Nhân vật là những con người vô lí tưởng

Một phần của tài liệu Thanh đức và sự thoái trào của xu hướng tiểu thuyết tự lực văn đoàn (Trang 49)

7. Bố cục khoá luận

2.2.2.2Nhân vật là những con người vô lí tưởng

Lí tưởng giống như ngọn đèn soi đường chỉ lối cho những người đi trong đêm tối, là ngọn đèn hải đăng chỉ đường cho tàu bè trên biển. Không có ngọn đèn ấy, con người rất dễ bị lầm đường, lạc lối thậm chí là vấp ngã cũng giống như đi trên đại dương mà không có la bàn.

Trong tiểu thuyết Thanh Đức ta không còn bắt gặp những nhân vật có lí tưởng, ước mơ hay hoài bão muốn đem tài năng và trí tuệ của mình để cải tạo xã hội, cải tạo đời sống dân cày nữa, đã xa rồi những hình ảnh chàng và nàng vui vẻ trẻ trung về nông thôn, về những vùng đồi hoang đem sức lực của mình ra khai khẩn đồn điền, mở mang ruộng đất, lấy niếm vui và sự sung sướng của người khác làm niềm vui của mình.

Không còn những Lan, Mai, Loan…dám đứng lên chống lại những hủ tục, khuôn phép hà khắc của đại gia đình phong kiến. Trong Thanh Đức, ta chỉ bắt gặp những con người vô lí tưởng, sống buông thả, chán chường, vô trách nhiệm với cuộc đời, xã hộị Đó là Cảnh, Đoan, Bản, Thứ, Liên, Hảo…Chỉ có Lan Hương là nhân vật duy nhất trong tác phẩm ta thấy sống có lí tưởng, mục đích và có những ước muốn cao đẹp. Cô nói “ anh Đoan em tệ quá, ai lại thân danh ông thầy thuốc, trách nhiệm nặng nề trong tay mà chỉ nghĩ đến chơi bời thỏa mãn, có thể cho là có tội với xã hộiđược” [8, tr.1104]. Còn lại là những cá nhân sống chỉ lo chơi bời hưởng thụ, sống không biết đến ngày mai, sống buông thả. Mục đích sống duy nhất của Cảnh là chơi và theo đuổi những cô gái đẹp nhằm làm tăng thêm con số trong danh sách những cô gái mà Cảnh chinh phục được.

Chàng sống không mục đích hay với cái mục đích duy nhất là sự chơi bời phóng đãng, sống chỉ là sống, chỉ là thỏa mãn tình dục. Đang là sinh viên năm thứ ba trường luật, Cảnh cố tình thi trượt để được tự do chơi bời ở đất Hà thành hoa lệ vì Cảnh nghĩ học chẳng để làm gì và đỗ cũng chẳng để làm

Nguyễn Thị Kim 49 K33B - Văn

gì. Cảnh có một ý nghĩ trái khoáy ngược đời so với tất cả những người đã từng đi học, người ta đi học để đỗ đạt, thành danh nhưng Cảnh lại muốn trượt và khi biết mình trượt Cảnh không những không cảm thấy buồn mà còn thấy sung sướng “ Hú via! Thực là hú vía! Nếu đỗ thì mình chẳng còn biết đời mình sẽ ra sao, sẽxoay về ngả nào” [8, tr.1065]. Không trả lời được câu hỏi “

học để làm gì và đỗ để làm gì”, Cảnh đau đớn nghĩ, sống không mục đích, đời là vô vị và thế là Cảnh sa vào con đường chơi bời, trụy lạc. Sự hư hỏng, sa đọa của Cảnh không xuất phát bởi một lí do mục đích nào mà chính vì Cảnh bản chất là một người không có lí tưởng, chỉ một tác động nhỏ của tâm lí cũng đủ làm cho Cảnh chán chường, tuyệt vọng.

Trong Bướm trắng, Trương dìm cuộc đời mình trong hố bùn đen cặn bã của cuộc sống, bán cả đất đai của bố mẹ để cá độ chơi bờị Người yêu Trương đã chết vì bệnh lao và ngay đến bản thân Trương cũng đang mắc căn bệnh nguy hiểm ấy, cho nên Trương nghĩ tội gì mà không chơi bời cho thỏa đáng. Cái chết biết trước sẽ đến với mình đã lôi kéo Trương vào những cuộc chơi vô bổ, những nhà chứa, những trường đua cá cược…Lối sống đấy phần nào người ta cũng có thể hiểu và thông cảm được, còn như suy nghĩ của Cảnh thì không thể chấp nhận được, vì Cảnh vốn thông minh, chăm chỉ, có sức khỏe, gia đình lại giàu có, không có lí do nào có thể bao biện cho việc làm và hành động của Cảnh.

Thực ra, Cảnh cũng đã cố tìm lấy một lí tưởng để phụng sự, nhưng tìm một cách rời rạc, lười biếng với một ý định thiên lệch và cố chấp vì thế mới có cái đời chơi bời bừa bãi, liều lĩnh hiện thờị Cảnh vốn là một thiếu niên siêng năng, chăm chỉ, sống có điều độ và có quy tắc nhưng khi ngồi nghĩ lại chàng cũng thấy chính cái thời kì thứ nhất đã sửa soạn cho cái thời kì thứ hai và hỗn loạn đã do cái trật tự mà sinh rạ Cảnh như xấu hổ về cái tuổi khờ dại

Nguyễn Thị Kim 50 K33B - Văn

ấy, tuổi khờ dại mà Cảnh muốn nói ở đây là cái thời kì Cảnh chỉ chúi mũi vào quyến sách, không biết trời đất là gì.

Chính vì sống buông tuồng nên Cảnh mới bôi bác, chế nhạo quá khứ quá ư trật tự, có giáo dục của mình. Trong khi rơi vào khủng hoảng như thế Cảnh đã không bình tĩnh suy xét, vốn lông bông không quyết đoán. Cảnh đã không chờ cái thời kì khủng hoảng ấy qua đi và đã nhiều lần cái ý nghĩ tự sát đã lởn vởn trong óc chàng “ chàng không rõ nó đến từ đâu, phát sinh ra do một nguyên cớ xa hay gần nào, một điều chắc chắn là không phải do một sự tuyệt vọng. Nó đến như gặp thời tiết, một bông hoa độc nở ra, để quên nó đi, để xa lánh nó, chàng cho chỉ có một cách là dấn thân vào những cuộc chơi bời phóng đãng…một đôi khi chàng tỉnh ngộ nhưng lại tự dối ngay để tự tha thứ rằng chơi để qua cái thời kì khủng hoảng của tuổi thanh xuân và càng chơi càng chán nản càng thấy cần phải chơi” [8, tr.1070]. Đây là suy nghĩ tiêu cực, tuyệt vọng của một người không có lí tưởng, chí hướng.

Không chỉ có Cảnh mà còn Liên, Đoan, Hảo…đều là những thanh niên lấy hưởng lạc làm mục đích sống. Liên có không biết bao nhiêu tình nhân, mặc dù được Đoan yêu nhưng Liên không cần, giống như Tuyết trong Đời mưa gió, cứ vài ngày Liên lại bỏ Đoan đi với một vài tình nhân cũ…Còn Đoan, vốn là một bác sĩ tốt nghiệp ở nước ngoài về, tương lai, tiền đồ của chàng sáng lạn nhưng Đoan đã tự đặt dấu chấm hết cho tương lai của mình bằng cách lao vào những thú vui trụy lạc, chàng chỉ cốt chữa cho bệnh nhân để làm sao họ không dám đến chỗ chàng khám nữa….Hảo là cũng là một con người cá nhân, sống tự do, lấy ăn chơi hưởng thụ làm mục đích của cuộc sống. Hảo sinh ra và lớn lên trong gia đình mà người mẹ vốn có lối sống xa hoạ Đối với con, bà thương nghĩ “mình là một người đàn bà góa mà còn thích ăn chơi huống hồ nó đang tuổi sung sướng. Cấm đoán nó thì thực vô lí” [8, tr.1135].

Nguyễn Thị Kim 51 K33B - Văn

Hảo đã sống suốt một thời thơ ấu và thời thanh niên trong đống tiền rừng bạc biển, tiêu tiền không tiếc taỵ Con người ấy lại có nhan sắc lộng lẫy của hạng người phô trương, chứ không phải nhan sắc thùy mị, ngây thơ của các cô sống đời rụt rè trong chốn phòng khuê những gia đình quan cổ. Tiêu chuẩn kén chồng của Hảo thật cực đoan “muốn làm bà gì thì làm, miễn là có tiền, có rất nhiều tiền” [8, tr.1136]. Với cô sống là giàu, mạnh, đẹp, thắng. Ngoài tiền bạc mẹ cho, Hảo đánh bạc để lấy tiền tiêu sàị Hảo đã sống một cuộc đời nhung lụa bên cạnh những thanh niên thượng lưu, trí thức, văn sĩ, thi sĩ, bác sĩ…Hảo không yêu Thanh Đức nhưng lại rất có tình cảm với ông tạ Hảo ngưỡng mộ những mưu mô, lừa đảo, đắc thắng của ông ta…

Gặp Cảnh, Hảo lôi kéo vào chiếu bạc. Cảnh không như ông Vũ Văn Kính ở hạt Phú Thọ phải uống dấm thanh tự tử vì tình, vì tiền, vì thua bạc nhưng cũng đến mức phải bán cái nhà của cha cho và bị cha đuổi ra khỏi nhà.

Khách quan mà nói thì Thanh Đức đã phản ánh được phần nào tình trạng bế tắc, khủng hoảng về tinh thần của một bộ phận tiểu tư sản trí thức thành thị sống buông thả trong đam mê và khoái lạc. Lan Hương, nhân vật nữ cao thượng thường thấy trong tác phẩm của Khái Hưng, không khỏi đã có lúc băn khoăn khi thấy đám thanh niên sống không mục đích hay với mục đích duy nhất là sự chơi bời phóng đãng.

Tiểu thuyết Thanh Đức gần như trung thành với cái ý định ban đầu của nó, các nhân vật không chỉ là những thanh niên trí thức sống một cuộc đời trống rỗng chạy theo những dục vọng tầm thường mà còn mở rộng ra những tầng lớp tư sản, con buôn mới phất lên trong hai cuộc đại chiến thế giớị

Có thể thấy rằng, trong Thanh Đức, Khái Hưng đã mô tả một thực trạng về sự sa đoạ của người trí thức Tây học, không có một nền tảng cho hành động, không có một nền tảng cho khởi đầu, giống như một nhân vật

Nguyễn Thị Kim 52 K33B - Văn

trong Đẹp của Khái Hưng đã nói “ Thanh niên nước ta là thanh niên vô lí tưởng, hay chỉ có mỗi một lí tưởng chính đáng vì có thể tới một cách dễ dàng, đó là lí tưởng ăn, uống, nhảy” [7, tr.878]. Khái Hưng đã miêu tả thật chân thực và sinh động những bế tắc của một bộ phận thanh niên trí thức đương thờị

Một phần của tài liệu Thanh đức và sự thoái trào của xu hướng tiểu thuyết tự lực văn đoàn (Trang 49)