Tác giả Khái Hưng

Một phần của tài liệu Thanh đức và sự thoái trào của xu hướng tiểu thuyết tự lực văn đoàn (Trang 35)

7. Bố cục khoá luận

2.1.1Tác giả Khái Hưng

Vũ Ngọc Phan trong nhà văn hiện đại đã nhận xét “ Hiện nay nhà văn được nam nữ thanh niên yêu chuộng, được họ coi là người hiểu biết tâm hồn họ hơn cả, có lẽ chỉ có Khái Hưng. Độc giả của ông không phải chị thợ nhà máy diêm hay anh tài vặn ô tô như một vài nhà tiểu thuyết chủ trương những thuyết cạn hẹp và thông thường, độc giả của ông thuộc hẳn hạng thanh niên trí thức mà trong số ấy phần đông là bạn gáị Khái Hưng là văn sĩ của thanh niên Việt Nam cũng như Alfred de Musset là thi sĩ của thanh niên Pháp thủa xưa”[13, tr.9]s. Nhận định như vậy là đánh giá rất cao tài năng của Khái Hưng.

Khái Hưng sinh tại làng Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, tỉnh Hải Dương nay thuộc thành phố Hải Phòng.

Cổ Am là một làng nổi tiếng hiếu học và trọng văn hóa từ ngàn xưạ Làng Cổ Am từng có nhiều người đỗ đạt trong thời kì còn chế độ khoa cử Hán học. Ở đây người ta có hình thức tôn vinh những người học giỏi đỗ đạt. Bởi vậy, trong các văn phẩm của mình, Khái Hưng luôn đề cao người có học, luôn đề cao văn hóa, điều đó có cội nguồn và cũng thật dễ hiểụ

Thân phụ của Khái Hưng là cụ Trần Mĩ (vốn xuất thân trong gia đình dòng dõi khoa bảng), một cử nhân Hán học từng làm tuần phủ tỉnh Thái Bình. Cụ có tập thơ Cổ phần lai khúc, đăng báo Nam phong năm 1919. Cụ Trần Mĩ có tới năm người vợ nên rất đông con. Khái Hưng là con bà vợ cả (Khái Hưng từng phải chịu cảnh dì ghẻ con chồng) và là anh trai của nhà văn Trần

Nguyễn Thị Kim 35 K33B - Văn

Tiêụ Khi Khái Hưng buôn dầu ở Ninh Giang thất thoát hàng vạn đồng Đông Dương, cụ phải bán cả ruộng vườn, đồ cổ, ngà voi để trả nợ.

Nhạc phụ của Khái Hưng là cụ Lê Văn Đính (nguyên mẫu nhân vật Án Báo trong tiểu thuyết Gia đình). Cụ cũng xuất thân gia đình khoa bảng, cũng là cử nhân Hán học và từng làm tuần phủ, tổng đốc rồi thượng thư. Cụ Đính người làng Dịch Diệp ( Dịch Diệp cũng là làng văn hóa nổi tiếng từ ngày còn chế độ khoa cử Hán học, xưa và nay đều có rất nhiều người đỗ đạt), huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Khác với cụ Trần Mĩ, cụ Lê Văn Đính chỉ có một người vợ nhưng cũng rất đông con ( sáu gái, một trai).

Như vậy, cả thân phụ và nhạc phụ của Khái Hưng đều là bậc đại quan, đều làm công chức cho Pháp nhưng có gốc văn hóa cũ không phải là bọn tay sai bán nước cầu vinh hoặc xuất thân từ thầu khoán, bồi bếp, thông ngôn… mới phất cho nên tuy làm việc cho Pháp mà họ không thật được tin dùng và phần nào có tư tưởng ghét Tâỵ Khái Hưng đã sống trong môi trường trưởng giả nhưng ông cũng có điều kiện tiếp xúc với tư tưởng, ý thức, nếp sống và văn hóa phương Tâỵ Khái Hưng cũng trải nghiệm cuộc sống đại gia đình với biết bao hủ tục, luật lệ phiền toái, lạc hậu nhưng mặt khác trong hai cái đại gia đình Trần- Lê của ông cũng còn phảng phất dấu ấn đẹp của văn hóa cổ truyền khiến ông không thể dễ dàng phủ nhận sạch trơn.

Khái Hưng tên thật là Trần Giư, sinh năm 1897 (theo gia phả họ Trần ở làng Cổ Am). Khi buôn dầu ở Ninh Giang, ông mới đổi thành Trần Khánh Giư. Ông có các bút danh: Bán than, Nhát dao cạo, Chàng lẩn thẩn, Tò mò, Nhị Linh, Khái Hưng là bút danh chính do xếp chữ Khánh Giư mà thành.

Thủa nhỏ Khái Hưng học chữ nho, 12 tuổi mới học Tây học. Ông học trường Albert Sarraut từng nổi tiếng là giỏi Pháp văn và tinh nghịch. Ông đã được trao tặng giải nhất cho bản dịch vở hài kịch Les Pleideurs của Racine ( 1923). Trưng bầy tranh tại hội chợ Hà Nội, ông đã được tặng giải thưởng

Nguyễn Thị Kim 36 K33B - Văn

khuyến khích. Người ta cũng còn giữ được bản dịch của Khái Hưng về bài thơ Tình tuyệt vọng của Arve và bài thơ Dưới trăng uống rượu một mình

của Lí Bạch. Người ta cũng giữ được bức họa Trăng xưa, Khái Hưng vẽ mô tả nỗi buồn nhớ Nhất Linh một bạn thân thiết vì công việc chống Pháp phải bỏ đi xạ

Năm 1927 sau khi đậu tú tài Pháp phần một ( ban triết học), Khái Hưng không tiếp tục học lên để ra làm quan như đa số bạn học cùng thời mà bỏ đi buôn dầu ở Ninh Giang. Vì tính phóng thoáng, bán chịu không thu được nợ nhà văn thất bại sau ba năm kinh doanh tài tử. Ông bỏ Ninh Giang lên Hà Nội dạy học ở trường tư thục Thăng Long, một trường nổi tiếng lúc bấy giờ. Trong thời gian này, Khái Hưng còn làm chủ bút và viết một số bài đăng trên

Phong hóa của Phạm Hữu Ninh từ số một đến số mười bạ Ông cũng viết nhiều bài nghị luận đăng Văn học tạp chí.

Cũng trong thời gian này, có một việc xảy ra ở quê nhà đã ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của Khái Hưng. Nhân cuộc khởi nghĩa Yên Bái của Nguyễn Thái Học, dân làng Cổ Am nổi lên biểu tình giết chết tên tri huyện Vĩnh Bảo là Hoàng Gia Nô (con trai Hoàng Cao Khải). Thực dân Pháp đã đàn áp, sát hại người làng Cổ Am hết sức dã man. Chính gia đình Khái Hưng cũng có nhiều người liên quan. Anh cả của Khái Hưng, ông Trần Xuân ( từng làm tham tá Nam Định) bị Pháp bắt, tra hỏi đã uống thuốc ngủ tự vẫn. Khi thực dân Pháp đem máy bay,lính đến tàn sát nhân dân làng Cổ Am, cụ Trần Mĩ cũng có lên tiếng bảo vệ dân.

Năm 1931 Khái Hưng lập gia đình và ông lên Phú Thọ buôn sơn. Những cảnh và người vùng này sau được mô tả rất nhiều trong tác phẩm của nhà văn.

Bà Khái Hưng tên thật là Lê Thị Hòa, người nhỏ nhắn, tính tình hiền dịu, đoan trang và tuy làm vợ một ông tú tài Tây mà vẫn để hai hàm răng đen,

Nguyễn Thị Kim 37 K33B - Văn

khi tắm biển vẫn mặc cả quần áo dàị Theo Trần Khánh Triệu (người con nuôi của Khái Hưng) thì chính nhờ tài tháo vát của bà mà Khái Hưng khỏi phải lo nghĩ về kinh tế để yên tâm sáng tác.

Cũng trong thời gian dạy học ở trường Thăng Long, Khái Hưng đã gặp Nhất Linh vì cùng chung một quan niệm về văn chương, xã hội nên hai người nhanh chóng trở thành bạn tâm giao (chính Nhất Linh trong lời đề từ tác phẩm Đoạn tuyệt của mình đã thừa nhận “ Tặng Khái Hưng- tác giả Nửa chừng xuân nhà văn cùng quan niệm với tôi về xã hội hiện thời”). Tình cảm đó càng trở nên thân thiết khi mà Nhất Linh đã cho một người con (Trần Khánh Triệu) làm con nuôi Khái Hưng. Cùng với Nhất Linh, Khái Hưng đã tham gia biên tập báo Phong hóa rồi ở trong Tự lực Văn đoàn và trở thành nhà văn chủ chốt có đóng góp lớn cho Tự lực.

Năm 1939, do biến chuyển của thời thế, đại chiến thế giới thứ hai bùng nổ, nhóm Tự lực Văn đoàn nghiêng về hoạt động chính trị. Khái Hưng đã tham gia vào phong trào này nhưng cũng do tình bạn chứ không phải là có tham vọng chính trị. Trần Khánh Triệu kể “ theo lời mẹ tôi, bản chất ba tôi là con người nghệ sĩ nhưng về sau tham gia hoạt động chính trị cũng chỉ là thấy anh em làm, ba tôi cũng tha thiết muốn làm với anh em” [13, tr.180]. Hoạt động chính trị sai lầm của Khái Hưng ở cuối đời cũng chỉ ở mức không tìm ra con đường đúng phù hợp với hướng đi của lịch sử nên có lúc chống phá cách mạng chứ không phải là cam tâm bán nước cầu vinh, cúi đầu làm nô lệ. Con người của Khái Hưng là con người của văn chương của những tư tưởng lãng mạn chứ không phải con người của hành động, của thực tiễn làm chính trị.

Khái Hưng mất năm 1947 ở Nam Định.

Tất cả các văn phẩm của ông - truyện dài, truyện ngắn và kịch đều do nhà xuất bản Đời nay phát hành:

Nguyễn Thị Kim 38 K33B - Văn

Truyện dài: Hồn bướm mơ tiên (1933), Nửa chừng xuân (1934),

Gánh hàng hoa (1934- viết cùng Nhất Linh), Trống mái (1936), Thừa tự

(1940), Tiêu Sơn tráng sĩ (1940), Hạnh (1940), Những ngày vui ( 1941),

Đẹp (1941).

Truyện ngắn: Dọc đường gió bụi (1936), Anh phải sống (1937- viết cùng Nhất Linh), Tiếng suối reo (1937), Đợi chờ (1939), Đội mũ lệch

(1941). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kịch: Tục lụy (1937), Đồng bệnh (1942).

Từ khi tham gia Tự lực Văn đoàn, được cổ vũ, góp ý khuyến khích, Khái Hưng đã chuyển biến nhanh chóng cùng Nhất Linh và các bạn trong Văn đoàn. Ông thực sự trở thành những nhà văn trụ cột, có sáng tác dồi dào và tiêu biểu nhất Tự lực Văn đoàn. Ông là nhà tiểu thuyết có biệt tài, đã góp phần làm cho tiểu thuyết trở thành thể loại chủ lực cảu Văn đoàn Tự lực và cũng góp phần không nhỏ làm cho bạn đọc tin tưởng, yêu mến Văn đoàn của ông.

Ngay cả những nhà phê bình văn học Macxit vốn rất chủ quan trong lập trường của mình cũng phải công nhận: Trong Tự lực Văn đoàn, Khái Hưng là nhà văn viết nhiều hơn cả, viết nhiều và viết đềụ Ông đã được số đông thanh niên nam nữ nhất là nữ tư sản, tiểu tư sản thành thị ưa đọc. Họ đã say xưa với Hồn bướm mơ tiên, họ đem Nửa chừng xuân chuyển thành kịch nói diễn đi diễn lại nhiều lần. Năm 1935 nhà sách Hương Giang (Huế) có trưng cầu ý kiến bạn đọc về thứ bậc nên dành cho các nhà văn thời đạị Khái Hưng được xếp thứ hai, thời kì Mặt trận dân chủ, dù có những phong trào chính trị lôi cuốn, những thanh niên vẫn tìm đến tiểu thuyết của Khái Hưng cũng như sau này ở các đô thị miền Bắc, miền Nam xa nơi khói lửa chiến tranh, tác phẩm của ông vẫn là món ăn tinh thần được ưa chuộng. Điều này có nghĩa là Khái Hưng đã thoả mãn được của lớp thanh niên thành thị.

Nguyễn Thị Kim 39 K33B - Văn

Có thể thấy Khái Hưng có một vị trí và ảnh hưởng khá lớn đối với Tự lực Văn đoàn và tầng lớp công chúng độc giả đương thờị

Một phần của tài liệu Thanh đức và sự thoái trào của xu hướng tiểu thuyết tự lực văn đoàn (Trang 35)