Giáo dục trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay và yêu cầu đối vớ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trường trung học phổ thông tam đảo tỉnh vĩnh phúc luận văn ths giáo dục học (Trang 25)

đối với chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên

1.3.1. Đặc điểm lao động sư phạm của giáo viên

Giáo viên trung học phổ thông là giáo viên môn học mỗi giáo viên dạy 01 môn, thực hiện chức năng giáo dục học sinh (nghĩa hẹp) chủ yếu thông qua giảng dạy môn học.

Đối tượng của giáo viên THPT là học sinh ở lứa tuổi 15 – 18 tuổi nên hoạt động nghề nghiệp của giáo viên trung học đa dạng, phức tạp, giáo viên phải đạt yêu cầu cao về phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ mới đáp ứng được nhu cầu, trình độ nhận thức đã khá phát triển của học sinh trung học.

Bối cảnh hiện nay đòi hỏi giáo viên THPT phải có trình độ tin học và sử dụng phương tiện công nghệ thông tin trong dạy học, trình độ ngoại ngữ mới theo kịp yêu cầu phát triển nội dung, đổi mới phương pháp dạy học môn học của mình.

Giáo viên phổ thông không chỉ đóng vai trò là người truyền đạt tri thức mà phải là người tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, gợi mở, cố vấn, trọng tài cho các hoạt động học tập tìm tòi, khám phá, giúp học sinh tự lực chiếm lĩnh kiến thức mới và đào tạo cho họ năng lực đi vào cuộc sống của bản thân sau khi hoàn thành chương trình phổ thông. Trong bối cảnh kỹ thuật công nghệ phát triển nhanh tạo ra sự chuyển dịch hướng giá trị, giáo viên trước hết phải là nhà giáo dục có năng lực phát triển ở học sinh về cảm xúc, thái độ, hành vi bảo đảm người người học làm chủ được và biết ứng dụng hợp lý tri thức học được vào cuộc sống bản thân, gia đình, cộng đồng. Bằng chính nhân cách của mình, giáo viên phải làm một công dân gương mẫu, có ý thức trách nhiệm xã hội, hăng hái tham gia phát triển của cộng đồng. Giáo viên phải có năng lực

24

giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn dạy học, giáo dục bằng con đường tổng kết kinh nghiệm, phát huy sáng kiến thực nghiệm sư phạm.

1.3.2. Những yêu cầu mới về dạy học đối với giáo viên trung học phổ thông theo chuẩn nghề nghiệp theo chuẩn nghề nghiệp

Giáo dục nước ta đang phát triển trong bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi rất nhanh và phức tạp. Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế về giáo dục đã trở thành xu hướng tất yếu. Cách mạng khoa học công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, đã tác động trực tiếp đến sự phát triển của các nền giáo dục trên thế giới. Công nghệ thông tin và truyền thông được ứng dụng trên quy mô rộng lớn trong giáo dục, đã tạo ra những điều kiện để đổi mới cơ bản nội dung, phương pháp giáo dục, thực hiện một nền giáo dục mở, thu hẹp khoảng cách không gian và thời gian, thích ứng với nhu cầu của từng người học.

Trước thực tế đó, xã hội và sự nghiệp giáo dục ngày nay đòi hỏi cao đối với người giáo viên vì dân trí càng cao, người thầy càng phải giỏi toàn diện. Giáo viên hiện nay trước hết phải có nhận thức xã hội sâu sắc, có những giá trị nhân cách, có lối sống lành mạnh, có năng lực đầy đủ, có trí tuệ, thẩm mỹ, có sức khoẻ để đảm nhận trách nhiệm mới trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ dạy học của mình, người giáo viên phải có năng lực nghề nghiệp (năng lực dạy học) đầy đủ như:

Phải có tri thức về chuyên môn nghiệp vụ: Có kiến thức chuyên môn sâu rộng về môn học, nắm vững hệ thống và xuyên suốt chương trình môn học...

Biết tổ chức linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, gây hứng thú và kích thích tính tích cực chủ động học tập của học sinh.

Biết khai thác và sử dụng linh hoạt các phương tiện dạy học truyền thống và hiện đại: biết ứng dụng công nghệ thông tin, các trang thiết bị hiện đại vào trong giảng dạy, sử dụng thành thạo máy vi tính, biết khai thác mạng internet...

25

Biết xây dựng, sử dụng, quản lý hồ sơ dạy học có hiệu quả, sáng tạo và khoa học.

Sử dụng sáng tạo, linh hoạt sáng tạo các phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh, đảm bảo tính công khai, khách quan, chính xác từ đó biết tự điều chỉnh hoạt động dạy học của mình.

Biết ứng xử khéo léo, linh hoạt trong quá trình giảng dạy, tạo được môi trường học tập dân chủ, thân thiện, hợp tác, an toàn và lành mạnh.

Có kỹ năng - kỹ xảo chuyên môn nghiệp vụ trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học.

Có khả năng tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu để cập nhật, bổ sung kiến thức và kỹ năng mới, từ đó nâng cao chất lượng hiệu quả công việc đang làm.

1.4. Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên trung học

1.4. Quy định về chuẩn hoá

Chuẩn hoá là những quá trình làm cho các sự vật, đối tượng, phạm trù nhất định ... đáp ứng được các chuẩn đã ban hành trong phạm vi áp dụng và hiệu lực của các chuẩn đó.

Chuẩn hoá trong giáo dục là những quá trình cần thiết làm cho sự vật, đối tượng trong lĩnh vực giáo dục đáp ứng được các chuẩn đã ban hành và áp dụng chính thức cho giáo dục để tạo thuận lợi hơn cho sự tiến bộ và sự phát triển giáo dục. Chuẩn hoá trong giáo dục có các chức năng cơ bản là:

+ Định hướng quản lý giáo dục.

+ Quy cách hoá các sản phẩm, nguồn lực, phương tiện, hoạt động giáo dục.

+ Tạo môi trường chính thức cho sự phát triển giáo dục. Quá trình của mỗi chu kỳ chuẩn hoá trong giáo dục bao gồm: + Phát triển chuẩn (xây dựng + điều chỉnh chuẩn)

+ Áp dụng chuẩn (ban hành + thực hiện chuẩn trong thực tế)

+ Quản lý chuẩn hoá (giám sát, đánh giá việc áp dụng chuẩn + đánh giá hiệu lực của chuẩn để phát triển chuẩn cho chu kỳ chuẩn hoá tiếp theo).

26 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngày 22 tháng 10 năm 2009 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT các Chuẩn nghề nghiệp đối với giáo viên trung học. Quy định này áp dụng đối với giáo viên trung học giảng dạy tại trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Mục đích ban hành quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học:

1. Giúp giáo viên trung học tự đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực nghề nghiệp, từ đó xây dựng kế hoạch rèn luyện phẩm chất đạo đức và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

2. Làm cơ sở để đánh giá, xếp loại giáo viên hằng năm phục vụ công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ giáo viên trung học.

3. Làm cơ sở để xây dựng, phát triển chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên trung học.

4. Làm cơ sở để nghiên cứu, để xuất và thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên trung học; cung cấp tư liệu cho các hoạt động quản lý khác.

1.4.2. Các nội dung của Chuẩn nghề nghiệp

Xin tóm tắt các Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học ban hành tại Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT:

Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

1. Tiêu chí 1. Phẩm chất chính trị 2. Tiêu chí 2. Đạo đức nghề nghiệp 3. Tiêu chí 3. Ứng xử với học sinh 4. Tiêu chí 4. Ứng xử với đồng nghiệp 5. Tiêu chí 5. Lối sống, tác phong

Tiêu chuẩn 2: Năng lực tìm hiểu đối tƣợng và môi trƣờng giáo dục

1. Tiêu chí 6. Tìm hiểu đối tượng giáo dục 2. Tiêu chí 7. Tìm hiểu môi trường giáo dục

27

1. Tiêu chí 8. Xây dựng kế hoạch dạy học

Các kế hoạch dạy học được xây dựng theo hướng tích hợp dạy học với giáo dục, thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học phù hợp với đặc thù môn học, đặc điểm học sinh và môi trường giáo dục; phối hợp hoạt động học với hoạt động dạy theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh.

2. Tiêu chí 9. Đảm bảo kiến thức môn học

Làm chủ kiến thức môn học, đảm bảo nội dung dạy học chính xác, có hệ thống, vận dụng hợp lý các kiến thức liên môn theo yêu cầu cơ bản, hiện đại, thực tiễn.

3. Tiêu chí 10. Đảm bảo chương trình môn học

Thực hiện nội dung dạy học theo tiêu chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ được quy định trong chương trình môn học.

4. Tiêu chí 11. Vận dụng các phương pháp dạy học.

Vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, phát triển năng lực tự học và tư duy của học sinh.

5. Tiêu chí 12. Sử dụng các phương tiện dạy học

Sử dụng các phương tiện dạy học làm tăng hiệu quả dạy học. 6. Tiêu chí 13. Xây dựng môi trường học tập

Tạo dựng môi trường học tập: dân chủ, thân thiện, hợp tác, cộng tác, thuận lợi, an toàn và lành mạnh.

7. Tiêu chí 14. Quản lý hồ sơ dạy học

Xây dựng, bảo quản, sử dụng hồ sơ dạy học theo quy định. 8. Tiêu chí 15. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đảm bảo yêu cầu chính xác, toàn diện, công bằng, khách quan, công khai và phát triển năng lực tự đánh giá của học sinh; sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy và học.

28

Tiêu chuẩn 4: Năng lực giáo dục

1. Tiêu chí 16. Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục 2. Tiêu chí 17. Giáo dục qua môn học (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Tiêu chí 18. Giáo dục qua các hoạt động giáo dục

4. Tiêu chí 19. Giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng.

5. Tiêu chí 20. Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục.

6. Tiêu chí 21. Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh

Tiêu chuẩn 5: Năng lực hoạt động chính trị, xã hội

1. Tiêu chí 22. Phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng 2. Tiêu chí 23. Tham gia hoạt động chính trị, xã hội

Tiêu chuẩn 6: Năng lực phát triển nghề nghiệp

1. Tiêu chí 24. Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện

Tự đánh giá, tự học và rèn luyện về phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục.

2. Tiêu chí 25. Phát hiện và giải quyết vấn đề này sinh trong thực tiễn giáo dục

Phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp nhằm đáp ứng những yêu cầu mới trong giáo dục.

1.4.3. Các vấn đề chuẩn hoá của năng lực dạy học

1.4.3.1. Về xây dựng kế hoạch giảng dạy

Chuẩn hoá là quá trình làm cho giáo viên đáp ứng được các chuẩn đã ban hành. Vì vậy, chuẩn hoá về năng lực dạy học thực chất là hiện thực hoá các yêu cầu về năng lực dạy học đối với mỗi giáo viên đang hoạt động nghề nghiệp ở nhà trường phổ thông. Trong các yêu cầu về năng lực dạy học thì yêu cầu đầu tiên đối với giáo viên đó là “Xây dựng kế hoạch dạy học”. Cụ thể: giáo viên phải biết xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp dạy học với giáo dục, thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học phù

29

hợp với đặc thù môn học, đặc điểm học sinh và môi trường giáo dục; phối hợp hoạt động học với hoạt động dạy theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh.

1.4.3.2. Về đảm bảo kiến thức môn học, đảm bảo chương trình môn học

Để chuẩn hoá năng lực dạy học giáo viên phải hiện thực hoá các yêu cầu về đảm bảo chương trình môn học, đảm bảo kiến thức môn học. Đây vừa là yêu cầu, vừa là vấn đề phải tạo điều kiện để giáo viên thể hiện các nội dung đã đưa vào tiêu chuẩn này như:

+ Thực hiện nội dung dạy học theo tiêu chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ được quy định trong chương trình môn học.

+ Làm chủ kiến thức môn học, đảm bảo nội dung dạy học chính xác, có hệ thống, vận dụng hợp lý các kiến thức liên môn theo yêu cầu cơ bản, hiện đại, thực tiễn.

1.4.3.3. Về vận dụng các phương pháp dạy học; Sử dụng các phương tiện dạy học; Xây dựng môi trường học tập

Đây là vấn đề phải tạo điều kiện môi trường và là các yêu cầu mà người quản lý đề ra cho giáo viên để họ hiện thực hoá các nội dung và yêu cầu về lĩnh vực năng lực dạy học:

+ Vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, phát triển năng lực tự học và tư duy của học sinh.

+ Sử dụng các phương tiện dạy học làm tăng hiệu quả dạy học.

+ Tạo dựng môi trường học tập: dân chủ, thân thiện, hợp tác, cộng tác, thuận lợi, an toàn và lành mạnh.

1.4.3.4. Về quản lý hồ sơ dạy học; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Để chuẩn hoá năng lực dạy học, giáo viên còn phải hiện thực hoá được các yêu cầu về quản lý hồ sơ dạy học; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Cụ thể:

30

+ Xây dựng, bảo quản, sử dụng hồ sơ dạy học theo quy định.

+ Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đảm bảo yêu cầu chính xác, toàn diện, công bằng, khách quan, công khai và phát triển năng lực tự đánh giá của học sinh; sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy và học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.5. Các yếu tố tác động đến quản lý bồi dƣỡng năng lực dạy học

1.5.1. Các yếu tố khách quan

Dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học

Dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học, người thầy phải chuyển từ vai trò truyền thụ kiến thức sang vai trò hướng dẫn, hỗ trợ và cố vấn học tập. Bên cạnh năng lực thiết kế chương trình, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học, người thầy cần nắm bắt các phương pháp dạy học hiệu quả, nắm bắt được nhu cầu của người học để tổ chức, quản lí quá trình học tập của học sinh, khuyến khích học sinh tích cực nâng cao năng lực nhận thức và tư duy, chỉ dẫn và giúp đỡ học sinh phát triển các kĩ năng học tập độc lập và tự quyết định mục tiêu của bản thân. Người thầy đóng vai trò chuyển giao tri thức thông qua sự tiếp nhận một cách chủ động của người học (Nguyễn Duy Mộng Hà, 2012).

Sự bùng nổ thông tin và truyền thông

Thời đại bùng nổ thông tin, tốc độ và cạnh tranh trên toàn cầu đòi hỏi tính sáng tạo của nguồn nhân lực nhằm có thể thích ứng và phát triển. Để hỗ trợ người học phát huy tính tích cực sáng tạo, vai trò của người thầy là rất quan trọng. Hiện nay, ngày càng nhiều giáo viên ở nước ta bắt đầu từng bước đổi mới phương pháp giảng dạy bằng các hình thức như tổ chức cho học sinh làm việc nhóm… và sử dụng phương tiện dạy học hiện đại như bài giảng điện tử, Internet,…tuy nhiên, đôi khi hiệu quả giảng dạy vẫn chưa cao, học sinh vẫn còn thụ động. Điều đó đặt ra các vấn đề cần giải quyết như đâu là những điều kiện cần và đủ hay là những yếu tố tác động quan trong đến sự đổi mới thành công của phương pháp dạy học tích cực của người thầy? Và làm sao để

31

có thể phát triển đồng bộ các yếu tố này nhằm dẫn đến hiệu quả cao nhất trong dạy học tích cực? (Nguyễn Duy Mộng Hà, 2012).

Môi trường dạy học

Ngoài ra, môi trường học đường và nhà trường cũng tác động đến việc bồi dưỡng năng lực dạy học. Hiển nhiên là môi trường, điều kiện như các phương tiện, máy móc thiết bị, thư viện, phòng học, phòng lab, phòng thí nghiệm hiện đại... góp phần không nhỏ vào việc giúp giáo viên nâng cao hiệu

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trường trung học phổ thông tam đảo tỉnh vĩnh phúc luận văn ths giáo dục học (Trang 25)