Chuẩn hoá là những quá trình làm cho các sự vật, đối tượng, phạm trù nhất định ... đáp ứng được các chuẩn đã ban hành trong phạm vi áp dụng và hiệu lực của các chuẩn đó.
Chuẩn hoá trong giáo dục là những quá trình cần thiết làm cho sự vật, đối tượng trong lĩnh vực giáo dục đáp ứng được các chuẩn đã ban hành và áp dụng chính thức cho giáo dục để tạo thuận lợi hơn cho sự tiến bộ và sự phát triển giáo dục. Chuẩn hoá trong giáo dục có các chức năng cơ bản là:
+ Định hướng quản lý giáo dục.
+ Quy cách hoá các sản phẩm, nguồn lực, phương tiện, hoạt động giáo dục.
+ Tạo môi trường chính thức cho sự phát triển giáo dục. Quá trình của mỗi chu kỳ chuẩn hoá trong giáo dục bao gồm: + Phát triển chuẩn (xây dựng + điều chỉnh chuẩn)
+ Áp dụng chuẩn (ban hành + thực hiện chuẩn trong thực tế)
+ Quản lý chuẩn hoá (giám sát, đánh giá việc áp dụng chuẩn + đánh giá hiệu lực của chuẩn để phát triển chuẩn cho chu kỳ chuẩn hoá tiếp theo).
26
Ngày 22 tháng 10 năm 2009 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT các Chuẩn nghề nghiệp đối với giáo viên trung học. Quy định này áp dụng đối với giáo viên trung học giảng dạy tại trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Mục đích ban hành quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học:
1. Giúp giáo viên trung học tự đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực nghề nghiệp, từ đó xây dựng kế hoạch rèn luyện phẩm chất đạo đức và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
2. Làm cơ sở để đánh giá, xếp loại giáo viên hằng năm phục vụ công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ giáo viên trung học.
3. Làm cơ sở để xây dựng, phát triển chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên trung học.
4. Làm cơ sở để nghiên cứu, để xuất và thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên trung học; cung cấp tư liệu cho các hoạt động quản lý khác.