Sơ đồ cho củng cố, kiểm tra, đánh giá kiến thức

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng sơ đồ để dạy chương III, chương IX chương trình sinh học 8 THCS (Trang 46)

9. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Sơ đồ cho củng cố, kiểm tra, đánh giá kiến thức

2.2.2.1 Sơ đồ cho củng cố, kiểm tra mục I: Tuần hoàn máu

(Bài 16: Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết)

a. Kiến thức cơ bản

Thành phần chính của HTH ở người gồm: - Tĩnh mạch chủ, động mạch chủ.

- Tĩnh mạch phổi, động mạch phổi.

- Tim (tâm thất trái, tâm thất phải, tâm nhĩ trái, tâm nhĩ phải).

b. Sơ đồ

* Sơ đồ 2.7. Thành phần hệ tuần hoàn

c. Hướng sử dụng sơ đồ (2) (1) (6) (7) (8) (3) (4) (5) (9) (10)

Từ sơ đồ 2.7, hãy hoàn thành hệ thống câu hỏi:

- Với kiến thức đã học về HTH, hãy hoàn chỉnh sơ đồ 7? - Trình bày đường đi của máu trong HTH?

- Vai trò của HTH đối với cơ thể người?

- Ý nghĩa việc tim chia làm bốn ngăn đối với hoạt động của HTH?

* Đáp án:

(1): Phổi (2): Các hệ cơ quan trong cơ thể (3): Động mạch phổi (4): Tĩnh mạch chủ

(5): Tâm nhĩ phải (6): Tâm thất phải (7): Tĩnh mạch phổi (8): Động mạch chủ (9): Tâm nhĩ trái (10): Tâm thất trái

2.2.2.2 Sơ đồ cho củng cố, kiểm tra kiến thức mục II.1: Vòng tuần hoàn nhỏ

(Bài 16: Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết)

a. Kiến thức cơ bản (Xem chương II, mục 2.1.2.1) b. Sơ đồ

* Sơ đồ 2.8. Vòng tuần hoàn nhỏ

c. Hướng sử dụng sơ đồ

Sơ đồ 2.8 có thể tổ chức dưới dạng phiếu học tập với hệ thống câu hỏi: (Xem chương II, mục 2.1.2.3)

2.2.2.3 Sơ đồ cho củng cố, kiểm tra kiến thức mục II.2: Vòng tuần hoàn lớn

(Bài 16: Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết)

a. Kiến thức cơ bản (Xem chương II, mục 2.1.3.1)

(2) (3) (4)

Máu đỏ thẫm Máu đỏ tươi

(5) (1)

b. Sơ đồ

* Sơ đồ 2.9. Vòng tuần hoàn lớn

c. Hướng sử dụng sơ đồ

Sơ đồ 2.9 có thể tổ chức dưới dạng phiếu học tập với hệ thống câu hỏi: (Xem chương II, mục 2.13.3)

2.2.2.4 Sơ đồ cho củng cố, kiểm tra kiến thức mục II: Các bộ phận của HTK

(Bài 43: Giới thiệu chung hệ thần kinh)

a. Kiến thức cơ bản

- HTK gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại biên. - Bộ phận trung ương có não và tủy sống.

- Bộ phận ngoại biên nằm ngoài trung ương TK, gồm có các dây TK và các hạch TK.

b. Sơ đồ

* Sơ đồ 2.10. Thành phần cấu tạo HTK về mặt giải phẫu

(2) (4)

(3)

Máu đỏ tươi Máu đỏ thẫm

(6) (1) (5) (1) (4) (2) (5) (6) (7) (3)

c. Hướng sử dụng sơ đồ

Để kiểm tra kiến thức về thành phần cấu tạo của HTK cho HS, yêu cầu HS hoàn chỉnh sơ đồ 2.10.

* Đáp án:

(1): HTK (2): HTK trung ương (3): HTK ngoại biên (4): Não bộ (5): Tủy sống (6): Dây thần kinh (7): Hạch thần kinh

2.2.2.5 Sơ đồ cho củng cố, kiểm tra kiến thức mục I: Cấu tạo dây TK tủy

(Bài 45: Dây thần kinh tủy)

a. Kiến thức cơ bản

- Hệ thống dây TK tủy bao gồm các sợi TK cảm giác nối với tủy sống qua rễ sau và các sợi TK vận động nối với tủy sống qua các rễ trước.

b. Sơ đồ

* Sơ đồ 2.11. Cấu tạo dây thần kinh tủy

c. Hướng sử dụng sơ đồ

Từ sơ đồ 2.11, hãy trả lời các câu hỏi sau đây: - Hoàn thành sơ đồ trên?

- Trình bày cấu tạo của dây thần kinh tủy? - Chức năng của dây thần kinh tủy?

* Đáp án:

Dây TK tủy (3)

(1)

(1): Sợi TK cảm giác (2): Sợi TK vận động (3): Tủy sống 2.2.2.6 Sơ đồ cho củng cố, kiểm tra bài 46: Trụ não, tiểu não, não trung gian

a. Kiến thức cơ bản

Thành

phần Vị trí Cấu tạo Chức năng

1. Trụ não

Nằm nối tiếp tủy sống, bị che lấp dưới bán cầu đại não

Gồm chất trắng và chất xám: - Chất trắng nối tủy sống với các phần trên của não và bao quanh chất xám.

- Chất xám tập trung thành các nhân xám, là nơi xuất phát của 12 đôi dây thần kinh não.

Điều khiển, điều hòa hoạt động của các nội quan. Trong đó nhân xám đảm nhận các hoạt động tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa. Chất trắng có chức năng dẫn truyền cảm giác và vận động. 2. Não trung gian Nằm giữa trụ não và đại não.

Gồm đồi thị và vùng dưới đồi. Được cấu tạo gồm chất trắng và chất xám (cũng tập trung thành các nhân xám)

- Đồi thị là nơi cuối cùng của tất cả các đường dẫn truyền cảm giác từ dưới lên não.

- Các nhân xám là trung tâm điều khiển các quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt.

3. Tiểu não Nằm ở phía sau trụ não, khuất dưới bán cầu đại não. Gồm hai thành phần cơ bản là chất trắng và chất xám. - Chất xám làm thành lớp vỏ tiểu não và các nhân.

- Chất trắng nằm phía trong vỏ chất xám, nối vỏ tiểu não và các nhân tới các phần khác của hệ thần kinh.

Điều hòa, phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể.

b. Sơ đồ

* Sơ đồ 2.12. Não bộ - não trung gian, trụ não, tiểu não

c. Hướng sử dụng sơ đồ

Sơ đồ 2.12 có thể sử dụng như là một phiếu học tập, với yêu cầu:

Dựa vào kiến thức đã học về não bộ trong "bài 46: Trụ não, tiểu não, não trung gian" hãy hoàn thành sơ đồ 2.12.

2.2.2.7 Sơ đồ cho củng cố, kiểm tra mục II: Cấu tạo HTK sinh dưỡng

(Bài 48: Hệ thần kinh sinh dưỡng)

a. Kiến thức cơ bản

Cấu tạo Phân hệ giao cảm Phân hệ đối giao cảm Trung ương Các nhân xám sừng bên tủy sống Các nhân xám ở trụ não và đoạn

cùng tủy sống.

Ngoại biên - Nơron trước hạch: Là những nơron có sợi trục ngắn, có bao myêlin.

- Nơron trước hạch: Là những nơron có sợi trục dài, có bao myêlin.

Não bộ

Não trung gian

- Vị trí: - Cấu tạo: - Chức năng: Trụ não - Vị trí: - Cấu tạo: - Chức năng: Tiểu não - Vị trí: - Cấu tạo: - Chức năng:

- Nơron sau hạch: là những nơron có sợi trục dài, không có bao myêlin.

- Nơron sau hạch: là những nơron có sợi trục ngắn, không có bao myêlin.

b. Sơ đồ

* Sơ đồ 2.13. Thành phần cấu tạo HTK sinh dưỡng

c. Hướng sử dụng sơ đồ

Sơ đồ 2.13 có thể tổ chức dưới dạng phiếu học tập với các yêu cầu sau: - Điền vào các ô trống để hoàn thành sơ đồ trên?

- Nêu đặc điểm khác nhau cơ bản của phân hệ TK giao cảm và đối giao cảm?

2.2.2.8 Sơ đồ cho củng cố, kiểm tra mục II: Chức năng thu nhận sóng âm

(Bài 51: Cơ quan phân tích thính giác)

a. Kiến thức cơ bản

Sóng âm được vành tai hứng lấy, truyền qua ống tai làm rung màng nhĩ. Màng nhĩ rung là nguyên nhân gây chuyển động chuỗi xương tai (rung xương búa, chuyển động xương đe và đập lên xương bàn đạp), sóng âm được khuếch đại và làm rung màng cửa bầu dục, gây chuyển dịch ngoại dịch rồi nội dịch làm các dây tương ứng trên màng cơ sở rung động, tạo kích thích lên cơ quan Coocti, hình thành luồng xung TK truyền về vỏ não. Tại vỏ não, luồng xung TK sẽ được phân tích và tạo ra phản ứng trả

Hệ thần kinh sinh dưỡng

(1) (2)

(3) (4) (5) (6)

lời. Tùy thuộc vào tần số sóng âm mà các tế bào thụ cảm ở những vùng khác nhau bị hưng phấn.

b. Sơ đồ

* Sơ đồ 2.14. Quá trình truyền sóng âm trong cơ quan thính giác

c. Hướng sử dụng sơ đồ

Nghiên cứu sơ đồ 2.14 để hoàn thành hệ thống câu hỏi: - Hệ thống xương tai bao gồm những xương nào? - Vai trò của hệ thống xương tai?

- Sóng âm tác động như thế nào đến các cơ quan trong tai?

- Trình bày đường truyền kích thích sóng âm đến cơ quan có chức năng? - Nêu một số ví dụ minh họa cho hậu quả sự trục trặc truyền sóng âm?

Sóng âm Vành tai Ống tai Màng nhĩ

Hệ thống xương tai Hệ thống chất dịch Dây TK Não

CHƯƠNG 3

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm

- Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng sơ đồ để rèn luyện kỹ năng suy luận cho học sinh trong dạy học chương III, chương IX Sinh học 8 THCS.

- Xác định tính khả thi của việc sử dụng phương pháp trên theo mục đích đề ra.

3.2. Phương pháp thực nghiệm

3.2.1. Chọn trường thực nghiệm

Chúng tôi chọn 2 trường THCS ở Đồng Tháp để thực nghiệm. - Trường THCS Thanh Bình.

- Trường THCS Bình Tấn.

- Để đạt yêu cầu của TN sư phạm, chúng tôi tiến hành tìm hiểu chất lượng học tập bộ môn Sinh học của các lớp trong các trường. Chúng tôi chọn mỗi trường 2 lớp (1 lớp ĐC, 1 lớp TN). Các lớp ĐC và TN có sĩ số bằng nhau, có trình độ và chất lượng học tập tương đương nhau.

- Trong TN, chúng tôi kết hợp với các giáo viên bộ môn ở các trường thảo luận thống nhất nội dung, phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá.

3.2.2. Bố trí thực nghiệm

- Các lớp TN: Giáo án được thiết kế theo phương pháp sử dụng sơ đồ đã đề xuất.

- Các lớp ĐC: Giáo án được thiết kế theo phương pháp giáo viên đang giảng dạy (không sử dụng sơ đồ).

- Tiến hành TN chéo.

- Các lớp TN và ĐC của mỗi trường cùng một giáo viên giảng dạy, đồng đều về thời gian, nội dung kiến thức và hệ thống câu hỏi kiểm tra đánh giá sau mỗi tiết học.

3.2.3. Các bước thực nghiệm

- Thời gian: 19/9 / 2011 - 06/ 4/ 2012.

- Lớp thực nghiệm: Lớp 8A1 Trường THCS Thanh Bình, có sĩ số 45 HS; Lớp 8A1 Trường THCS Bình Tấn, có sĩ số 44 HS.

- Lớp đối chứng: Lớp 8A2 Trường THCS Thanh Bình, có sĩ số 45 HS; Lớp 8A2 Trường THCS Bình Tấn, có sĩ số 44 HS.

- Mỗi lớp được chọn tiến hành giảng dạy 2 bài trong 2 tiết gồm: Bài 16: Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết Bài 52: Cơ quan phân tích thính giác

- Sau mỗi bài học tiến hành kiểm tra chất lượng lĩnh hội kiến thức của học sinh ở lớp TN và ĐC với cùng một đề, cùng thời gian.

3.3 Tiến hành kiểm tra

Trong quá trình giảng dạy, chúng tôi đã kết hợp với kiểm tra cùng 1 đề trong thời gian 10 phút sau khi kết thúc bài giảng ở hai lớp TN và ĐC.

Các đề kiểm tra xem phần phụ lục.

3.4 Xử lý số liệu

Các bài KT được chấm theo thang điểm 10, số liệu được xử lý bằng toán thống kê nhằm tăng độ chính xác cũng như sức thuyết phục của kết luận. Trình tự tiến hành như sau:

Lập bảng thống kê cho cả 2 lớp TN và ĐC theo mẫu :

Bảng 3.1 Mẫu thống kê Lớp n Số HS đạt điểm xi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC TN Trong đó: n là tổng số bài KT

Xi là điểm số theo thang điểm 10 ni là số bài KT đạt điểm số Xi Tính các tham số đặc trưng: - Phần trăm (%) - Trung bình cộng: X = n 1 i n ∑Xi - Phương sai: S2 = (Xi X) ni n 2 1 1 ∑ − −

- Độ lệch chuẩn S (đo mức độ phân tán của số liệu quanh giá trị trung bình): S = ± ∑( − ) − Xi X ni n 2 1 1

S cho biết mức độ phân tán quanh giá trị X , S càng bé độ phân tán càng ít. - Hệ số biến thiên: Cv% = X S 100% - Sai số trung bình cộng: m = n S

Khi có hai số trung bình cộng khác nhau, độ lệch chuẩn khác nhau thì phải xét đến hệ số biến thiên (Cv).

+ Cv = 0-10% : Dao động nhỏ, độ tin cậy cao. + Cv = 10-30% : Dao động trung bình.

+ Cv = 30-100% : Dao động lớn, độ tin cậy nhỏ. - Kiểm định độ tin cậy sai khác giữa 2 giá trị trung bình:

td = 2 2 2 1 2 1 2 1 X n S n S X + − Trong đó:

Xi: Giá trị của từng điểm số (theo thang điểm 10). ni: Số bài có điểm Xi.

2 1,X

X : Điểm số trung bình của 2 phương án: thực nghiệm và đối chứng. n1, n2: Số bài trong mỗi phương án.

2 1

S và 2 2

S là phương sai của mỗi phương án.

Sau khi tính được td, ta so sánh với giá trị tα được tra trong bảng phân phối Studen với mức ý nghĩa α= 0,05 và bậc tự do f = n1+n2-2.

+ Nếu td ≥tα: Sự khác nhau giữa X1 và X2 là có ý nghĩa thống kê.

+ Nếu td < tα: Sự khác nhau giữa X1 và X2 là không có ý nghĩa thống kê. * Dùng đồ thị, bảng biểu để biểu diễn kết quả TN.

* Về mặt định tính

- Mức độ hiểu, ghi nhớ kiến thức, khả năng hình thành các khái niệm. - Năng lực tư duy, độ bền kiến thức của HS.

- Thái độ học tập của HS.

- Kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

3.5. Kết quả thực nghiệm

3.5.1. Kết quả thực nghiệm tại trường THCS Thanh Bình

Sau khi xử lí số liệu, kết quả ở 3 lần kiểm tra trong thực nghiệm ở trường THCS Thanh Bình được trình bày trong bảng 3.2:

Bảng 3.2. Bảng phân phối tần số điểm các lần kiểm tra Lần kiểm tra Lớp Số bài Điểm số (Xi) 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 ĐC 45 0 3 5 8 11 8 5 3 2 TN 45 0 0 4 4 10 11 10 3 3 1 ĐC 45 2 5 6 5 6 7 9 3 2 TN 45 0 0 4 6 7 11 10 4 3 3 ĐC 45 0 2 4 7 8 9 8 5 2 TN 45 0 0 2 3 7 12 11 6 4 Tổng cộng ĐC 135 2 10 15 20 25 24 22 11 6 TN 135 0 0 10 13 24 34 31 13 10

Bảng 3.3. Bảng phân phối tần suất điểm các lần kiểm tra Phương án Số bài (n) Tỉ lệ (% ) HS đạt điểm Xi 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 135 1.48 7.40 11.11 14.81 18.52 17.78 16.30 8.15 4.45 TN 135 0 0 7.40 9.62 17.77 25.18 22.96 9.62 7.45

Từ số liệu ở bảng 3.3, lập đồ thị tần suất điểm số của các lần kiểm tra của 2 khối lớp ĐC và TN.

Hình 3.1. Đồ thị tần suất điểm các lần kiểm tra trong thực nghiệm

Từ số liệu ở bảng 3.3, lập bảng tần suất hội tụ tiến để so sánh tần suất bài đạt điểm Xi trở lên.

Bảng 3.4. Bảng tần suất hội tụ điểm kiểm tra Phương án Số bài (n) Tỉ lệ (%) HS đạt điểm Xi trở lên 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 135 100 98.52 91.12 80.01 65.2 46.68 28.90 12.60 4.45 TN 135 100 92.60 82.98 65.21 40.03 17.07 7.45

Từ bảng 3.4, chúng tôi vẽ đồ thị tần suất hội tụ tiến của lớp TN và ĐC như sau: (Trục tung chỉ tỉ lệ (%) học sinh đạt điểm Xi trở lên, trục hoành chỉ điểm số Xi)

Hình 3.2. Đồ thị tần suất hội tụ tiến của các lần kiểm tra trong thực nghiệm Bảng 3.5. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng

Phương án Các tham số đặc trưng

X ± m S Cv(%) td

ĐC 6.27 ± 0.17 1.92 30.06

3.65

TN 7.05 ± 0.13 1.58 22.26

Qua kết quả thực nghiệm tại trường THCS Thanh Bình, chúng tôi có một số nhận xét như sau:

- Điểm số trung bình X của các lớp TN (7.05) cao hơn so với lớp ĐC (6.27) trong khi đó hệ số biến thiên ở nhóm lớp TN (22.26%) thấp hơn hệ số biến thiên ở nhóm lớp ĐC (30.06%). Điều này chứng tỏ kết quả của lớp TN ổn định, chắc chắn hơn lớp ĐC.

- Số học sinh xếp loại dưới trung bình ở lớp TN (7.4%) chiếm tỉ lệ thấp hơn lớp ĐC (19.99%). Trong khi đó tỉ lệ học sinh đạt giỏi ở lớp TN (65.45%) lớn hơn so với lớp ĐC (46%).

- Đồ thị tần suất hội tụ tiến ứng với lớp TN luôn nằm về phía bên phải và phía trên so với lớp ĐC.

Để khẳng định lại những kết quả trên, chúng tôi tính đại lượng kiểm định td. Đại lượng kiểm định td=3.65 với bậc tự do f= 135+135-2=268. Tra bảng Studen với mức ý nghĩa α = 0.05, giá trị tới hạn tα ứng với kiểm định 2 phía là tα=1.96. Vậy td

trung bình của lớp TN cao hơn lớp ĐC không phải là do ngẫu nhiên mà do áp dụng phương pháp dạy TN.

3.5.2. Kết quả thực nghiệm tại trường THCS Bình Tấn

Sau khi xử lí số liệu, kết quả ở 3 lần kiểm tra trong thực nghiệm ở trường THCS Bình Tấn được trình bày trong bảng 3.6

Bảng 3.6. Bảng phân phối tần số điểm các lần kiểm tra

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng sơ đồ để dạy chương III, chương IX chương trình sinh học 8 THCS (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w