Việc dạy của giáo viên

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng sơ đồ để dạy chương III, chương IX chương trình sinh học 8 THCS (Trang 30)

9. Cấu trúc của luận văn

1.2.2.Việc dạy của giáo viên

Từ kết quả bảng 1.1 cho thấy nhìn chung GV đã có ý thức trong việc DH lấy HS làm trung tâm. GV đã có sử dụng các phương pháp DH nhằm phát huy tính tích cực tuy nhiên còn chưa nhiều. Một số GV có sử dụng phương pháp mới như sử dụng PHT(38,80 %) và dạy học bằng phương pháp sơ đồ hóa (44,44 %) mặc dù vậy nhưng việc giảng dạy của GV vẫn còn mang phong cách truyền thống nên HS vẫn còn thụ động trong các tiết dạy của mình, HS chưa ý thức được việc tự học, không đọc SGK trước ở nhà dẫn đến chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa GV và HS. GV chưa khái quát hết nội dung bài dạy, chưa phát huy được tính tích cực của HS.

GV chưa đặt ra được các nội dung cụ thể để HS hoàn thành, hầu như GV chỉ thuyết trình các nội dung bài chứ chưa đi sâu phát huy năng lực tự học, tự khái quát kiến thức của HS. Qua kết quả điều tra thực trạng về tình hình dạy học của GV, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

- Nhiều GV có đổi mới phương pháp DH tuy nhiên vẫn còn chưa nhiều. Một bộ phận GV còn sử dụng các phương pháp truyền thống nên việc DH vẫn chưa có hiệu quả.

- Một số GV có sử dụng phương pháp tích cực tuy nhiên việc đầu tư chưa đúng mức dẫn đến làm cho HS dễ bị nhàm chán.

- GV chưa chú ý phối hợp chặt chẽ các phương pháp DH tích cực để phát huy năng lực tự học, rèn tính độc lập, sáng tạo cho HS.

- Việc DH còn mất nhiều thời gian do sự hướng dẫn của GV chưa cặn kẽ dẫn đến HS phải tự làm việc, tự tìm tòi kiến thức một cách thụ động.

Nguyên nhân của những hạn chế trên chủ yếu do:

- Một lượng lớn kiến thức chỉ truyền tải trong một tiết học nên hạn chế việc sử dụng các biện pháp tích cực.

- HS không chuẩn bị bài trước ở nhà, không đọc SGK nên khi học phương pháp mới các em thường lúng túng.

- Đa số GV chưa thật sự cố gắng trong việc áp dụng các biện pháp mới cho HS. - HS quen học theo nếp thụ động nên không tự tin thể hiện năng lực của bản thân.

- Do chương III và chương IX là hai chương khó, mang tính trừu tượng nên đỏi hỏi các em phải tư duy nhiều và có khoa học. Chính vì thế mà GV không thể phát huy được tính tích cực, sáng tạo của HS theo phương pháp dạy truyền thống.

Bảng 1.3. Kết quả điều tra thực trạng thiết kế và sử dụng sơ đồ trong dạy học Sinh học 8

Thường xuyên Không thường xuyên Ít thiết kế Chưa từng thiết kế

Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 3 16.67 5 27.78 4 22.22 6 33.33

Riêng đối với chương III và chương IX của Sinh học 8, qua kết quả thăm dò cho thấy đa số các GV dạy học theo phương pháp diễn giảng, ít có giáo viên sử dụng

các phương pháp dạy học tích cực. Đặc biệt việc thiết kế và sử dụng sơ đồ trong dạy học chưa được giáo viên quan tâm. Tuy nhiên, đa số ý kiến đã cho rằng việc thiết kế và sử dụng sơ đồ trong dạy học phần "Cơ thể người và vệ sinh" ở môn Sinh học 8 là rất cần thiết. Điều đó thể hiện qua kết quả điều tra ở bảng sau đây:

Bảng 1.4. Kết quả điều tra ý kiến của giáo viên về sự cần thiết của việc thiết kế và sử dụng phiếu học tập để rèn các kĩ năng tư duy cho học sinh trong dạy học Sinh học

Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết

Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)

3 16.67 9 50,00 6 33.33

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng sơ đồ để dạy chương III, chương IX chương trình sinh học 8 THCS (Trang 30)