Những biến thái trong quá trình phát triển

Một phần của tài liệu Thanh đức và sự thoái trào của xu hướng tiểu thuyết tự lực văn đoàn (Trang 29)

7. Bố cục khoá luận

1.2.2.2Những biến thái trong quá trình phát triển

Như đã trình bày, xu hướng tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn viết theo một mô hình khá thống nhất nhưng về mặt khuynh hướng hướng thẩm mĩ thể hiện qua sáng tác thì không nên nhìn Tự lực Văn đoàn như một khốị Có một xu hướng tiểu thuyết rất tiêu biểu cho văn đoàn này gồm các tác phẩm của ba nhà văn Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạọ Nói là thống nhất nhưng vẫn có những biến thái và những biến thái đó được thể hiện qua từng giai đoạn.

Nguyễn Thị Kim 29 K33B - Văn

* Giai đoạn 1933 - 1936

Đây là chặng đầu của xu hướng tiểu thuyết Tự lực và cũng là chặng thu được nhiều thành công nhất. Trước những biến động của thời thế, hiểu được tâm lí của tầng lớp thanh niên đương thời, các nhà văn đã nhân danh chủ nghĩa nhân đạo, tinh thần dân chủ, nhân danh tiến bộ để chống phong kiến. Tiểu thuyết của họ đấu tranh cho luyến ái và hôn nhân tự do, đặc biệt yêu cầu giải phóng phụ nữ khỏi sự áp bức của chế độ phong kiến gia trưởng. Tóm lại, nó đem đến cho chủ nghĩa cá nhân màu sắc hấp dẫn của chủ nghĩa nhân văn.

Tiểu thuyết của Tự lực giai đoạn này, nhìn một cách bao quát là trung thành với tôn chỉ, mục đích đã đề rạ Hình tượng nhân vật lí tưởng giai đoạn này thân mật, giản dị, gần gũi với người bình dân cũng như truyền thống đạo lí nghìn đời của dân tộc: hiếu đễ, nhân ái, thuỷ chung. Nhưng do triệt để phủ nhận chế độ đại gia đình phong kiến mà đã đề cao chủ nghĩa cá nhân đến mức cực đoan.

Tuyết trong Đời mưa gió có thể coi là mẫu hình méo mó của sự tự do cá nhân. Cô đòi hỏi phải được giải phóng triệt để ra khỏi gia đình nói chung như một tổ chức tế bào xã hội, chối bỏ trách nhiệm làm vợ, làm mẹ. Tuyết chỉ tôn thờ và ảo tưởng về một cõi tự do tuyệt đối không thuộc quyền sở hữu của ai và muốn sở hữu tất cả. Tuyết quan niệm lạc thú là đích của cuộc sống, tình ái chỉ là sự gặp gỡ của hai xác thịt. Nàng đã khắc sâu vào trái tim sắt đá của mình một câu châm ngôn ghê gớm: Không tình, không cảm, chỉ coi lạc thú ở đời như vị thuốc trường sinh. Lối sống cùng với quan niệm sống cực đoan, truỵ lạc, hưởng thụ đã khiến Tuyết dấn thân vào đời mưa gió và chết trong đó. Tuyết không còn mang trong mình những vẻ đẹp vốn có của người phụ nữ xưa: đức hạnh, khao khát tình yêu, hạnh phúc, biết hi sinh như Mai trong

Nguyễn Thị Kim 30 K33B - Văn

Có thể nói, Tuyết là kiểu nhân vật mới mẻ và lạ khi đặt trong mô hình kiểu nhân vật của tiểu thuyết Tự lực. Với tác phẩm này, xu hướng tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn bước đầu đã chệch hướng so với những luận đề tư tưởng mà họ đặt ra, tuy nhiên sự sai khác này là rất nhỏ.

* Giai đoạn 1936 -1939

Giai đoạn này tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn vẫn tiếp tục phát huy được ảnh hưởng của nó trong đời sống xã hội, vẫn đi vào dòng chảy chủ đạo chống lễ giáo phong kiến nhưng đề tài dân cày nổi lên ở vị trí hàng đầụ Nhât vật lí tưởng vẫn là những chàng và nàng, những trí thức Tây học trẻ tuổi xinh đẹp, đa tình. Họ không chỉ đấu tranh nhằm phế truất chế độ phong kiến với những hủ tục đã lỗi thời mà còn có tinh thần dân tộc, đem ánh sáng của văn minh khoa học để cải cách nông thôn những mong đem lại một cuộc sống ấm no cho nông dân. Đó là những Hạc, Bảo trong Gia đình; Duy, Thơ trong Con đường sáng.

Tuy nhiên đã xuất hiện những tác phẩm mà nhân vật trong đó thể hiện cách sống, quan niệm sống khác lạ so với mẫu hình kiểu nhân vật tiểu thuyết Tự lực đã đề rạ Đó là Nam trong Đẹp, Hiền trong Trống mái.

Nam là một hoạ sĩ luôn sống với cá tính lập dị trong mọi lĩnh vực: hội hoạ, sinh hoạt, gia đình và cả trong tình yêụ Vẽ với Nam chỉ là để thoả mãn cảm giác của chính bản thân. Trong gia đình, Nam tôn thờ chủ nghĩa độc thân để không phải chịu trách nhiệm với bất cứ aị

Còn Hiền trong Trống mái cũng chỉ là hiện thân của con người cá nhân vô trách nhiệm, phù phiếm. Mọi hành động của cô đối với Vọi là hành động của con người xưa nay vẫn nghĩ đến những việc khác thường. Hiền say mê vẻ đẹp thân hình Vọi chỉ là để thoả mãn khả năng chiêm ngưỡng một pho tượng thiên nhiên. Rốt cuộc Vọi chỉ là vật hi sinh trong trò chơi tình yêu của Hiền. Đến giai đoạn này, tiểu thuyết Tự lực ít nhiều đã có những biến đối so với mô

Nguyễn Thị Kim 31 K33B - Văn

hình ban đầụ Những Nam và Hiền chỉ còn biết say mê với cái đẹp hình thức chứ không mang trong mình những lí tưởng hay ước mơ tốt đẹp như giai đoạn trước.

*Giai đoạn 1939 - 1943

Giáo sư Phan Cự Đệ đánh giá “đây là thời kì thoái trào của tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn với những tác phẩm ít nhiều mang màu sắc hiện đại chủ nghĩa” [3, tr.10]. Tiểu thuyết Tự lực đến giai đoạn này đã xa rời hoàn toàn so với mô hình ban đầụ

Không còn hình ảnh những sinh viên, nhà báo, giáo sư, tham tá, đốc tờ …đem kiến thức và nhiệt huyết tuổi xuân cống hiến cho những công việc xã hộị Mối quan tâm của các nhân vật bây giờ chỉ là chuyện yêu đương, chơi bời, hưởng thụ. Đến giai đoạn này, ý thức cá nhân của nhân vật đã lên đến mức cự đoan, đòi hỏi giải phóng bản năng tự do, đứng trên hoặc bất chấp mọi quan hệ chuẩn mực xã hộị Với các tiểu thuyết như: Bướm trắng, Thanh Đức người đọc nhận ra mô hình tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn như không còn chi phối sang tác của các nhà văn nữạ

Trương trong Bướm trắng là một thí nghiệm về ý thức cá nhân cực đoan, bằng cái án tử hình của căn bệnh lao phổi, tác giả đã giải phóng Trương ra khỏi các mối quan hệ bình thường của đồng loại và làm cho nó trở nên vô nghĩạ Trương lao vào cuộc sống ăn chơi, hưởng lạc, đồi truỵ, được sống hoàn toàn theo ý mình, một cuộc sống tự do tuyệt đối của bản năng.

Thanh Đức - tác phẩm cuối cùng của Tự lực văn đoàn vốn được phê phán là đỉnh cao của chủ nghĩa suy đồi đã thể hiện rõ sự thoái trào của xu hướng tiểu thuyết Tự lực mà ở phần sau chúng tôi sẽ phân tích rõ hơn.

Rõ ràng đến giai đoạn thứ ba, các nhân vật của tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn đã đi ngược lại hoàn toàn so với mô hình ban đầụ Họ không còn vui vẻ trẻ trung, không còn ước mơ với những lí tưởng tốt đẹp nữa mà họ quậy phá

Nguyễn Thị Kim 32 K33B - Văn

bằng mọi cách, lấy ăn chơi, hưởng thụ với lối sống đồi truỵ làm mục đích sống.

Một phần của tài liệu Thanh đức và sự thoái trào của xu hướng tiểu thuyết tự lực văn đoàn (Trang 29)