại học của trường [H4.4.4.3].

Các giảng viên trong nhà trường đã có nhiều thay đổi và cập nhật về phương pháp giảng dạy mới. Một số giảng viên đã liên tục nghiên cứu về dạy học lấy học sinh làm trung tâm và dạy học kiến tạo là chủ đề tự bồi dưỡng chuyên môn của mình [H4.4.4.4]. Nhiều giảng viên đã áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học để tăng cường tính tích cực của người học thể hiện trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường “Ứng dụng công nghệ thông tin và phương tiện dạy học hiện đại vào soạn giáo án học phần Giáo dục môi trường ở Tiểu học”, đề tài “Sử dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề trong dạy học phần Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam”...[H4.4.4.5].

Bên cạnh việc định hướng, khuyến khích các giảng viên áp dụng phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu và tinh thần hợp tác của người học, nhà trường xác định đó là nhiệm vụ của mỗi giảng viên. Trong Phiếu đánh giá giờ dạy của giảng viên, phần áp dụng phương pháp dạy học mới chiếm 5/tổng số 20 điểm [H4.4.4.6]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĨNH PHÚC NĂM 2013 (Trang 51)