Tình yêu gắn liền với dục vọng

Một phần của tài liệu Thanh đức và sự thoái trào của xu hướng tiểu thuyết tự lực văn đoàn (Trang 53)

7. Bố cục khoá luận

2.2.2.3Tình yêu gắn liền với dục vọng

Nếu ở giai đoạn đầu tình yêu của những chàng và nàng trong tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn gắn liền với những lí tưởng tốt đẹp thì đến giai đoạn cuối tình yêu của các nhân vật đã nhuốm màu nhục dục. Không còn những mối tình trong sáng, thánh thiện nữạ Không còn những mối tình lí tưởng kiểu như Lan và Ngọc hay Mai và Lộc…Ái tình của Lan và Ngọc trong Hồn bướm mơ tiên là một thứ ái tình thanh cao lí tưởng. Ngọc yêu Lan, Lan cũng yêu Ngọc, hai người yêu nhau trong cảnh chùa nhưng Lan lại không thể rời cảnh chùa để yêu Ngọc và cùng Ngọc chung sống được, còn Ngọc thì thề với Lan sẽ suốt đời không lấy ai nữa, chỉ sống trong cái thế giới mộng ảo của ái tình lí tưởng của ái tình bất vong bất diệt. Ngọc nói “ Gia đình, tôi không có gia đình nữạ Đại gia đình của tôi là nhân loại, là vũ trụ, mà tiểu gia đình của tôi… là linh hồn của đôi ta ẩn núp dưới bóng từ bi phật tổ” [7, tr.60].

Nửa chừng xuân cũng vậy, ái tình giữa Mai và Lộc cũng là một thứ ái tình lãng mạn, đẹp đẽ. Mai nói với Lộc “em ở xa anh nhưng tâm trí hai ta lúc nào cũng gần nhau thì trọn đời hai ta vẫn gần nhau” [7, tr.243].

Hay như Lộc nói với Mai “Nhưng sao anh lại không nghĩ đến một gia đình…một gia đình đông to hơn, gia đình ấy là xã hội, là nhân loạị Đổi lòng yêu gia đình ra lòng yêu nhân loại, đem hết nghị lực tài trí ra làm việc cho đờị Rồi thỉnh thoảng hưởng một vài giờ thư nhàn mà tưởng nhớ tới em, mà yêu dấu cái hình ảnh dịu dàng của em, cái linh hồn cao thượng của em” [7, tr.243].

Nguyễn Thị Kim 53 K33B - Văn

Các nhân vật trong tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn ở giai đoạn đầu hầu hết là những nhân vật có lí tưởng vì thế tình yêu của họ luôn gắn liền vời những lí tưởng, ước mơ tốt đẹp, luôn mang giá trị nhân văn. Trong Gia đình, Những ngày vui, Con đường sáng ta bắt gặp hình ảnh của những thanh niên tài trí: Hạc, Bảo, Phương, Lan, Duy, Thơ vui vẻ từ bỏ quá khứ của những ngày tháng không tìm thấy đường đi để tìm thấy một lối sống mới đầy ý nghĩạ

Nhưng tìm trong Thanh Đức ta chỉ thấy những con người sống không mục đích hay sống với một mục đích duy nhất là thỏa mãn cái tình xác thịt. Cảnh là nhân vật điển hình cho lối sống như thế. Cảnh thay người tình như cơm bữa, Cảnh mang trong mình một ý nghĩ đê tiện, bỉ ổi “hành hạ tình nhân bằng đủ cách, đó là lối tiêu khiển lí thú nhất của Cảnh”[8, tr.1072].

Cảnh rất tự phụ về khả năng ăn chơi của mình nhất là khả năng đi chiếm đoạt bạn gái của người khác kể cả đó là chiếm đoạt bạn gái của bạn mình. Cảnh chơi thân nhất với Đoan vì hợp tính, cái tính nhẹ dạ chỉ biết có hiện tại và nghĩ tới thỏa lòng vật dục. Cảnh quyến rũ tình nhân của bạn rồi tự bao biện cho việc làm của mình một cách đê tiện “ Chàng cho đó là số mệnh và đã là số mệnh thì đành nhắm mắt trông theo chứ còn thể chống đối sao nổi với số mệnh” [8, tr.1084]. Với cảnh muốn thì được mà khi người ta giàu như Cảnh thì người ta cũng dễ được cái người ta muốn. Nhưng Cảnh không yêu ai thật lòng mà chỉ nhằm thỏa mãn, thậm chí Cảnh còn cảm nhận thấy ái tình nhục dục là di sản tinh thần của nhà mình “Ông chàng thủa xưa lấy tới sáu vợ và ngoài sáu mươi tuổi còn say mê một cô gái quê mười tám, cha chàng thì có một vợ thôi và tuy góa lúc còn trẻ mà vẫn không tục huyền nhưng đó là chứng cớ của một đời sống khoái lạc, không tục huyền không phải là không đi sâu vào con đường tình dục, trái lại thế và Cảnh cảm thấy luồng máu phóng đãng đương chảy trong huyết quản của mình, ngừng lại làm gì mà ngừng sao được” [8, tr.1110].

Nguyễn Thị Kim 54 K33B - Văn

Gặp Lan Hương, Cảnh định quyến rũ bằng bằng sự trai trẻ bằng sự xa hoa và lịch thiệp, bằng chiến lược ái tình lãng mạn. Cảnh có ý nghĩ trơ trẽn đến nỗi tuy mới chỉ gặp Lan Hương lần đầu, chàng đã nghĩ thế nào cũng phải hôn cho được đôi mắt lạ lùng ấy mới nghẹ Chàng chỉ yêu để thỏa mãn lòng ham muốn chứ hoàn toàn không có ý định nào về gia đình, về tổ ấm, về hạnh phúc, đối với Cảnh lập gia đình là một sự vô lí cùng cực. Cảnh từng nói “ Tôi nhất định theo chủ nghĩa độc thân suốt đời”.

Đối với người tình, Cảnh luôn giữ một thái độ quyết đoán, yêu chỉ để yêu, chán rồi bỏ vì thế Cảnh đã có không biết bao nhiêu người tình, trải qua những cuộc tình chớp nhoáng không biết với bao nhiêu mĩ nhân nhưng với ai chàng cũng chỉ yêu trong một thời gian hay làm tình nhân hờ trong một thời gian rồi bỏ, xa lánh, quên đị Lấy vợ đối với chàng là đi vào địa ngục. Tình yêu đối với Lan Hương không giữ nổi bước chân phóng đãng của chàng. Gặp Hảo, Cảnh đã bỏ Lan Hương để theo Hảo, để bước vào cuộc tình tay ba giữa Hảo, Cảnh, Thanh Đức - cha Cảnh.

Ngay từ lần đầu tiên gặp Hảo, Cảnh đã có ý định tộ lỗị Cảnh tự giới thiệu với Hảo:

“Tôi là Nguyễn Văn Cảnh, vô nghề nghiệp. Hảo cúi đầu nói tiếp:

Và tôi Đặng Thị Hảo, cũng vô nghề nghiệp.

Cảnh gắn cho mấy tiếng cũng vô nghề nghiệp của Hảo một ý nghĩa thân mật, hơn thế, một ý nghĩa ám muộị Ngay lúc mới thoạt gặp nàng, Cảnh đã nghĩ đến tội lỗi rồị Và chàng cảm thấy sâu xa trong cùmg tận thâm tâm, rằng hai người vừa hứa hẹn với nhau một âm mưu thầm kín” [8, tr.1116].

Cảnh mê mạt chược, mê cá ngựa say đắm hảo và sau cùng bán cái villa bố cho rồi bỏ nhà ra đị Cuộc đời của người thanh niên sống không lí tưởng ấy rồi sẽ ra saọ Phải chăng đó là điều mà Khái Hưng đang băn khoăn.

Nguyễn Thị Kim 55 K33B - Văn

Cảnh yêu là chỉ để thỏa mãn nên tất yếu Cảnh sẽ không có được kết quả tốt đẹp. Như vậy, Thanh Đức đã thấm đượm cái gọi là chủ nghĩa bi quan, bế tắc, các nhân vật tự tìm vào ái tình nhục dục để tự thỏa mãn. Tác phẩm đã đánh dấu bước suy đồi, phá sản hoàn toàn của xu hướng tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn đã từng làm mưa, làm gió trên văn đàn một thờị

2.2.3 Nguyên nhân của sự thoái trào

Thanh Đức là tác phẩm cuối cùng của Khái Hưng trước khi cách mạng tháng Tám bùng nổ, tiểu thuyết đã có xu hướng đồi trụy, đề cao lối sống cá nhân, ăn chơi, hưởng lạc, phóng đãng. Thanh Đức được đánh giá là đỉnh điểm, tác phẩm tiêu biểu cho sự thoái trào của mô hình tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn. Có một số nguyên nhân căn bản thể hiện sự thoái trào của xu hướng của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn qua Thanh Đức:

Khi chiến tranh thế giới II bùng nổ, ở Đông Dương, bọn thưc dân Pháp ra sức thủ tiêu mọi quyền tự do dân chủ của người dân. Lúc này, các tư tưởng về cải cách văn hóa của Tự lực Văn đoàn đã hoàn toàn bị phá sản, không còn khả năng thực hiện được nữạ Cơ quan ngôn luận của Tự lực Văn đoàn là tờ

Ngày nay có thêm mục Chính tri Đảng phái đề cập đến nhiều nội dung như chủ nghĩa thiên mệnh và Đảng Bảo Hoàng; Chủ nghĩa xã hội; Đệ tam và đệ tứ; Thời đại phong kiến; Thuộc địa Pháp; Tiền, tiền, tiền; Vấn đề công nhân; Các Đảng quốc gia Pháp; Đảng vô chính phủ; Đảng cấp tiến xã hội…

Trong khi đó về lĩnh vực tiểu thuyết, kể từ tác phẩm Đẹp của Khái Hưng ( đăng trên báo Ngày nay số 16 tháng 7/1939), bộ ba cây bút Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo cũng không còn tỏ ra hứng thú với tiểu thuyết luận đề nữạ Các sáng tác của những cây bút trên trong thời kì này không còn đấu tranh cho tự do cá nhân, tự do hôn nhân, chống lễ giáo phong kiến cũng không còn chuyện dì ghẻ con chồng, chuyện mẹ chồng nàng dâu nữa…mà chỉ thấy những thanh niên vô lí tưởng hay sống với lí tưởng duy nhất là chơi

Nguyễn Thị Kim 56 K33B - Văn

cho thỏa chí, lấy thú vui xác thịt, lấy cuộc sống phóng đãng, đồi trụy làm mục đích tồn tạị

Lí giải về những phản ứng này của những thanh niên đương thời, một nhân vật trong tiểu thuyết của Tự lực Văn đoàn cho rằng “Một đằng tìm quên có lẽ vì buồn, một đằng tìm sống một đời thể chất phong phú có lẽ cũng vì buồn”.

Có thể nói, từ các tiểu thuyết luận đề xã hội với các nhân vật kiểu mẫu, đấu tranh cho một hoài bão cách tân văn hóa xã hội, tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn giai đoạn 1939 – 1943 đã vứt bỏ mọi tư tưởng vị nhân sinh,tự buông thả theo dòng tâm lí bi quan của nhân vật. Trong tâm trạng bi quan bế tắc ấy, chủ nghĩa cá nhân của tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn đã rơi vào một thứ tư tưởng có thể gọi là chủ nghĩa vô luân trần trụị Mặc dù các nhân vật của tiểu thuyết Tự lực đã cố gắng biện minh có sự buông thả của mình nhưng những gì mà hình tượng nhân vật của tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn giai đoạn 1939 – 1943 thể hiện đã không phủ nhận tính chất suy đồi của chủ nghĩa cá nhân tư sản.

Thực chất lá cờ văn hóa của Tự lực Văn đoàn là lá cờ của chủ nghĩa cá nhân tư sản. Trong bước đầu ra mắt nó đã tự khẳng định mình và chiếm được đông đảo sự đồng tình của thanh niên đương thời vì phát huy được mặt tích cực của nó. Ở thời kì đầu là chống lễ giáo phong kiến hủ bại, thời kì Mặt trận dân chủ Đông Dương là cải tạo nông thôn, cải thiện đời sống dân quê, xây dựng một xã hội văn minh tiến bộ. Nhưng khi mà ảo tưởng cải cách xã hội trong khuôn khổ của chế độ thuộc địa của Tự lực Văn đoàn hoàn toàn bị phá sản vào thời điểm Mặt trận dân chủ Đông Dương chấm dứt, thì trong tâm trạng bi quan, bế tắc chủ nghĩa cá nhân tư sản vốn vẫn là nền tảng của tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn tự bộc lộ tất cả mặt tiêu cực của nó. Đây là một nguyên nhân có tính khách quan làm cho xu hướng tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn đi vào giai đoạn thoái tràọ

Nguyễn Thị Kim 57 K33B - Văn

Cũng cần thấy rằng, tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn từng được viết theo một mô hình thống nhất cho nên không tránh khỏi những chỗ lặp, những chỗ mang tính khiên cưỡng. Người ta không thể ăn mãi một món ăn tinh thần, cũng cần có một thực đơn thay đổi, chính vì vậy dưới ảnh hưởng của văn chương hiện thực và cách mạng, xu hướng tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn dường như lỗi thời và rơi vào thoái tràọ

Về phần tác giả khi mọi tư tưởng cải cách văn hóa của Tự lực Văn đoàn không còn nữa thì con người nghệ sĩ Khái Hưng cũng lui vào nhường chỗ cho con người hoạt động chính trị. Tiểu thuyết của Khái Hưng càng đi sâu vào thế giới cá nhân càng bỡ ngỡ, non nớt, bấp bênh, lung lay trước gió. Trước những biến động dữ dội của thời đại, Khái Hưng đã lựa chọn cho mình một hướng đi sai lầm, đi theo con đường chính trị phản động cộng thêm tâm trạng bi quan, bế tắc khi những ý tưởng tốt đẹp đề ra đã không thực hiện được khiến nhà văn xây dựng nên một lớp các nhân vật cũng bế tắc, chán chường, lao vào cuộc sống hưởng lạc để tìm quên.

Đây có thể coi là nguyên nhân chủ quan dẫn đến sự thoái trào của mô hình tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn mà điển hình cho sự thoái trào đó là tiểu thuyết Thanh Đức. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguyễn Thị Kim 58 K33B - Văn

KẾT LUẬN

Tự lực Văn đoàn được thành lập như một tổ chức văn hóa xã hội chứ không phải chỉ là một tổ chức văn học. Tổ chức này có tham vọng tiến hành một cuộc cách mạng về văn hóa xã hội trong khuôn khổ chế độ thuộc địạ Lí tưởng của họ, đường lối cải cách của họ có mặt tích cực tiến bộ là chống lễ giáo phong kiến trên tinh thần nhân văn chủ nghĩa, trên bình diện văn hóa, phong tục, Tự lực Văn đoàn đã tạo ra một phong trào cải cách có ảnh hưởng không nhỏ ở khắp các đô thị một thờị

Tự lực Văn đoàn đã có những đóng góp lớn cho quá trình hiện đại hoá nền văn học Việt Nam trên nhiều phương diện như:

Đóng góp về sự phát triển của cái tôi, tự khẳng định như một nhân cách, một cá tính, một yêu cầu tự giải phóng nhất là ở mặt hưởng thụ về mặt tình cảm.

Đóng góp về việc phô bày một mảng hiện thực, về cuộc sống khắt khe, nhỏ nhen, vô lí trong các gia đình phong kiến, tư sản, hiện thực về sự sa đoạ, vô luân của các nhân vật trong gia đình ấỵ

Dưới ngòi bút của các cây bút Tự lực, văn chương mà đặc biệt là tiểu thuyết được coi là một phương tiện hữu hiệu phục vụ cho việc quảng bá, tuyên truyền về một đường lối văn hóa lấy khuôn mẫu từ văn hóa phương Tây gọi là Âu hóạ Nhóm các nhà văn trong Tự lực Văn đoàn nhất là các nhà văn chủ chốt đều có cùng một quan điểm về xã hội, nhân sinh và văn chương. Họ chủ trương: triệt để theo mới, lúc nào cũng trẻ, cũng yêu đời, tin ở sự tiến bộ, trọng tự do cá nhân…Những quan điểm này đã gắn kết, chi phối sâu sắc hoạt động và sáng tạo văn chương của các nhà văn Tự lực.

Không thể phủ nhận rằng văn chương Tự lực có tính chất phản phong khá mạnh mẽ. Nó trực diện tiến công vào đạo đức và lễ giáo của đại gia đình

Nguyễn Thị Kim 59 K33B - Văn

phong kiến và đã thắng thế trong công luận. Đặc biệt những tác phẩm ở giai đoạn đầu của nó đã tạo ra được sức ảnh hưởng và sự lan truyền rộng rãi trong các tầng lớp công chúng bạn đọc vì những tư tưởng tiến bộ mà nó đề rạ Trong đó đóng góp quan trọng nhất phải kể đến công lao của Khái Hưng – một trong ba cây bút chủ chốt của Tự lực Văn đoàn. Tuy nhiên, ở giai đoạn cuối, khi hoàn cảnh xã hội có nhiều biến động, các cây bút chủ đạo của Tự lực Văn đoàn nói chung và Khái Hưng nói riêng đã có những lầm đường lạc lối về tư tưởng và quan điểm chính trị. Vì thế đã xuất hiện những tác phẩm mang màu sắc hiện đại chủ nghĩa, những tiểu thuyết đi ngược lại so với mô hình ban đầu các nhà văn Tự lực đã đề rạ

Có thể thấy, ở giai đoạn đầu tiểu thuyết Tự lực khá trung thành với tôn chỉ, mục đích của mình, triệt để theo mới, vui vẻ trẻ trung,trọng tự do cá nhân, nhân vật hầu hết là những con người có lí tưởng, hoài bão…

Ở giai đoạn thứ hai trước những biến động của thời thế, đặc biệt là ở cuối giai đoạn thứ hai, xu hướng tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn đã rời xa mô hình ban đầụ Nguyên nhân của tình trạng này là do không khí dễ thở của thời kì Mặt trận dân chủ Đông Dương không còn nữa, thêm vào đó là tác động cả dòng văn học hiện thực phê phán làm cho dòng văn học lãng mạn mà tiêu biểu là tiểu thuyết Tự lực dần rời xa quỹ đạo ban đầụ

Và đến thời kì cuối, có thể nói, mô hình tiểu thuyết Tự lực đã tự phản lại mình, xa rời hoàn toàn và rơi vào tiêu cực bế tắc, thoái tràọ

Một loạt những tác phẩm ra đời từ những năm 1940 -1943 đã dần cho thấy sự biến thái của xu hướng tiểu thuyết này: Bướm trắng, Thanh Đức

Thanh Đức ra đời năm 1943 đã khẳng định rõ sự thoái trào của xu

Một phần của tài liệu Thanh đức và sự thoái trào của xu hướng tiểu thuyết tự lực văn đoàn (Trang 53)