Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trường trung học phổ thông tam đảo tỉnh vĩnh phúc luận văn ths giáo dục học (Trang 67)

Trường đã được sự quan tâm của cấp trên về các mặt hoạt động nhưng việc quan tâm của cấp trên đối với công tác bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên còn hạn chế. Do đó trường luôn phải chủ động trong công tác bồi dưỡng.

66

Điều kiện cơ sở vật chất nhà trường còn rất nhiều khó khăn: thiếu phòng học bộ môn, phòng chức năng, phòng thí nghiệm. Nguồn quỹ xã hội hóa hỗ trợ công tác bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên còn hạn chế. Chế độ chính sách cho công tác bồi dưỡng còn chưa thực sự hợp lý.

Đa số đội ngũ giáo viên là trẻ tuy có sự nhiệt huyết, năng động nhưng kinh nghiệm chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng nghề nghiệp còn hạn chế, khả năng xử lý các tình huống sư phạm còn chưa mềm dẻo dẫn đến đôi lúc tạo ra môi trường học tập căng thẳng không cần thiết. Nhà trường chưa có nhiều thế hệ nên việc học hỏi giữa các đồng nghiệp là khó khăn, chưa có đội ngũ cốt cán giàu kinh nghiệm trong giảng dạy và công tác nên vai trò làm trụ cột cho các tổ, nhóm chuyên môn trong hoạt động bồi dưỡng còn hạn chế.

Các vấn đề về lập kế hoạch, thiết kế chương trình và sử dụng các phương pháp bồi dưỡng còn chưa sáng tạo, khoa học và hoàn hảo. Do đó kết quả đạt được của công tác bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên còn hạn chế.

Chất lượng đầu vào lớp 10 của HS còn thấp (vì mặt bằng giáo dục trung học cơ sở huyện Tam Đảo thuộc hạng thấp nhất tỉnh Vĩnh Phúc) do đó giáo viên cũng gặp nhiều khó khăn và vất vả trong quá trình giảng dạy dẫn đến chất lượng giáo dục còn chưa cao. Đặc biệt việc ôn thi HS giỏi cần rất nhiều công sức của thầy cô và kết quả thi đại học - cao đẳng còn khiêm tốn.

Tiểu kết chƣơng 2

Chương 2 của luận văn đã trình bày thực trạng về quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học đội ngũ giáo viên trường THPT Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc theo các chuẩn đối với giáo viên THPT đã được Bộ GD – ĐT ban hành. Trong chương 2 tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng triển khai việc quản lý công tác bồi dưỡng năng lực dạy học của đội ngũ giáo viên trường THPT Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học. Cùng với cơ sở lí luận ở chương 1, cơ sở thực tiễn của chương 2 sẽ là căn cứ khoa học để tác giả đề xuất các biện pháp quản lý ở chương 3.

67

CHƢƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỒI DƢỠNG

NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TAM ĐẢO ĐÁP ỨNG CHUẨN NGHỀ NGHIỆP 3.1. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp

3.1.1. Dựa trên tính kế thừa và phát triển

Để quản lý công tác bồi dưỡng năng lực dạy học đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học đã được Bộ giáo dục ban hành và hướng dẫn thì cần phải kế thừa, tiếp thu có chọn lọc những biện pháp đã tiến hành trong các năm qua, đồng thời cải tiến nó để phù hợp, đáp ứng được 8 tiêu chí của năng lực dạy học; Không xóa bỏ hoàn toàn và không làm xáo trộn hoặc quá thay đổi những cái chúng ta đã làm mà phải điều chỉnh nó cho phù hợp với đặc điểm của đội ngũ giáo viên nhà trường, môi trường công tác (cơ sở vật chất, chất lượng học sinh, kinh tế xã hội của địa phương)

3.1.2. Bám sát quan điểm chuẩn hóa

Bản chất của việc quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên trường THPT Tam Đảo đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học là xây dựng và phát triển được đội ngũ giáo viên có năng lực dạy học (năng lực xây dựng kế hoạch dạy học; nắm vững kiến thức môn học và chương trình môn; vận dụng các phương pháp, phương tiện dạy học; năng lực xây dựng môi trường học tập, quản lý hồ sơ dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh) đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học. Vì vậy bản thân các đồng chí giáo viên và cán bộ quản lý phải căn cứ vào các tiêu chí cụ thể (8 tiêu chí) để xem xét những gì giáo viên phải thực hiện và đã được thực hiện, những gì giáo viên có thể thực hiện được. Trên cơ sở đó khuyến khích giáo viên xây dựng chương trình, kế hoạch tự rèn luyện, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học. Đồng thời người cán bộ quản lý lập kế hoạch bồi dưỡng, xây dựng chương trình bồi dưỡng, chỉ đạo đổi mới phương pháp bồi dưỡng, cách đánh giá kết quả bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ

68

cốt cán, chuẩn bị các điều kiện cho công tác bồi dưỡng để nâng cao chất lượng hiệu quả công tác bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên, từ đó giúp cho đội ngũ giáo viên trường THPT Tam Đảo được nâng cao năng lực dạy học đáp ứng yêu cầu chuẩn quy định.

3.1.3. Dựa trên tính hiệu quả

Tính hiệu quả của các biện pháp thể hiện ở việc quản lý công tác bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên phải phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thực tề của nhà trường. Đồng thời các biện pháp đó phải xây dựng và phát triển được đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên để thực hiện được mục tiêu phát triển nhà trường là trường đạt chuẩn quốc gia trong thời gian gần nhất .

3.2. Các biện pháp quản lý bồi dƣỡng năng lực dạy học của giáo viên trƣờng THPT Tam Đảo đáp ứng chuẩn nghề nghiệp

3.2.1. Đổi mới công tác lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học GV theo chuẩn nghề nghiệp chuẩn nghề nghiệp

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

- Lập kế hoạch nhằm xác định hệ thống mục tiêu, nội dung hoạt động, các biện pháp cần thiết để đạt được trạng thái mong muốn của hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên khi kết thúc một giai đoạn phát triển.

- Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên; năng lực tự đánh giá hiệu quả bồi dưỡng; năng lực tổ chức, quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng giáo viên của nhà trường.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

- Cập nhật kiến thức về yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục. Phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học.

69

Bối dưỡng về công tác xây dựng kế hoạch là phải giúp cho GV thấy được ý nghĩa, vai trò của việc xậy dựng kế hoạch, biết cách xây dựng kế hoạch, đảm bảo cả nội dung và hình thức. Kế hoạch phải nêu rõ các phần công việc thực hiện theo thời gian, lực lượng phối hợp và các điều kiện thực hiện kế hoạch .

- Bồi dưỡng về kiến thức môn học, chương trình môn học

Mặc dù trong xu thế phát triển của thời đại mới, người thầy không còn là đại diện phát ngôn quyền uy về tri thức và khống chế toàn diện tổ chức và phát triển môn học mà xuất hiện nhiều hơn với tư cách là người hướng dẫn và hiệp lực nhưng đòi hỏi phải định hướng đúng cho học sinh, tạo cơ hội tốt để học sinh không tiếp thu tri thức một cách thụ động tức phương pháp dạy học phải phù hợp phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh. Muốn như vậy người thầy phải am hiểu, nắm vững kiến thức môn học, chương trình môn học. Việc bồi dưỡng kiến thức môn học, chương trình môn học có thể thực hiện thông qua: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tổ chức thi kiến thức chuyên môn theo định kỳ cho giáo viên

+ Định kỳ tổ chức biên soạn đề thi học sinh giỏi, đề thi đại học cao đẳng.

+ Sinh hoạt chuyên môn của tổ chuyên môn + Dự giờ, đánh giá giờ dạy của GV

+ Thao giảng, hội giảng GV giỏi các cấp - Bồi dưỡng về kỹ năng sư phạm:

Việc bồi dưỡng kỹ năng sư phạm tập chung vào các nội dung sau : Kỹ năng vận dụng các hình thức và phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa quá trình học tập của học sinh, kỹ năng tạo dựng được môi trường học tập dân chủ, thân thiện, hợp tác, an toàn và lành mạnh. Kỹ năng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, kỹ năng xây dựng, lưu trữ và sử dụng hồ sơ giáo dục và giảng dạy. Việc bồi dưỡng kỹ năng sự phạm có thể thực hiện thông qua:

70

+ Sinh hoạt chuyên môn của tổ chuyên môn

+ Hoạt động thực hiện đối mới PPDH, kiểm tra đánh giá của GV + Dự giờ, đánh giá giờ dạy của GV

+ Hướng dẫn học sinh đổi mới phương pháp học tập + Tổ chức kiểm tra đánh giá học sinh theo hướng đổi mới + Thao giảng, hội giảng GV giỏi các cấp

+ Học hỏi kinh nghiệm, nêu gương dạy tốt, khích lệ đổi mới; bồi dưỡng

3.2.1.3. Triển khai thực hiện

- Thành lập Ban chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên, trưởng Ban là hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, các thành viên là các giáo viên cốt cán và đại diện các tổ chức đoàn thể trong trường. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch và triển khai bồi dưỡng giáo vên, kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng.

- Tổ chức, triển khai đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường việc tìm hiểu hệ thống các tiêu chí về năng lực dạy học của chuẩn nghề nghiệp. - Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học GV bao gồm: Kế hoạch bồi dưỡng dài hạn (5- 10 năm), kế hoạch bồi dưỡng trung hạn (3- 5 năm) và kế hoạch bồi dưỡng ngắn hạn (hàng năm), phân cấp, xây dưng, quản lý và tổ chức thực hiện kế hoạch cho các cấp quản lý giáo dục. Trên kế hoạch dài hạn của Bộ GD – ĐT và của Sở. Kế hoạch dài hạn mang tính chất cơ bản làm phần cứng thống nhất từ Bộ GD và ĐT đến cơ sở, có những kế hoạch ngắn hạn có tính linh hoạt mềm dẻo phù hợp với từng cơ sở GD, từng nhóm đối tượng GV.

- Trưng cầu ý kiến, tạo sự đồng thuận: Kế hoạch bồi dưỡng GV cần phải được triển khai ở tất cả các cấp quản lý GD và mạng lưới GV cốt cán. Trên cơ sở nội dung kế hoạch đã được xây dựng, đội ngũ này sẽ tham gia góp ý kiến để kế hoạch triển khai đạt hiệu quả nhất.

- Từ việc thống nhất kế hoạch hành động, kế hoạch này sẽ được triển khai tới từng cán bộ giáo viên để công tác bồi dưỡng, cũng như việc tự bồi

71

dưỡng của đội ngũ giáo viên đạt kết quả cao, từ đó nâng cao năng lực dạy học GV đáp ứng chuẩn nghề nghệp.

- Kiểm tra giám sát toàn bộ quá trình bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên từ lúc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, tổ chức thực hiện, quản lý bồi dưỡng, nội dung, hình thức bồi dưỡng đến kiểm tra, đánh giá giáo viên trước, trong và sau quá trình bồi dưỡng

- Lập hồ sơ theo dõi quá trình tham gia bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên và quá trình áp dụng kiến thức, kỹ năng được bồi dưỡng vào việc tổ chức các hoạt động sư phạm. Theo dõi sát những biến động và toàn bộ quá trính công tác của giáo viên để kịp thời định hướng, động viên khích lệ, thúc đẩy họ nỗ lực vươn lên tích cực bồi dưỡng và tự bồi dưỡng.

3.2.2. Tăng cường đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cốt cán

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Trong trường trung học phổ thông, hiệu trưởng và đội ngũ lãnh đạo phải nhận thức đúng đắn về ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng giáo viên cốt cán, tạo ra đội ngũ giáo viên nòng cốt cho sự phát triển của nhà trường.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

- Lựa chọn các giáo viên có đạo đức phẩm chất, đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn giỏi, nhiệt tình năng động…. tham gia đội ngũ giáo viên cốt cán tại trường.

- Xây dựng kế hoạch, vạch rõ chức năng, nhiệm vụ của lực lượng này trong hoạt động bồi dưỡng đồng thời phân công công việc cụ thể cho từng thành viên. Trong kế hoạch phải cụ thể, chi tiết:

+ Xác định rõ thời gian bồi dưỡng giáo viên cốt cán, nội dung bồi dưỡng, hình thức bồi dưỡng

+ Đảm bảo các điều kiện kinh phí, cơ sở vật chất + Dự kiến giảng viên

72

- Xây dựng định hướng về chuyên môn, cải tiến phương pháp giảng dạy để giáo viên luôn có ý thức tự rèn luyện trong từng giờ lên lớp. Yêu cầu giáo viên cần đa dạng hóa các hình thức dạy học, chú trọng việc dạy theo hướng giao nhiệm vụ tự học, tổ chức thảo luận, kiểm tra và đánh giá, rút kinh nghiệm sau đánh giá. Ðịnh hướng nhiệm vụ như vậy buộc giáo viên luôn tìm tòi các phương pháp và hình thức phù hợp từng đối tượng, từng nội dung cụ thể trong quá trình dạy. Tạo ra áp lực và động lực vừa đủ để giáo viên có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ và tìm được hứng thú trong công việc.

- Tổ chức đánh giá định kỳ, nhân điển hình tiên tiến, rút kinh nghiệm những hạn chế sau đánh giá, xây dựng các tiêu chí thi đua, chế độ khuyến khích bằng vật chất và tinh thần phù hợp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tham quan học tập trao đổi kinh nghiệm: Tổ chức cho đội ngũ giáo viên cốt cán đi tham quan trao đổi kinh nghiệm thực tế tại một số trường có phong trào dạy và học tốt trong tỉnh.

3.2.3. Bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lí về việc ứng dụng CNTT vào dạy học dạy học

3.2.3.1. Mục đích của biện pháp.

Mục đích của biện pháp đưa ra là nâng cao hơn nữa nhận thức của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí về việc ứng dụng CNTT vào dạy học ở cấp trung học phổ thông. Trong đó, các đối tượng trên phải thấy được tầm quan trọng, vai trò, vị trí cũng như sự cần thiết của CNTT đối với việc đổi mới phương pháp giảng dạy, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi mà CNTT đang phát triển như vũ bão và có vai trò gần như không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội thì việc ứng dụng CNTT vào quản lí giáo dục và giảng dạy là con đường mà chúng ta phải đặt chân tới.

3.2.3.2. Nội dung của biện pháp bồi dưỡng giáo viên.

+ Tiếp tục xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí theo hướng chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ

73

về cơ cấu thực hiện các hoạt động tuyên truyền về tác dụng của ứng dụng CNTT trong dạy học cho đội ngũ CBQL nhà trường và giáo viên; đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền.

+ Làm rõ các yêu cầu chuyên môn và các kỹ năng dạy học sử dụng CNTT mà giáo viên cần có để giáo viên nắm bắt và thực hiện. Nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục và đào tạo trong thời kỳ mới nói chung và các kỹ năng ứng dụng CNTT nói riêng.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của CNTT và yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào giảng dạy bằng một số hoạt động như:

+ Tổ chức học tập, quán triệt các văn bản pháp luật (Luật CNTT chỉ thị, nghị định...) đến từng cán bộ, giáo viên.

+ Giới thiệu, trưng bày những sản phẩm, thành tựu, kết quả trong ứng dụng CNTT vào dạy học của tỉnh thông qua việc tổ chức các “Ngày hội Công

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trường trung học phổ thông tam đảo tỉnh vĩnh phúc luận văn ths giáo dục học (Trang 67)