Kết luận về xu hướng tiểu thuyết Tự lựcVăn đoàn

Một phần của tài liệu Thanh đức và sự thoái trào của xu hướng tiểu thuyết tự lực văn đoàn (Trang 33)

7. Bố cục khoá luận

1.2.2.3Kết luận về xu hướng tiểu thuyết Tự lựcVăn đoàn

Là một tổ chức văn hóa xã hội, văn chương đối với các cây bút Tự lực là một phương tiện tuyên truyền chủ trương cải cách tư tưởng- văn hóạ Có thể xem, đây là chỗ thống nhất chặt chẽ của tổ chức nàỵ Nhưng về mặt khuynh hướng thẩm mĩ thể hiện qua sáng tác văn chương thì không nên nhìn Tự lực Văn đoàn như một khối thống nhất. Có một xu hướng rất tiêu biểu cho văn đoàn này gồm các tác phẩm của ba nhà văn: Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạọ

Sự thống nhất của mô hình tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn thể hiện ở quy luật vận động của nó. Trong suốt chiều dài phát triển, xu hướng tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn đã trung thành với những tôn chỉ mục đích mà các thành viên trong văn đoàn đề ra: ca ngợi tự do cá nhân, nhân danh chủ nghĩa nhân văn để chống lễ giáo phong kiến, chủ trương cái cách nông thôn, cải thiện đời sống dân quê…Tuy nhiên trong từng giai đoạn phát triển, xu hướng tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn cũng bộc lộ những hạn chế, biến thái, vận động đi xuống.

Từ việc đấu tranh đòi giải phóng cá nhân ở những giai đoạn đầu, Tự lực Văn đoàn đã chuyển nhanh sang chủ nghĩa cá nhân cực đoan. Muốn có tự do cá nhân, muốn có bản lĩnh và cá tính, con người phải sống khác với xung quanh, phải đối lập với cộng đồng, dù cái khác người đó phải trả bằng giá quá đắt. Vì thế, hệ thống nhân vật trong tiểu thuyết ở thời kì cuối đã khác xa so với mô hình ban đầụ

Từ cuối những năm 1939 đầu 1940, Tự lực Văn đoàn xuống dốc một cách rõ rệt. Không còn là lãng mạn mơ mộng (Hồn bướm mơ tiên, Gánh hàng hoa), lãng mạn tiến bộ (Đoạn tuyệt, Đôi bạn, Nửa chừng xuân) mà là

Nguyễn Thị Kim 33 K33B - Văn

lãng mạn suy đồi (Bướm trắng, Thanh Đức). Ở những tác phẩm thời kì cuối, Khái Hưng, Nhất Linh không những không đấu tranh đòi giải phóng cá nhân, đòi nhân quyền mà còn có xu hướng đẩy con người vào chủ nghĩa duy tâm và định mệnh. Trước mắt độc giả là những con người sa đoạ về nhân phẩm (Trương, Cảnh), những con người cô đơn, bất lực vì đã bị tước hết mọi vũ khí về tư tưởng, mọi quan hệ tốt đẹp giữa cá nhân và cộng đồng xã hộị Thanh Đức - tác phẩm cuối cùng của nhà văn Khái Hưng được coi là tiêu biểu nhất cho sự thoái trào của xu hướng tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn.

Nguyễn Thị Kim 34 K33B - Văn Chương 2

THANH ĐỨC VÀ SỰ THOÁI TRÀO

CỦA XU HƯỚNG TIỂU THUYẾT TỰ LỰC VĂN ĐOÀN

Một phần của tài liệu Thanh đức và sự thoái trào của xu hướng tiểu thuyết tự lực văn đoàn (Trang 33)