Phân tích kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng sơ đồ để dạy chương III, chương IX chương trình sinh học 8 THCS (Trang 62)

9. Cấu trúc của luận văn

3.6.Phân tích kết quả thực nghiệm

3.6.1. Phân tích định lượng

Qua kết quả thực nghiệm đã được xử lí, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau: - Thực nghiệm thực hiện ở 2 trường đều cho thấy điểm số trung bình (X ) của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC, tỉ lệ học sinh khá giỏi ở các nhóm TN cao hơn nhóm ĐC còn tỉ lệ học sinh yếu kém thì ngược lại. Điều đó khẳng định khả năng lĩnh hội kiến thức của học sinh ở lớp TN tốt hơn lớp ĐC.

- Độ biến thiên ở các lớp TN, ở cả 2 trường 22.26 và 23.87% là mức độ dao động trung bình và thấp hơn lớp ĐC:30.6%31.18% điều đó chứng tỏ kết quả nhóm lớp TN ổn định hơn nhóm lớp ĐC.

- Ở cả 2 trường đều có td > tαnên sự khác biệt giữa hai giá trị trung bình ở lớp TN và ĐC là có ý nghĩa về mặt thống kê.

Như vậy, việc xây dựng và sử dụng sơ đồ để dạy học chương III, IX của chương trình Sinh học 8 đã đem lại hiệu quả thiết thực, giúp học sinh không chỉ lĩnh hội, vận dụng tốt kiến thức và rèn luyện được kỹ năng so sánh và một số kỹ năng như phân tích, tổng hợp và kỹ năng làm việc độc lập với SGK mà còn giúp học sinh khắc sâu kiến thức, phát huy được năng lực sáng tạo, tìm tòi trong học tập, tăng cường hứng thú học tập của các em.Tuy vậy để nâng cao hơn tính hiệu quả GV phải thường xuyên và tâm huyết áp dụng linh hoạt các dạng sơ đồ vào quá trình dạy học.

3.6.2. Về mặt định tính

Thông qua việc lên lớp, dự giờ, trao đổi với giáo viên bộ môn và học sinh, qua việc phân tích chất lượng lĩnh hội của học sinh ở những bài kiểm tra, chúng tôi nhận thấy việc sử dụng các sơ đồ để dạy học phần "Cơ thể người và vệ sinh" của chương trình Sinh học 8 đã có tác dụng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong học tập bộ môn hơn những tiết dạy bình thường. Cụ thể:

- Ở các lớp TN số học sinh tham gia phát biểu xây dựng bài nhiều hơn, lớp học sôi nổi trước các sơ đồ được nêu ra hoặc đề nghị các tự em nêu ra. Đa số học sinh không còn thụ động mà chủ động thực hiện các hoạt động do giáo viên yêu cầu.

- Các sơ đồ đã kích thích được tính tích cực suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo của học sinh. Các em tiếp thu được những nội dung kiến thức cơ bản, còn có khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát và vận dụng kiến thức một cách hợp lí. Đây là yếu tố giúp bài học ở lớp TN có kết quả tốt hơn so với lớp ĐC.

- Trong quá trình thực hiện các hoạt động, học sinh phải độc lập làm việc với SGK và các phương tiện hoạt động để hoàn thành các nhiệm vụ mà hoạt động đưa ra,

qua đó các em rèn luyện được một số kĩ năng như: quan sát tranh vẽ, hiện tượng thực tế phát hiện kiến thức, tư duy thực nghiệm….

* Tóm lại: Việc sử dụng sơ đồ bước đầu đã đem lại hiệu quả. Tuy nhiên để nâng cao kết quả học tập cũng như tính tích cực, chủ động của HS cần có nhiều phương pháp khác nhau nhưng có thể khẳng định rằng hướng sử dụng sơ đồ trong dạy- học Sinh học 8 là một hướng có tính khả thi. Đặc biệt trong nhiệm vụ dạy học theo phương pháp tích cực là hướng cho học sinh vận dụng kiến thức cơ bản vào thực tế vì vậy, nếu chúng ta xây dựng hệ thống sơ đồ phù hợp, có phương pháp sử dụng sơ đồ thì phương pháp này sẽ đem lại hiệu quả cao trong dạy học, góp phần nâng cao chất lượng học tập bộ môn Sinh học nói riêng và chất lượng học tập nói chung ở trường THCS.

PHẦN III: KẾT LUẬN

1. Kết luận:

Qua quá trình thực hiện đề tài, đối chiếu với mục đích, nhiệm vụ đặt ra trong đề tài, chúng tôi đạt được những kết quả sau:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng sơ đồ trong dạy học sinh học ở trường THCS, đã tiến hành phân tích được cấu trúc - nội dung kiến thức trong chương trình Sinh học lớp 8 để xác định các kiến thức được giảng dạy bằng sơ đồ.

- Vận dụng quy trình xây dựng sơ đồ, chúng tôi đã thiết kế được 14 sơ đồ (khác với các sơ đồ trong SGK) về cấu tạo và hoạt động sinh lý người trong chương trình Sinh học lớp 8.

- Đề xuất biện pháp khai thác, sử dụng có hiệu quả các sơ đồ trong khâu nghiên cứu tài liệu mới và trong khâu củng cố, kiểm tra kiến thức của HS. Trong đề tài này chúng tôi tiến hành đề xuất hai hướng sử dụng sơ đồ là sơ đồ dùng trong giảng dạy kiến thức mới và sơ đồ dùng trong củng cố, hoàn thiện kiến thức. Trong hai nhóm sơ đồ này bao gồm cả các loại sơ đồ khác nhau như: sơ đồ mô hình hóa, cấu trúc hóa; Sơ đồ thể hiện cơ chế hay cấu trúc giải phẩu; Sơ đồ kiến thức về khái niệm sinh học, quá trình sinh học...

- Xây dựng giáo án thực nghiệm theo phương pháp dạy học tích cực có sử dụng sơ đồ.

- Thực nghiệm kiểm chứng giả thuyết khoa học, tuy rằng quá trình thực nghiệm chỉ diễn ra trong phạm vi 2 trường THCS nhưng cũng có thể thấy việc sử dụng sơ đồ đã đem lại hiệu quả cao trong dạy học.

2. Đề nghị:

Trên cơ sở kết quả thực nghiệm thu được khi thực hiện đề tài, chúng tôi có một số kiến nghị sau:

- Trong khuôn khổ của luận văn chúng tôi chỉ mới tập trung xây dựng hệ thống sơ đồ để dạy học 2 chương của chương trình Sinh học 8 chỉ thực nghiệm trên một phạm vi hẹp nhưng với kết quả thu được của đề tài cho phép chúng ta tổ chức thực hiện các chuyên đề về xây dựng và sử dụng sơ đồ trong chương trình sinh học ở bậc THCS cũng như việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, giảm dần phương pháp dạy học cổ điển như: thuyết trình, đọc chép máy móc...

- Do thời gian dành cho nghiên cứu của đề tài có hạn, các thực nghiệm sư phạm chưa nhiều, cần được thực nghiệm thêm ở nhiều trường, lớp để chỉnh lý bổ sung cho đề tài nhằm khẳng định hiệu quả của việc sử dụng sơ đồ trong dạy học.

- Mở rộng việc xây dựng và khai thác sử dụng sơ đồ trong dạy học các chương còn lại của chương trình sinh học 8. Đồng thời tiến hành áp dụng phương pháp này đối với các nội dung khác như Sinh thái học, Di truyền học, Tiến hóa...(đặc biệt là những phần kiến thức thiên về cơ chế sinh học)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (1996), Lí luận dạy học sinh học (phần đại cương), NXB Giáo dục.

2. Đinh Quang Báo (2000), Nguyễn Đức Thành, Lý luận dạy học Sinh học - Phần đại cương, Nxb Giáo dục.

3. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (2001), Lý luận dạy học sinh học. NXB Giáo dục.

4. Nguyễn Phúc Chỉnh (2005), Phương pháp Graph trong dạy học sinh học- sách chuyên khảo, NXB Giáo dục

5. Nguyễn Hải Châu, Ngô Văn Hưng (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học phổ thông môn sinh học, Nxb giáo dục. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6. Phan Đức Duy (2010), Sử dụng sách giáo khoa trong dạy học Sinh học, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên THPT, Trường Đại học sư phạm Huế.

7. Vũ Cao Đàm (1999), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

8. Đoàn Thị Hạnh. “Xây dựng và sử dụng sơ đồ để tổ chức hoạt động nhận thức của HS trong giảng dạy các quá trình sống cơ bản của sinh vật - chương trình sinh học bậc THPT. Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục. ĐHSP Huế. 2003.

9. Vũ Đình Hòa (2004), Một số kiến thức cơ sở về graph hữư hạn, Nxb Giáo dục.

10. Trần Bá Hoành (1996), Kĩ thuật dạy học Sinh học, (Tài liệu BDTX chu kì 1993 – 1996 169), tr. 31-32.

11. Trần Bá Hoành (1996), Kỹ thuật dạy học sinh học, NXB Giáo dục

12. Trần Bá Hoành. Kỹ thuật dạy học sinh học. NXB Giáo dục Hà Nội. 1996. 13. Đào Hữu Hồ, Xác suất thống kê. NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2001. 14. Nguyễn Văn Hộ, (2002), Lý luận dạy học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

15. Phan Thị Thanh Hội (2000), Xây dựng và sử dụng một số dạng sơ đồ trong dạy học sinh thaí học lớp 11 THPT, Luận văn thạc sĩ giáo dục, ĐHV.

16. Luật Giáo dục của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 38/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005.

17. Phạm Thị My (2000), “ Ứng dụng lí thuyết Graph xây dựng và sử dụng sơ đồ để tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học sinh học ở THPT”, luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục , ĐHSP I Hà Nội.

18. Nguyễn Đình Nhâm, Nguyễn Thị Thuỷ (2007), “Sử dụng phương pháp diễn dịch và qui nạp trong dạy học các qui luật di truyền ở trưòng phổ thông”, Tạp chí giáo dục, (số 169), tr. 31-32.

19. Nguyễn Đình Nhâm (2007), Lý luận dạy học sinh học hiện đại, Bài giảng chuyên đề cao học, Trường Đại học Vinh.

20. Phan Thu Phương, Hướng dẫn làm bài tập Sinh học 8. NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2004.

21. Nguyễn Ngọc Quang (1981), Phương pháp Graph trong dạy học, Tạp chí nghiện cứu giáo dục, (số 4&5).

22. Nguyễn Ngọc Quang (1982), phương pháp graph và lý luận bài toán hoá học về toán học, tạp chí nghiện cứu giáo dục.

23. Phan Thị Sang, Giáo trình: Sinh lý người và động vật, ĐHSP Huế, 2002 24. Dương Tiến Sỹ (2008), “Tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học sinh học ở trường phổ thông”, Hà Nội 2008.

25. Nguyễn Đức Thành( chủ biên), Nguyễn Văn Duệ, Dương Tiến Sỹ (2004),

“Dạy học sinh học ở trường THPT” (tập I), NXB Giáo dục.

26. Lê Đình Trung (2006), Hướng dẫn học và ôn tập sinh học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

27. Nguyễn Quang Vinh, Trần Đăng Cát, Đỗ Mạnh Hùng, Sách giáo khoa Sinh học lớp 8, NXB Giáo dục, 2004.

28. Nguyễn Văn Yên. Giải phẫu người. NXB Giáo dục, 2002 29. Các công cụ hỗ trợ:

- Trang web: www.google.com

www.sinhhocngaynay.com

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: CÁC MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN GIÁO VIÊN

Chúng tôi đang nghiên cứu đề tài về khoa học giáo dục. Để làm cơ sở thực tiễn cho đề tài chúng tôi kính mong quý Thầy (Cô) cung cấp một số thông tin liên quan đến việc giảng dạy của mình.

1. Thầy (Cô) là giáo viên trường………... 2. Trong quá trình giảng dạy, Thầy (Cô) đã sử dụng các phương pháp dạy học sau đây

với mức độ như thế nào? (Đánh dấu x vào ô tương ứng)

TT Phương pháp Mức độ sử dụng Thường xuyên Không thường xuyên Ít sử dụng Không sử dụng 1 Thuyết trình

2 Hỏi đáp - tái hiện thông báo 3 Hỏi đáp - tìm tòi bộ phận (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4 Dạy học đặt và giải quyết vấn đề 5 Biểu diễn thí nghiệm

6 Dạy học theo nhóm

7 Dạy học có sử dụng bài tập tình huống 8 Dạy học có sử dụng phiếu học tập 9 Dạy học bằng sơ đồ hóa

10 Cho học sinh tự học với sách giáo khoa

3. Thầy (Cô) đã từng thiết kế và sử dụng sơ đồ trong dạy - học Sinh học 8 như thế nào?

 Thường xuyên  Không thường xuyên

 Ít thiết kế  Chưa từng thiết kế

4. Để thực hiện dạy học theo hướng lấy hoạt động học của HS làm trung tâm, thầy (Cô) có ý kiến như thế nào về việc thiết kế và sử dụng sơ đồ trong dạy học Sinh học 8?

 Rất cần thiết  Cần thiết  Không cần thiết 5. Với kiến thức chương III, chương IX - chương trình Sinh học 8 THCS, các thầy

(Cô) thường giảng dạy theo phương pháp nào?

……… ………... 6. Theo thầy (Cô), việc thiết kế và sử dụng sơ đồ để dạy học chương III, chương IX -

chương trình Sinh học 8 có sự cần thiết như thế nào?

 Rất cần thiết  Cần thiết  Không cần thiết 7. Sơ đồ được sử dụng như thế nào khi dạy chương III, chương IX - chương trình Sinh học 8 THCS?

 Dùng để cung cấp kiến thức cho HS

 Dùng để gợi ý cho việc hình thành kiến thức của HS  Dùng như là một phương tiện của quá trình dạy học  Dùng để hướng dẫn biện pháp tự học cho HS

 Dùng để rèn luyện các kỹ năng tư duy cho HS

8. Theo thầy (Cô), đánh giá kĩ năng tư duy của học sinh mình dạy đang ở mức độ nào?

 Tốt  Khá

 Trung bình  Yếu

9. Thầy (cô) có ý kiến gì trong việc đổi mới phương pháp dạy - học hiện nay?

……… …...………

Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác của quý thầy cô!

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN HỌC HỌC SINH

Học sinh lớp:……… Trường:………

Để giúp chúng tôi hoàn thành tốt luận văn của mình, mong các em học sinh ở trường THCS vui lòng đánh dấu x vào ô trống mà em đồng ý và cho biết quan điểm của em về vấn đề đó.

1. Thông thường giáo viên Sinh học ở lớp em dạy theo phương pháp nào?  Giảng giải, đọc chép

 Giảng giải, có sử dụng tranh ảnh và hình vẻ minh hoạ  Đặt câu hỏi, học sinh sử dụng sách giáo khoa trả lời  Đặt câu hỏi, học sinh tư duy trả lời

 Dạy học theo nhóm

 Dạy học có sử dụng sơ đồ.

2. Trong chương trình Sinh học 8, giáo viên dạy Sinh học ở lớp em thường dạy theo phương pháp nào? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Giảng giải, đọc chép

 Giảng giải, có sử dụng tranh ảnh và hình vẻ minh hoạ  Đặt câu hỏi, học sinh sử dụng sách giáo khoa trả lời  Đặt câu hỏi, học sinh tư duy trả lời

 Dạy học theo nhóm

 Dạy học có sử dụng sơ đồ.

3. Hãy đánh dấu X vào các ô phù hợp với suy nghĩ của em

Các chỉ tiêu Mức độ

1. Yêu thích bộ môn Sinh học

 Yêu thích

 Chưa khẳng định được  Không

2. Lý do yêu thích

 Thầy dạy hay  Dễ học

 Có tính thực tiễn cao

 Có tác dụng tốt với nghề nghiệp sau này 3. Lý do không yêu thích  Thầy dạy chán

 Khó học

 Bị xã hội coi thường 4. Cảm nhận về giờ học Sinh học  Giờ học đầy hứng thú và bổ ích  Giờ học bình thường  Giờ học ít hứng thú  Giờ học nhàm chán

5. Hoạt động trong giờ học Sinh học

 Nghe giảng, ghi chép, đóng góp xây dựng bài  Nghe giảng, ghi chép nhưng không phát biểu  Nghe giảng, không ghi chép, thỉnh thoảng nói chuyện riêng

 Làm việc khác 6. Cách giải quyết khi

gặp thắc mắc về kiến thức Sinh học

 Nhờ bạn bè, người thân, thầy cô giải đáp  Bỏ lửng để làm việc khác

 Không bận tâm suy nghĩ  Tự suy nghĩ tìm lời giải đáp

4. Em cảm thấy như thế nào trong giờ học Sinh học lúc học chương III và chương IX chương trình Sinh học 8?

 Giờ học đầy hứng thú và bổ ích  Giờ học bình thường  Giờ học ít hứng thú  Giờ học nhàm chán 5. Em có ý kiến gì để giúp cho việc học chương III và chương IX - chương trình Sinh

học 8 có hiệu quả hơn?

... ... ...

PHỤ LỤC 2: GIÁO ÁN SỬ DỤNG TRONG DẠY HỌC CÁC LỚP THỰC NGHIỆM

Thiết kế giáo án giảng dạy một số bài trong chương III và chương IX chương trình Sinh học 8

GIÁO ÁN SỐ 1

Ngày soạn :…./…./…. Ngày dạy :…./…./….

Tuần : 08 Tiết : 16 Bài 16 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TUẦN HOÀN MÁU VÀ LƯU THÔNG BẠCH HUYẾT

I). Mục tiêu : 1/. Kiến thức :

- Hs trình bày được các thành phần cấu tạo của hệ tuần hoàn máu và vai trò của

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng sơ đồ để dạy chương III, chương IX chương trình sinh học 8 THCS (Trang 62)