Sự thoái trào của xu hướng tiểu thuyết Tự lựcVăn đoàn được thể hiện

Một phần của tài liệu Thanh đức và sự thoái trào của xu hướng tiểu thuyết tự lực văn đoàn (Trang 42)

7. Bố cục khoá luận

2.2Sự thoái trào của xu hướng tiểu thuyết Tự lựcVăn đoàn được thể hiện

hiện qua Thanh Đức

2.2.1 Khái niệm sự thoái trào

Theo Từ điển tiếng Việt: “thoái trào hay thoái triều tức là trào lưu đi thụt lùi không tiến lên nữa”.

Nguyễn Thị Kim 42 K33B - Văn

Có thể hiểu nôm na như sau: Thoái là đi xuống, đi lùị Trào trong nghĩa từ trào lưu chỉ xu hướng vận động. Thoái trào là xu hướng vận động đi

xuống, tức là sự suy giảm của một quá trình vận động nào đó so với trước Sự thoái trào của xu hướng tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn là xu hướng hay mô hình tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn vận động theo chiều hướng đi xuống thậm chí thụt lùị Nó không còn mang cái không khí sôi nổi như buổi đầu với những tư tưởng tiến bộ tích cực mà khi Thanh Đức ra đời đã đánh dấu sự xuống dốc của xu hướng tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn. Tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn dường như đi vào giai đoạn kết thúc và tan rã.

2.2.2 Thanh Đức và sự thoái trào của xu hướng tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn đoàn

2.2.2.1 Chủ nghĩa cá nhân lên đến mức cực đoan và rơi vào chủ nghĩa vô luân trần trụi luân trần trụi

Cái tôi cá nhân là một khám phá mới mẻ nhưng cũng có mặt trái của nó, trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh đã tổng kết cái tôi trong Thơ mới

“Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôị Một bề rộng ta đi tìm bề sâu nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu diêu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng cùng Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệụ Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên rồi tỉnh, say đắm vẩn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận”.

Tiểu thuyết của Tự lực Văn đoàn nói chung và Khái Hưng nói riêng cũng rơi vào tình trạng như vậy, càng đi sâu vào thế giới cá nhân tác giả càng thấy nó bơ vơ, bỡ ngỡ, non nớt, bấp bênh, lung lay trước gió.

Các nhà văn trong nhóm Tự lực đã tìm cho mình một hướng đi phù hợp với tâm lí của công chúng bạn đọc đương thời, bấm đúng vào cái huyệt thần kinh nhạy cảm nhất của thanh niên thời ấỵ Vấn đề cá nhân ở đây không

Nguyễn Thị Kim 43 K33B - Văn

còn chỉ là một nhu cầu tình cảm đơn thuần mà là một vấn đề xã hội, một vấn đề triết lí nhân sinh, một lập trường quan điểm. Có thể nói, tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn là một đỉnh cao của hành trình tự ý thức con người cá nhân trong xã hội và văn học Việt Nam hiện đạị

Ở giai đoạn đầu khi mới ra đời, trung thành với mô hình của mình, các nhà văn luôn đặt chủ nghĩa cá nhân trong những xung đột nhưng là xung đột với gia đình và những hủ lậu còn tồn tại trong xã hội phong kiến hoặc đặt nó gắn liền với những mơ ước cải cách xã hội để qua đó chủ nghĩa cá nhân bộc lộ hết mặt tích cực của nó. Vì thế mới nói chủ nghĩa cá nhân trong giai đoạn đầu của tiểu thuyết Tự lực mang màu sắc hấp dẫn của chủ nghĩa nhân văn, của chính nghĩạ

Trong các cuốn tiểu thuyết luận đề như Nửa chừng xuân, Đoạn tuyệt

những chàng ( Dũng, Lộc) và nàng (Mai, Loan) tuy vẫn thuộc gia đình trưởng giả nhưng tỏ ta rất gần gũi với người bình dân cả trong tư tưởng và sinh hoạt.

Đặc biệt hai nữ nhân vật Mai (Nửa chùng xuân), Loan (Đoạn tuyệt) đều là những cô gái đẹp người đẹp nết, có văn hoá, thông minh, sắc sảo, giàu nghị lực và lòng tự trọng, sẵn sàng hi sinh hạnh phúc cá nhân để giữ trọn đạo hiếu, chung thuỷ trong tình yêu, chân thành trong tình bạn…

Nhưng đến Thanh Đức, chủ nghĩa cá nhân đã lên đến mức cực đoan và rơi vào chủ nghĩa vô luân trần trụi, đòi hỏi giải phóng bản năng tự do, đứng trên hoặc bất chấp mọi quan hệ chuẩn mực xã hộị Tiêu biểu cho lối sống cực đoan đó là Cảnh.

Cảnh sống cho tuổi trẻ của mình và coi thú vui ăn chơi thích gì thì làm và thích ai thì yêu là mục đích của cuộc sống, bất chấp luân thường đạo lí.

Cảnh xuất thân trong một gia đình đã hai đời cự phú, ông nội chàng ban đầu là một nông phu cần cù và thông minh, thứ thông minh khôn ngoan, lừa lọc của trời phú cho đám dân quê để họ có thể sống, hay hơn thế, trở nên

Nguyễn Thị Kim 44 K33B - Văn

giàu có. Cảnh bản tính thông minh, đó là kết quả của những bản tính mẫn cán, cần cù, khôn ngoan bên ngoại đã di truyền từ mấy đời naỵ Lại thêm thấy cha mong mỏi về tương lai, sự học của mình, Cảnh càng hết sức chăm chỉ cố gắng. Từ lớp sáu đến lớp triết học trường trung học Albert Sarraut, năm nào Cảnh cũng đứng đầu và thi tốt nghiệp đỗ bình hạng, chàng đem tài trí ganh đua vào Cao Đẳng và luôn hai năm chàng đậu xong hai phần cử nhân luật. Nhưng đến năm thứ ba, một hôm như chợt lởn vởn trong đầu chàng một câu hỏi “ Học để làm gì và đỗ để làm gì, rồi câu hỏi trở nên ám ảnh, ròng rã hàng tháng, ám ảnh cho tới khi nảy ra câu trả lời mới thôị Câu trả lời ấy là học chẳng để làm gì ráọ Đỗ cũng chẳng ích lợi gì cho chàng, cho tương lai của chàng. Rồi chàng lí luận ầm ĩ trong thâm tâm để tìm nguyên tắc, quan niệm, ý nghĩa của sự sống, của đời mình. Lí luận cho tới lúc đến một kết cục chán nản, sống không mục đích, đời là vô vị” [8, tr.1071].

Với quan niệm sống như thế Cảnh đã để mình trượt dốc trên con đường tha hóa, biến chất. Cảnh rơi vào cuộc sống ăn chơi, hưởng lạc. Có thể nói, Thanh Đức là hiện hữu của cái tôi cá nhân trong thế giới thực của ái tình hụt hẫng, trong cuộc sống hành lạc, phóng đãng. Cái tôi cá nhân không phải được miêu tả trong xung đột mới cũ, trong sự đối lập với đại gia đình. Đây là cái tôi trong môi trường hoàn toàn mớị Nhân vật có toàn quyền tự do trong những dự định, những lựa chọn về cuộc sống và tình cảm. Cảnh như người ta bình phẩm “Con ông Thanh Đức đấy…chơi bán trời không văn tự, nhà ấy thì tha hồ mà phá chẳng bao giờhết được của” [8, tr.1093]. Chàng sống không mục đích hay với cái mục đích duy nhất là sự chơi bời phóng đãng, sống chỉ là sống, sống chỉ để thỏa mãn tình dục và Cảnh còn nghĩ “ Sinh ra ở đời để mà sung sướng, để mà thỏa mãn chứ không phải để khổ sở để than phiền hay để đeo đuổi theo mộ mục đíchviển vông nào” [8, tr.1085]. Thậm chí Cảnh sa đọa đến mức cho rằng “Ở cái thời khoa học này, đến thần thánh cũng đã mất

Nguyễn Thị Kim 45 K33B - Văn

hết thiêng liêng đối với lòng tín ngưỡng thành kính của người đời thì còn cái gì đáng gọi là thiêng liêng nữạ Họa chăng chỉ có cái tình xác thịt, cái thú vui hiện tại đáng gọi là thiêng liêng nếu ta nhất định muốn dành chữ thiêng liêng cho một cái gì” [8, tr.1083].

Cảnh thay người yêu như thay áo, có mới nới cũ đó là bản chất của Cảnh. Cảnh dụ dỗ cả tình nhân của người bạn thân nhất của mình là Liên nhưng khi gặp Lan Hương, chàng có thể quên ngay Liên và đối xử tàn nhẫn với nàng. Từ khi gặp Lan Hương tâm trí Cảnh như bị hút hồn bởi đôi mắt trong như mùa thu ấy và đời sống của cảnh bị xáo trộn, những tưởng tình yêu với Lan Hương đã cảm hóa Cảnh nhưng không, với bản chất ích kỉ khi gặp Hảo, Cảnh đã yêu ngay Hảo mặc dù biết đó là cô gái mà cha mình đang theo đuổị Sống một cuộc sống phóng đãng, sa đọa như thế mà “Cảnh luôn cảm thấy đời vui quá, mình sung sướng quá,sung sướng có thể chết đi được” [8, tr.1086]. Với Cảnh đời luôn phải là vườn hoa thượng uyển đầy hoa và chim và người ta chỉ thành thực khi nào người ta vâng theo mệnh lệnh của xác thịt “Chàng vẫn thích Anatole France thích một phần vì văn đẹp, nhưng nhất là vì Anatole france là một nhà văn hoài nghi, không tin đời có một thú gì đáng kể đáng tha thiết ngoài nhan sắc ái tình, nhục dục. Cảnh tự nhận mình và bọn mình là tín đồ của Anatole France và cái tôn giáo khoái lạc vô tôn giáo kia” [8, tr.1096+1097]. Cảnh cho là “trẻ và đẹp không những đối với phụ nữ là những điều kiện không có không được mà đối với nam nhi cũng cần thiết cho đời sống sung sướng…” [8,tr.1096].

Cảnh thấy rõ rệt rằng, giả dối để được tiếng khen không bằng cứ để bản ngã tự phô diễn ra, nó xấu thì tự nhiên nó xấu mà nó tốt thì tự nhiên nó tốt, che đậy mà làm gì. Chàng cho rằng ái tình nhục dục của con người là căn bản của vạn vật, nó là điều kiện cốt yếu của nhân loại, không có nó thì loài người đã bị tiêu diệt từ lâu rồi sao lại bài xích nó, coi nó là xấu xạ Trái lại, nó

Nguyễn Thị Kim 46 K33B - Văn

rất đẹp đẽ và ở đời chỉ có nó là thật, là ái tình chân thật, là ái tình như Anatole France đã nóị Mất niềm tin vào cuộc sống, không coi một thứ gì trên đời này là thiêng liêng ngoài ái tình nhục dục, Cảnh đã sống trụy lạc, lấy thú vui xác thịt làm mục đích cuộc sống. Cảnh công khai quan niệm sống chạy theo thú vui xác thịt của mình một cách trắng trợn “ Tôi thì tôi cho rằng cái mà các anh cho là vô lễ với đàn bà chỉ là sự tôn trọng tuyệt đích đối với họ vì không có sự tôn sùng nào làm cảm động đàn bà, làm cho họ tự phụ, làm cho họ sung sướng bằng cách tự cho họ thấy mìnhthèm muốn họ” [8,tr.1103].

Chủ nghĩa cá nhân ở Cảnh là một thứ chủ nghĩa cá nhân cực đoan, vô cùng ích kỉ, vẫn biết quyến rũ tình nhân của bạn là xấu xa nhưng Cảnh vẫn làm rồi sau đó tự bao biện cho hành động tội lỗi của mình “Cảnh cố giữ lòng đoan chính với cái nhan sắc, cái lẳng lơ quyến rũ kia nhưng lần này chàng thấy cũng sắp sa ngã nốt. Chàng cho đó là số mệnh và đành nhắm mắt vâng theo chứ còn có thể chống sao nổi số mệnh”. Biết rằng quyến rũ em gái bạn là tội lỗi nhưng Cảnh vẫn cứ lao vào rồi sau đó lại bỏ mặc người con gái đấy để rồi chạy theo một người phụ nữ khác. Cảnh biết rằng Hảo là người mà cha mình đang theo đuổi và có ý định lấy làm vợ nhưng vẫn cố lao đầu vào tán tỉnh để rồi gây ra những tranh chấp, những ganh đua giữa hai cha con đến nỗi Cảnh bị cha đuổi ra khỏi nhà. Cảnh bất chấp cả luân thường đạo lí để lao vào cuộc tình tay ba ấy mặc lời khuyên can của em gái và người yêụ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có thể nói cuộc đời của Cảnh là “ một đời nhiễuloạn, vô gia đình giáo dục, vô gia đình luân lí” [10, tr.1069]. Ở Cảnh chủ nghĩa cá nhân không mang màu sắc nhân văn, không gắn liền với tư tưởng nhân đạo hay luận đề cái cách nông thôn, cải tạo xã hội nào mà nó chỉ hướng vào bản thân nhằm thỏa mãn con người đầy bản năng nhục dục của mình. Chính vì vậy chủ nghĩa cá nhân ở Cảnh đã lên đến mức cực đoan và rơi vào chủ nghĩa vô luân trần trụị

Nguyễn Thị Kim 47 K33B - Văn

Thanh Đức là một nhân vật rất sinh động, là hiện hữu của một cái tôi cá nhân rất phong phú và phức tạp. Có thể nói đời Thanh Đức hoàn toàn là đời kinh doanh. Ông là con người chuyên đi chinh phục và không bao giờ muốn thất bạị Ông có những phẩm chất của một nhà tư bản lớn thông minh. Ông rất đam mê kinh doanh và làm giàu, ông ta không bỏ qua một ngày nào, một giờ nào không theo đuổi công việc nọ kiạ Thậm chí đi nghỉ mát, ông ta cũng tìm cơ hội làm ăn. Ông có con mắt tinh đời, luôn tìm ra thế lợi hại trong việc làm ăn “chàng thầu làm nhà, làm đường, làm cầu, làm mỏ, chàng chạy ô tô vận tải, khai khẩn đồn điền, đứng đại lí rượu, đại lí dầu, buôn bong, buôn tơ, buôn hang ngoại quốc, xuất cảng gạo, ngô và các đồ nội hoá” [8, tr.1066].

Thanh Đức cũng là một người cha biết chăm lo cho các con nhất là về học vấn và sự thành đạt về đường tri thức. Để giáo dục con có lúc ông cũng biết sống kiềm chế. Nhưng thực chất Thanh Đức cũng là một người đàn ông sống buông thả “thỉnh thoảng ông Thiện (Thanh đức) lại đưa về một người con gái rồi đùa bỡn ầm ĩ với người ấy ở phòng bên cạnh, sát tường với phòng các con. Cái đời sống ấy kéo dài hơn hai năm. Một đời nhiễu loạn vô gia đình giáo dục, vô gia đình luân lí đi song song với một đời hoàn toàn có trật tự” [8, tr.1068].

Thanh Đức say mê đắm đuối nhan sắc Hảo, ông ta dùng nhiều tiền, dùng mọi mánh khoé để chinh phục Hảọ Nhưng cuối cùng vị đại tướng thao lược đã từng đánh bại nhiều kẻ địch trên mặt trận công thương nhưng lại chịu thất bại đau đớn trên tình trường.

Rõ ràng càng đi sâu vào thế giới cái tôi ta càng thấy lạnh. Nó bơ vơ thiếu thốn tình ngườị Nó giả dối, truỵ lạc vô luân. Tiểu thuyết Băn khoăn

quả là bức tranh sinh động về tình trạng truỵ lạc của tầng lớp thanh niên trí thức kể cả trung niên trước cách mạng.

Nguyễn Thị Kim 48 K33B - Văn

2.2.2.2 Nhân vật là những con người vô lí tưởng

Lí tưởng giống như ngọn đèn soi đường chỉ lối cho những người đi trong đêm tối, là ngọn đèn hải đăng chỉ đường cho tàu bè trên biển. Không có ngọn đèn ấy, con người rất dễ bị lầm đường, lạc lối thậm chí là vấp ngã cũng giống như đi trên đại dương mà không có la bàn.

Trong tiểu thuyết Thanh Đức ta không còn bắt gặp những nhân vật có lí tưởng, ước mơ hay hoài bão muốn đem tài năng và trí tuệ của mình để cải tạo xã hội, cải tạo đời sống dân cày nữa, đã xa rồi những hình ảnh chàng và nàng vui vẻ trẻ trung về nông thôn, về những vùng đồi hoang đem sức lực của mình ra khai khẩn đồn điền, mở mang ruộng đất, lấy niếm vui và sự sung sướng của người khác làm niềm vui của mình.

Không còn những Lan, Mai, Loan…dám đứng lên chống lại những hủ tục, khuôn phép hà khắc của đại gia đình phong kiến. Trong Thanh Đức, ta chỉ bắt gặp những con người vô lí tưởng, sống buông thả, chán chường, vô trách nhiệm với cuộc đời, xã hộị Đó là Cảnh, Đoan, Bản, Thứ, Liên, Hảo…Chỉ có Lan Hương là nhân vật duy nhất trong tác phẩm ta thấy sống có lí tưởng, mục đích và có những ước muốn cao đẹp. Cô nói “ anh Đoan em tệ quá, ai lại thân danh ông thầy thuốc, trách nhiệm nặng nề trong tay mà chỉ nghĩ đến chơi bời thỏa mãn, có thể cho là có tội với xã hộiđược” [8, tr.1104]. Còn lại là những cá nhân sống chỉ lo chơi bời hưởng thụ, sống không biết đến ngày mai, sống buông thả. Mục đích sống duy nhất của Cảnh là chơi và theo đuổi những cô gái đẹp nhằm làm tăng thêm con số trong danh sách những cô gái mà Cảnh chinh phục được.

Chàng sống không mục đích hay với cái mục đích duy nhất là sự chơi bời phóng đãng, sống chỉ là sống, chỉ là thỏa mãn tình dục. Đang là sinh viên năm thứ ba trường luật, Cảnh cố tình thi trượt để được tự do chơi bời ở đất Hà thành hoa lệ vì Cảnh nghĩ học chẳng để làm gì và đỗ cũng chẳng để làm

Nguyễn Thị Kim 49 K33B - Văn

gì. Cảnh có một ý nghĩ trái khoáy ngược đời so với tất cả những người đã

Một phần của tài liệu Thanh đức và sự thoái trào của xu hướng tiểu thuyết tự lực văn đoàn (Trang 42)