Tiểu thuyết Thanh Đức

Một phần của tài liệu Thanh đức và sự thoái trào của xu hướng tiểu thuyết tự lực văn đoàn (Trang 40)

7. Bố cục khoá luận

2.1.2 Tiểu thuyết Thanh Đức

Tiểu thuyết Thanh Đức được sáng tác năm 1943. Khi mới ra đời nó được dặt tên là Băn khoăn hay còn có một cái tên khác là Tội lỗị Đây là cuốn tiểu thuyết cuối cùng của Khái Hưng do nhà xuất bản Đời nay của Tự lực Văn đoàn phát hành. Cuốn tiểu thuyết được thai nghén trong thời gian 1941- 1943. Đó là thời gian Khái Hưng tham gia “ Đại Việt dân chính, bị bắt vào ty niêm phóng ở Hà Nội, an trí tại Vụ Bản, Ninh Bình, được phóng thích hồi 1943” [13, tr.340].

Tết năm 1943 chỉ có một mình Thạch Lam trở về trại Cẩm Giàng, ngồi thầm lặng trong phòng khách, đôi mắt sâu lắng và tối hơn bao giờ hết vì Hoàng Đạo và Khái Hưng đã bị bắt, Nhất Linh trốn sang Tầu, các bạn thân trốn tránh mỗi người một nơị Tiểu thuyết Băn khoăn có thể đã được viết một phần trước lúc Khái Hưng bị bắt hoặc được viết thêm và được sửa chữa trước lúc ấn hành (tháng 11 năm 1943).

Thực ra cái ý định viết Băn khoăn của Khái Hưng còn sớm hơn nữạ Trong cuốn tiểu thuyết Đẹp ( đăng trên báo Ngày nay 1939- 1940), Khái Hưng đã thông qua nhân vật Nguyên để thể hiện cái ý định viết Băn khoăn

của mình. Nhân vật Nguyên đã dự định viết một cuốn tiểu thuyết lấy tên là

Băn khoăn mà “ nhân vật chính của tôi, một thanh niên trí thức, sẽ sống một đời băn khoăn. Chàng là một người suốt đời băn khoăn khổ sở, muốn quên mà không quên được, có lẽ đời chàng thiếu lí tưởng…Tôi sẽ làm hoạt động tới một trăm nhân vật, toàn là nhân vật thực trong xã hội hiện đại, trong đám thanh niên vô lí tưởng của tạ Trong đó sẽ có những nhà văn không tự tin, những họa sĩ không tự tin, những nhà chính trị không lòng tự tin. Một bọn

Nguyễn Thị Kim 40 K33B - Văn

hoạt động, hành động không có mục đích hay chỉ có mỗi một mục đích thiển cận là quên.

Tuy đó là một truyện về thanh niên, nhưng tôi cũng bắt đầu từ thế hệ trước, cái thế hệ nho tàn. Các anh có thấy đẹp không, cả một thế giới sụp đổ bị nhổ bật rễ lên. Thế giới ấy sụp đổ, tiêu tan đi để nhường chỗ cho một thế giới mới” [7, tr. 879].

Trong tiểu thuyết Băn khoăn, thế giới mới chẳng những bỡ ngỡ, non nớt, bấp bênh, lung lay trước gió mà còn có nguy cơ sụp đổ. Khái Hưng như muốn xem lại cái tôn chỉ của Tự lực Văn đoàn ngày nào: theo mới, triệt để theo mới, tôn trọng tự do cá nhân, tin ở sự tiến bộ, lúc nào cũng trẻ, yêu đờị

Nhân vật chính của Thanh Đức là Cảnh, một thanh niên trí thức Tây học. Cảnh bẩm tính thông minh, có thể nói cảnh là niềm tự hào của cả gia đình và đặc biệt đối với Thanh Đức- cha Cảnh.

Cảnh đang học hành chăm chỉ, giỏi giang, bỗng trong đầu chàng lởn vởn ý nghĩ: học cũng chẳng để làm gì, có đỗ cũng chẳng để làm gì. Thế là Cảnh cố ý thi trượt và lao vào cuộc sống ăn chơi hưởng lạc.

Cảnh cướp cả tình nhân của người bạn thân nhất của mình là Đoan. Thanh Đức mặc dù rất nghiêm khắc, cơ mưu, xảo trá trên con đường thương nghiệp nhưng trong cuộc đời thường lại khá chiều con, ông để con trượt dài trên cái dốc tha hóa, biến chất ấỵ Không những thế ông còn mua cho con hẳn một cái biệt thự ở Sầm Sơn.

Trong một kì đi nghỉ mát ở đó, Cảnh đã gặp Lan Hương- người em cùng cha khác mẹ với Đoan. Chàng đã định dùng tiền tài, sự trẻ trung, lịch thiệp để chinh phục Lan Hương nhưng rút cuộc Lan Hương lại chinh phục được chàng. Nhờ Lan Hương thuyết phục, nhờ đi thăm trại thanh niên, Cảnh đã phản tỉnh và muốn làm một người có ích.

Nguyễn Thị Kim 41 K33B - Văn

Tuy vậy khi gặp Hảo- người mà ông Thanh Đức muốn lấy làm vợ. Cảnh đã quên mất Lan Hương, trong đầu Cảnh chỉ còn có Hảo- một cô gái chỉ có biết đến tiền và ăn chơị Mặc dù đã biết trước rằng đó là người mà cha đang theo đuổi nhưng Cảnh vẫn cố tình lao vàọ Mối tình tay ba trong gia đình Thanh Đức bắt đầu, hai cha con cùng yêu và muốn chiếm đoạt một cô gái, Cảnh thì muốn tăng con số trong danh sách những tình nhân của mình còn Thanh Đức thì muốn chiếm được cô gái làm vợ.

Cuộc chiến tranh ngầm bắt đầu giữa hai cha con Thanh Đức. Cảnh luôn cho rằng Hảo mà lấy cha mình là một điều vô lí vì Hảo trẻ trung, xinh đẹp hơn nữa tuổi Hảo chỉ bằng nửa số tuổi của chạ Thực chất Cảnh luôn cho điều đó là vô lí vì Cảnh đã bị ái tình nhục dục chiếm đoạt hết ý chí. Để thực hiện được ý đồ chiếm đoạt Hảo, Cảnh đã dùng ngoại hình lịch lãm, sự chịu chơi và khả năng ăn nói trời phú của mình.

Về phần Thanh Đức, đoán ra được ý định của con nên tìm mọi cách nói xấu Hảo để Cảnh không tơ tưởng gì đến Hảo nữạ Ông ta còn tìm cách mua chuộc Hảo vì ông ta biết Hảo là người rất tham tiền thứ mà Thanh Đức không thiếụ Rồi Cảnh sa vào cờ bạc, chơi bời đến nỗi phải bán cả nhà của cha cho và bị cha đuổi ra khỏi nhà. Cuối cùng hai cha con Thanh Đức không ai lấy được Hảo vì Hảo đã quyết định lấy một ông huyện và còn gởi giấy mời đến cha con Thanh Đức.

Một phần của tài liệu Thanh đức và sự thoái trào của xu hướng tiểu thuyết tự lực văn đoàn (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)