hướng giao nhiệm vụ tự học, tổ chức thảo luận, kiểm tra và đánh giá, rút kinh nghiệm sau đánh giá. Ðịnh hướng nhiệm vụ như vậy buộc giáo viên luôn tìm tòi các phương pháp và hình thức phù hợp từng đối tượng, từng nội dung cụ thể trong quá trình dạy. Tạo ra áp lực và động lực vừa đủ để giáo viên có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ và tìm được hứng thú trong công việc.
- Tổ chức đánh giá định kỳ, nhân điển hình tiên tiến, rút kinh nghiệm những hạn chế sau đánh giá, xây dựng các tiêu chí thi đua, chế độ khuyến khích bằng vật chất và tinh thần phù hợp.
- Tham quan học tập trao đổi kinh nghiệm: Tổ chức cho đội ngũ giáo viên cốt cán đi tham quan trao đổi kinh nghiệm thực tế tại một số trường có phong trào dạy và học tốt trong tỉnh.
3.2.3. Bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lí về việc ứng dụng CNTT vào dạy học dạy học
3.2.3.1. Mục đích của biện pháp.
Mục đích của biện pháp đưa ra là nâng cao hơn nữa nhận thức của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí về việc ứng dụng CNTT vào dạy học ở cấp trung học phổ thông. Trong đó, các đối tượng trên phải thấy được tầm quan trọng, vai trò, vị trí cũng như sự cần thiết của CNTT đối với việc đổi mới phương pháp giảng dạy, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi mà CNTT đang phát triển như vũ bão và có vai trò gần như không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội thì việc ứng dụng CNTT vào quản lí giáo dục và giảng dạy là con đường mà chúng ta phải đặt chân tới.
3.2.3.2. Nội dung của biện pháp bồi dưỡng giáo viên.
+ Tiếp tục xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí theo hướng chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ
73
về cơ cấu thực hiện các hoạt động tuyên truyền về tác dụng của ứng dụng CNTT trong dạy học cho đội ngũ CBQL nhà trường và giáo viên; đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền.
+ Làm rõ các yêu cầu chuyên môn và các kỹ năng dạy học sử dụng CNTT mà giáo viên cần có để giáo viên nắm bắt và thực hiện. Nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục và đào tạo trong thời kỳ mới nói chung và các kỹ năng ứng dụng CNTT nói riêng.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của CNTT và yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào giảng dạy bằng một số hoạt động như:
+ Tổ chức học tập, quán triệt các văn bản pháp luật (Luật CNTT chỉ thị, nghị định...) đến từng cán bộ, giáo viên.
+ Giới thiệu, trưng bày những sản phẩm, thành tựu, kết quả trong ứng dụng CNTT vào dạy học của tỉnh thông qua việc tổ chức các “Ngày hội Công
nghệ thông tin”.
+ Cử những giáo viên có trình độ và thành tích trong ứng dụng CNTT là báo cáo viên trong các hội thảo chuyên đề ứng dụng CNTT vào giảng dạy ở các bộ môn.
- Phát động sâu rộng thành phong trào ứng dụng CNTT trong toàn ngành và đề ra yêu cầu cụ thể số tiết ứng dụng CNTT tối thiếu đối với mỗi giáo viên, để chính họ qua áp dụng thấy được hiệu quả và sự cần thiết của việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy, đặc biệt là đối với đổi mới phương pháp dạy học.
Qua công tác tuyên truyền làm cho CBQL, giáo viên thấy rõ hiệu quả và nhu cầu mang tính tất yếu của việc ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp giảng dạy. Việc tuyên truyền phải gắn với việc triển khai các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, của Sở GD&ĐT về ứng dụng CNTT trong dạy học. Công tác truyên truyền cần được làm thường xuyên, thông qua các buổi sinh
74
hoạt chuyên môn của trưởng tổ nhóm: thông qua hội thảo chuyên đề; thông qua dự giờ, thăm lớp và qua việc triển khai các cuộc thi có ứng dụng CNTT do ngành tổ chức...
- Sự vào cuộc và chỉ đạo của BGH nhà trường:
+ Xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong năm học, trong đó chú trọng việc bồi dưỡng năng lực khai thác và ứng dụng CNTT vào dạy học cho GV.
+ Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên về CNTT.
+ Đảm bảo cơ sở vật chất về CNTT để giáo viên tiếp cận, khai thác, sử dụng.
+ Bố trí thời gian dành cho việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền, đào tạo và bồi dưỡng về kỹ năng ứng dụng.