Kết quả thăm dò về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trường trung học phổ thông tam đảo tỉnh vĩnh phúc luận văn ths giáo dục học (Trang 84)

83

Để lấy ý kiến về tính cần thiết cũng như tính khả thi của các biện pháp, chúng tôi đã thăm dò ý kiến của 64 cán bộ - giáo viên trong trường. Kết quả như sau:

Bảng 3.1:Kết quả thăm dò về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Các giải pháp Số lƣợng % Tính cần thiết Tính khả thi Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi 1. Đổi mới công tác lập kế

hoạch bồi dƣỡng năng lực dạy học GV theo chuẩn nghề nghiệp SL 52 12 0 48 16 0 % 82,2 18, 8 0 75,0 25, 0 0

2. Tăng cƣờng đào tạo và bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên cốt cán. SL 52 12 0 47 17 0 % 82,2 18, 8 0 73,4 26, 6 0

3. Bồi dƣỡng giáo viên và cán bộ quản lí về việc ứng dụng CNTT vào dạy học SL 54 10 0 50 14 0 % 84,4 15, 6 0 78,1 21, 9 0

4. Đảm bảo các điều kiện cần thiết cho công tác bồi dƣỡng năng lực dạy học giáo viên đạt kết quả.

SL 51 13 0 45 19 0

% 79,7 20,

3 0 70,3

29,

7 0

5. Đổi mới đánh giá kết quả bồi dƣỡng. SL 49 15 0 44 20 0 % 76,6 23, 4 0 68,7 31, 3 0 6. Phát triển môi trƣờng sƣ phạm thân thiện, tích cực và có các chế độ chính sách động viên khích lệ đối với hoạt động bồi dƣỡng năng lực dạy học SL 53 11 0 49 15 0 % 82,8 17, 2 0 76,6 23, 4 0

84

Kết quả khảo sát cho thấy:

100% số người được hỏi ý kiến nhất trí với các biện pháp nêu trong luận văn, các biện pháp đều khẳng định tính cần thiết và tính khả thi của chúng, mặc dù số ý kiến đánh giá ở các biện pháp không đều nhau và mức độ đánh giá của những đối tượng được trưng cầu ý kiến cũng khác nhau. Tổng hợp lại cả 6 biện pháp đưa ra đều đảm bảo sự cấp thiết và khả thi trong công tác quản lí bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên tại trường THPT Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc.

Tiểu kết chƣơng 3

Trên cơ sở lý luận về bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên THPT và thực trạng năng lực dạy học giáo viên, quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên tại trường THPT Tam Đảo, căn cứ các văn bản chỉ đạo và định hướng phát triển giáo dục – đào tạo của Bộ, của tỉnh Vĩnh Phúc, luận văn đã xây dựng các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên tại trường THPT Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp. Thực hiện đồng bộ 6 biện pháp được trình bày tại chương 3 thì trường THPT Tam Đảo sẽ có được đội ngũ giáo viên có năng lực dạy học đáp ứng được yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện theo mục tiêu của cấp học nói riêng và mục tiêu của giáo dục nói chung trong thời đại mới.

Biện pháp 1 : Đổi mới công tác lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy

học GV theo chuẩn nghề nghiệp là chủ thể quản lý định hướng cho hoạt động

quản lý và vận hành nó đạt mục tiêu, chất lượng ở tất cả các khâu trong quá trình quản lý.

Biện pháp 2 : Tăng cường đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cốt

cán. Biện pháp giúp nhà trường xây dựng được mạng lưới, lực lượng giáo

viên cốt cán- họ sẽ đóng vai trò “giảng viên” trong các hoạt động đào tạo bồi dưỡng.

85

Biện pháp 3: Bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lí về việc ứng dụng

CNTT vào dạy học. Biện pháp này góp phần thay đổi nếp tư duy về giáo dục

truyển thống, về phương pháp luận dạy học.

Biện pháp 4: Đảm bảo các điều kiện cần thiết cho công tác bồi dưỡng

năng lực dạy học giáo viên đạt kết quả. Biện pháp này mang tính hỗ trợ

nhưng là nền tảng nâng đỡ các giải pháp khác tác động vào chủ thể quản lý.

Biện pháp 5 : Đổi mới đánh giá kết quả bồi dưỡng là quan tâm, trú trọng đến kết quả bồi dưỡng, có sự tổng kết đánh giá kết quả đạt được sau mỗi hoạt động bồi dưỡng. Biện pháp này giúp nhà quản lý nắm được hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng, năng lực của các đội ngũ tham gia bồi dưỡng, từ đó có những điều chỉnh phù hợp để hoạt động bồi dưỡng ngày càng đạt hiệu quả.

Biện pháp 6: Phát triển môi trường sư phạm thân thiện, tích cực và có các chế độ chính sách động viên khích lệ đối với hoạt động bồi dưỡng năng

lực dạy học. Biện pháp này kết hợp với các biện pháp khác góp phần đốc thúc,

86

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Quản lý công tác bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp là một nội dung quan trọng trong giai đoạn thực hiện những yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

* Về lý luận :

Luận văn đã tập trung nghiên cứu, phân tích làm rõ và hệ thống hóa về những khái niệm cơ bản về quản lý, về đặc thù lao động của giáo viên THPT, các tiêu chí của năng lực dạy học do chuẩn nghề nghiệp quy định, tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên và quản lý công tác bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp.

* Về thực tiễn :

Luận văn đã đi sâu phân tích, đánh giá đặc điểm và năng lực dạy học đội ngũ giáo viên trường THPT Tam Đảo so với chuẩn nghề nghiệp, phân tích những thành công và hạn chế trong việc quản lý công tác bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp trong 5 năm vừa qua, tìm ra những thuận lợi và khó khăn để hạn chế khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh của việc quản lý công tác bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp, nhằm nâng cao năng lực dạy học, năng lực nghề nghiệp cho giáo viên. Từ sự phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên. Trường THPT Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc, dưới ánh sáng của các vấn đề lý luận của khoa học quản lý và quản lý giáo dục, luận văn đã đề xuất những biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên. Hệ thống những biện pháp mà đề tài xây dựng nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên với đích nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên trường THPT Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng chuẩn nghề nghiệp.

Mặc dù không có điều kiện thực nghiệm các biện pháp nhưng qua khảo nghiệm về mặt nhận thức về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề

87

xuất, các ý kiến của các đồng chí cán bộ, giáo viên, tổ trưởng chuyên môn, đội ngũ cốt cán trường THPT Tam Đảo đều khẳng định: Các biện pháp đều cần thiết và khả thi, có thể áp dụng vào thực tiễn để quản lý công tác bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trường THPT Tam Đảo đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ giáo dục và đào tạo

Tiếp tục mở rộng các hình thức bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên về chuẩn hóa nhằm đổi mới nhận thức và nâng cao nhận thức về quản lý giáo dục đảm bảo chất lượng, quản lý sự thay đổi trong giáo dục.

Xây dựng các chương trình bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên theo chu kỳ nội dung sát hợp với các yêu cầu, tiêu chí của chuẩn nghề nghiệp đã ban hành. Trong giai đoạn trước mắt, đặc biệt chú ý đến rèn năng lực xây dựng môi trường học tập thân thiện, kỹ năng kiểm tra, đánh giá, năng lực phát triển nghề nghiệp, phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục.

2.2. Đối với UBND tỉnh và Sở GD – ĐT Vĩnh Phúc

Xây dựng các chế tài để nâng cao hiệu quả quản lý đối với việc triển khai bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp.

Chỉ đạo các trường THPT thực hiện việc đánh giá xếp loại năng lực dạy học giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp cũng như việc sử dụng kết quả đánh giá xếp loại năng lực dạy học giáo viên có tác dụng thúc đẩy, kích thích nỗ lực phấn đấu, phát triển nghề nghiệp của toàn thể đội ngũ

Xây dựng chế độ, chính sách phù hợp để đồng thời động viên. Khích lệ giáo viên trong việc nỗ lực phấn đấu đáp ứng chuẩn nghề nghiệp.

Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát đồng bộ, cụ thể công tác quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên theo chuẩn. Phối kết hợp chặt chẽ giữa bộ phận chuyên môn với các bộ phận tổ chức cán bộ, thanh tra, khảo thí và kiểm định chất lượng để tăng cường kiểm tra, đánh giá, kiểm định chất lượng theo chuẩn.

88

2.3. Đối với nhà trường

Đầu tư kinh phí thỏa đáng cho các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học đội ngũ giáo viên, đảm bảo các điều kiện để bồi dưỡng giáo viên có hiệu quả, chất lượng thực.

Tổ chức nghiên cứu và nâng cao nhận thức về quy định chuẩn cho CBQL, đội ngũ giáo viên để thực hiện tốt việc bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp.

Thường xuyên nắm bắt thông tin để đánh giá thực trạng năng lực dạy học giáo viên so với chuẩn nghề nghiệp.

Chủ động xây dựng các kế hoạch, chương trình, nội dung bồi dưỡng thường xuyên ngắn hạn, kịp thời đáp ứng những tiêu chí về năng lực dạy học theo chuẩn mà giáo viên của nhà trường đang khiếm khuyết và cần bổ sung.

Thực hiện nghiêm chỉnh những chế độ, chính sách đối với giáo viên kịp thời động viên khích lệ giáo viên nỗ lực phấn đấu.

89

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Quốc Bảo. Quản lý nhà trường. Bài giảng lớp cao học quản lý giáo dục khóa 11, Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Đặng Quốc Bảo. Phát triển nguồn nhân lưc-phát triển con người. Tài liệu giảng dạy lớp cao học khóa 11, Đại học giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. Đặng Quốc Bảo. Kinh tế học giáo dục. Bài giảng lớp cao học khóa 11, Đại học Quốc gia Hà Nội.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học

phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. Hà Nội, 2011.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thông tư 30/2009/TT – BGDĐT Ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ

thông.

6.Bộ giáo dục và Đào tạo (2009), Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng. Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam, 2009.

8. Hiền Bùi (2001), Từ điển giáo dục học. Nxb Từ điển bách khoa Hà Nội.

9. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Đại cương khoa học quản lý. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012.

10. Chính phủ (2012). Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020.

11. Nguyễn Đức Chính. Đo lường và đánh giá trong giáo dục và dạy học. Bài giảng lớp cao học quản lý giáo dục, Hà Nội, 2011.

12. Nguyễn Đức Chính, Thiết kế và đánh giá chương trình giáo dục. Bài giảng lớp cao học QLGD khoá 11 ĐHGD-ĐHQG Hà Nội.

13. Vũ Cao Đàm. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nhà xuất bản giáo dục, 2008.

14. Trần Khánh Đức. Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI. Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam, 2010.

90

15. Nguyễn Duy Mộng Hà (2012), Một số gợi mở cho việc xây dựng, đánh giá và cải tiến chương trình giáo dục Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn -Hội thảo Đảm bảo chất lượng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

16. Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển giáo dục, phát triển con người phục

vụ phát triển xã hội - kinh tế, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

17. Phạm Minh Hạc (1997), Giáo dục nhân cách, đào tạo nhân lực, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

18. Phạm Minh Hạc (1999), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

19. Đặng Xuân Hải. Quản lý sự thay đổi. Bài giảng lớp cao học quản lý khóa 11, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012.

20. Đặng Xuân Hải. Cơ cấu tổ chức và quản lý hệ thống giáo dục quốc dân. Bài giảng lớp cao học quản lý giáo dục khóa 11, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011.

21. Nguyễn Trọng Hậu. Những cơ sở của lý luận quản lý giáo dục. Tài liệu giảng dạy lớp cao học quản lý giáo dục khóa 11, Đại học giáo dục- Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010.

22. Nguyễn Thị Phƣơng Hoa. Lý luận dạy học hiện đại. Bài giảng lớp cao học quản lý giáo dục khóa 11, Đại học Quốc gia Hà Nội.

23. Lê Ngọc Hùng. Xã hội học giáo dục. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010.

24. Đặng Thành Hƣng, Quan niệm về chuẩn và chuẩn hoá trong giáo dục, kỷ yếu hội thảo Viện chiến lược 27/01/2005.

25. Đặng Bá Lãm (6/2005), Báo cáo tổng kết đề tài: Luận cứ khoa học cho các giải pháp đổi mới quản lí nhà nước về giáo dục ở nước ta trong thập niên

đầu thế kỷ 21.

26. Trần Thị Bích Liễu, 2012, (chủ nhiệm đề tài), Đánh giá công tác công nghệ thông tin truyền thông (ICT) sử dụng trong dạy học đối với kiến thức và

91

kỹ năng của giáo viên và học sinh các trường trung học phổ thông ở Việt Nam. Đề tài cấp Đại học Quốc gia Trọng điểm, Mã số: QGTĐ. 10. 19

27. Trần Thị Bích Liễu, 2005, Giáo viên – người lãnh đạo quá trình dạy học,

Tạp chí khoa học, Số 6, trang 3-7.

28. Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Tâm lý học quản lý. Bài giảng lớp cao học quản lý khóa 11, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011.

29. Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Tâm lý học ứng dụng trong tổ chức và quản lý giáo dục. Bài giảng dạy cho lớp cao học khóa 11, Đại học giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011.

30. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Đức Chính, Chuẩn và chuẩn hoá trong

giáo dục-Những vấn đề lí luận và thực tiễn, Tham luận Hội thảo “Chuẩn và

Chuẩn hoá trong giáo dục-Những vấn đề lí luận và thực tiễn-Hà Nội 27/1/2005.

31. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (chủ biên), Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Trọng Hậu, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Sĩ Thƣ (2012). Quản lý giáo dục một số vấn đề

lý luận và thực tiễn, Nxb Đại ho ̣c Quốc gia Hà Nô ̣i

32. Luật giáo dục. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005.

33. Hồ Viết Lƣơng (2005), Chuẩn quốc gia về giáo dục phổ thông - thách

thức lớn trong lí luận chương trình dạy học của giáo dục hiện đại, Kỷ yếu

Hội thảo chuẩn và chuẩn hoá trong giáo dục - Những vấn đề lí luận và thực tiễn, Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục.

34. Hà Nhật Thăng, Xu thế phát triển giáo dục. Bài giảng lớp cao học QLGD khoá 11, Đại học Giáo dục - ĐHQG Hà Nội, 2011.

35. Senge P.M.(2/1996) Rethinking leadership in the learning organization, The system thinkers, Pegasus Communication, Volum7, No1

92

PHỤ LỤC Phụ lục 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC

PHIẾU GIÁO VIÊN TỰ ĐÁNH GIÁ

Trƣờng: ... Năm học: ...

Họ và tên giáo viên: ... ...

Môn học đƣợc phân công giảng dạy: ...

(Các từ viết tắt trong bảng: TC - tiêu chuẩn; tc - tiêu chí) Các tiêu chí Điểm đạt được Nguồn minh chứng 1 2 3 4 1 2 3 4 5 6 7 8 * TC 3. Năng lực dạy học

+ tc 1. Xây dựng kế hoạch dạy học

+ tc 2. Bảo đảm kiến thức môn học

+ tc 3. Bảo đảm chương trình môn học

+ tc 4. Vận dụng các phương pháp dạy học

+ tc 5. Sử dụng các phương tiện dạy học

+ tc 6. Xây dựng môi trường học tập

+ tc 7. Quản lý hồ sơ dạy học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trường trung học phổ thông tam đảo tỉnh vĩnh phúc luận văn ths giáo dục học (Trang 84)