9. Cấu trúc của luận văn
1.1.6. Phân loại sơ đồ trong dạy dọc sinh học
1.1.6.1 Phân loại dựa trên mục đích lí luận dạy học
- Sơ đồ dùng để củng cố hoàn thiện tri thức. - Sơ đồ dùng để kiểm tra, đánh giá.[8]
1.1.6.2 Phân loại dựa trên kí hiệu sơ đồ
- Hình vẽ lược đồ. - Sơ đồ nội dung.
+ Mô hình hóa - cấu trúc hóa. + Biểu đồ.
+ Đồ thị. + Sơ đồ lưới.
+ Sơ đồ xích - chu trình.
+ Sơ đồ phân nhánh cành cây.[8],[10]
1.1.6.3 Phân loại dựa trên nội dung được diễn đạt
- Sơ đồ thể hiện cấu tạo giải phẩu, hình thái.
- Sơ đồ thể hiện cơ chế của các hiện tượng, quá trình.
- Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường.[3],[8].
1.1.6.4 Phân loại dựa trên kiến thức sinh học
- Sơ đồ kiến thức về khái niệm sinh học. - Sơ đồ kiến thức về quá trình sinh học. - Sơ đồ kiến thức về quy luật sinh học. [3],[8]
1.1.6.5 Phân loại dựa trên khả năng rèn luyện các thao tác tư duy
- Sơ đồ rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp. - Sơ đồ rèn luyện kỹ năng so sánh.
- Sơ đồ rèn luyện kỹ năng khái quát hóa, trừu tượng hóa. - Sơ đồ rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa..[3],[8]
- Sơ đồ đầy đủ.
- Sơ đồ thiếu (khuyết).. - Sơ đồ câm.
- Sơ đồ bất hợp lý. [3],[8]
Tuy nhiên, việc phân loại chỉ mang tính chất tương đối. Bởi vì cùng một nội dung hay một mục đích dạy học có thể diễn đạt bằng nhiều dạng sơ đồ khác nhau.
1.1.7 Phương pháp sơ đồ hóa nội dung dạy học * Bước 1: Tổ chức đỉnh
- Chọn kiến thức chốt tối thiểu cần và đủ (là những kiến thức cơ bản nhất). Mỗi kiến thức chốt sẽ là một đỉnh của sơ đồ.
- Mã hóa kiến thức chốt. Có thể sử dụng những kí hiệu dễ hiểu nhất để mã hóa kiến thức chốt, như vậy sẽ giúp HS dễ dàng ghi nhớ hơn và sơ đồ cũng bớt cồng kềnh.
- Bố trí các đỉnh trên mặt phẳng. Cần lưu ý sắp xếp các đỉnh sao cho có tính khoa học, phản ánh được logic phát triển của kiến thức, dễ hiểu và phải có tính trực quan mỹ thuật.
* Bước 2: Thiết lập cung
Thực chất chỉ là việc nối các đỉnh bằng mũi tên hay đoạn thẳng để diễn tả mối liên hệ giữa nội dung các đỉnh với nhau đồng thời phản ánh logic phát triển của các nội dung.
* Bước 3: Hoàn chỉnh sơ đồ
Làm cho sơ đồ trung thành với nội dung được mô hình hóa về cấu trúc logic nhưng lại giúp HS lĩnh hội dễ dàng phần nội dung đó.[8]
Lưu ý: Tùy thuộc vào từng nội dung dạy học cụ thể mà chúng ta lựa chọn để tiến hành sơ đồ hóa nội dung, không phải bất kỳ nội dung nào cũng có thể chuyển thành sơ đồ.
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
Để tìm hiểu thực trạng dạy chương III, chương IX Sinh học 8 THCS chúng tôi tiến hành quan sát sư phạm, dự giờ, trao đổi, tham khảo các bài soạn của GV, tìm hiểu qua phiếu khảo sát với các GV Sinh học, với các em HS khối 8 ở các trường THCS Thanh Bình,THCS Bình Tấn trong năm học 2011- 2012.
Sử dụng phiếu phỏng vấn để khảo sát 18 giáo viên đang trực tiếp giảng dạy ở 2 trường THCS ở huyện Thanh Bình năm học 2011-2012.
Bảng 1.1 Kết quả điều tra việc sử dụng phương pháp dạy học của GV
T
T Tên phương pháp
Thường xuyên
Không
thường xuyên Thỉnh thoảng Số lượng % Số lượng % Số lượng % 1 Thuyết trình 10 55,56 6 33,33 2 11,11
2 Vấn đáp- thông báo tái hiện 11 61,11 7 38,89 0 0
3 Vấn đáp giải thích minh họa 11 61,11 5 27,78 2 11,11 4 Vấn đáp tìm tòi bộ phận 8 44,44 4 22,23 6 33,33 5 Đặt và giải quyết vấn đề 9 50,00 6 33,33 3 16,67 6 Sơ đồ hóa 8 44,44 5 27,78 5 27,78 7 Sử dụng phiếu học tập 7 38,80 3 16,67 8 44,44
8 Làm việc với sách giáo
9 Sử dụng hệ thống câu hỏi
và bài tập 14 77,80 1 5,56 3 16,67
10 Thảo luận theo nhóm nhỏ 5 27,78 10 55,56 3 16,67
Bảng 1.2 Kết quả điều tra thực trạng sử dụng các biện pháp dạy tự học T
T Vấn đề Các phương án trả lời
Kết quả
SL %
1 Những thuận lợi khi sử dụng phương pháp dạy học tích cực
Học sinh rất ham học 11 61,10
Nhà trường, tổ chuyên môn quan tâm
18 100
Nâng cao trình độ chuyên môn 12 66,70 Có sự phối hợp tốt giữa GV và HS 9 50,00 Phát huy được năng lực của HS 14 77,80
2
Những khó khăn khi dạy bằng phương pháp dạy học tích cực
HS không đọc trước tài liệu SGK 14 77,80 Mất nhiều thời gian và công phu
hơn
15 83,30
Một số HS còn thụ động 14 77,80
3
Theo thầy (cô) một HS trong quá trình học tập cần có những kĩ năng nào
Kĩ năng tự học 16 88,90
Kĩ năng khái quát hoá 14 77,80
Kĩ năng phân tích, so sánh 15 83,30
Kĩ năng suy luận 12 66,70
4 Thầy (cô) thường sử dụng phương pháp nào
Sơ đồ hóa 15 83,30
để rèn luyện năng lực tự học cho HS
Kỹ năng đọc SGK 15 83,30
Sử dụng câu hỏi và bài tập 16 88,90 Sử dụng tình huống có vấn đề 10 50,00 Thường xuyên làm các bài tập, câu hỏi 14 77,80 Phân tích các sơ đồ, tranh vẽ 12 66,70 Sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm 15 83,30
5
Để đánh giá năng lực tự học của HS Thầy (Cô) dùng tiêu chí nào?
Khả năng khái quát hóa vấn đề 16 88,90 Sơ đồ hóa được các kiến thức đã
học 15 83,30
Thông qua kết quả kiểm tra đánh
giá 18 100
Biết vận dụng các kiến thức đã học 18 100
Dựa vào kết quả kiểm tra 18 100
1.2.2 Việc dạy của giáo viên
Từ kết quả bảng 1.1 cho thấy nhìn chung GV đã có ý thức trong việc DH lấy HS làm trung tâm. GV đã có sử dụng các phương pháp DH nhằm phát huy tính tích cực tuy nhiên còn chưa nhiều. Một số GV có sử dụng phương pháp mới như sử dụng PHT(38,80 %) và dạy học bằng phương pháp sơ đồ hóa (44,44 %) mặc dù vậy nhưng việc giảng dạy của GV vẫn còn mang phong cách truyền thống nên HS vẫn còn thụ động trong các tiết dạy của mình, HS chưa ý thức được việc tự học, không đọc SGK trước ở nhà dẫn đến chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa GV và HS. GV chưa khái quát hết nội dung bài dạy, chưa phát huy được tính tích cực của HS.
GV chưa đặt ra được các nội dung cụ thể để HS hoàn thành, hầu như GV chỉ thuyết trình các nội dung bài chứ chưa đi sâu phát huy năng lực tự học, tự khái quát kiến thức của HS. Qua kết quả điều tra thực trạng về tình hình dạy học của GV, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
- Nhiều GV có đổi mới phương pháp DH tuy nhiên vẫn còn chưa nhiều. Một bộ phận GV còn sử dụng các phương pháp truyền thống nên việc DH vẫn chưa có hiệu quả.
- Một số GV có sử dụng phương pháp tích cực tuy nhiên việc đầu tư chưa đúng mức dẫn đến làm cho HS dễ bị nhàm chán.
- GV chưa chú ý phối hợp chặt chẽ các phương pháp DH tích cực để phát huy năng lực tự học, rèn tính độc lập, sáng tạo cho HS.
- Việc DH còn mất nhiều thời gian do sự hướng dẫn của GV chưa cặn kẽ dẫn đến HS phải tự làm việc, tự tìm tòi kiến thức một cách thụ động.
Nguyên nhân của những hạn chế trên chủ yếu do:
- Một lượng lớn kiến thức chỉ truyền tải trong một tiết học nên hạn chế việc sử dụng các biện pháp tích cực.
- HS không chuẩn bị bài trước ở nhà, không đọc SGK nên khi học phương pháp mới các em thường lúng túng.
- Đa số GV chưa thật sự cố gắng trong việc áp dụng các biện pháp mới cho HS. - HS quen học theo nếp thụ động nên không tự tin thể hiện năng lực của bản thân.
- Do chương III và chương IX là hai chương khó, mang tính trừu tượng nên đỏi hỏi các em phải tư duy nhiều và có khoa học. Chính vì thế mà GV không thể phát huy được tính tích cực, sáng tạo của HS theo phương pháp dạy truyền thống.
Bảng 1.3. Kết quả điều tra thực trạng thiết kế và sử dụng sơ đồ trong dạy học Sinh học 8
Thường xuyên Không thường xuyên Ít thiết kế Chưa từng thiết kế
Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 3 16.67 5 27.78 4 22.22 6 33.33
Riêng đối với chương III và chương IX của Sinh học 8, qua kết quả thăm dò cho thấy đa số các GV dạy học theo phương pháp diễn giảng, ít có giáo viên sử dụng
các phương pháp dạy học tích cực. Đặc biệt việc thiết kế và sử dụng sơ đồ trong dạy học chưa được giáo viên quan tâm. Tuy nhiên, đa số ý kiến đã cho rằng việc thiết kế và sử dụng sơ đồ trong dạy học phần "Cơ thể người và vệ sinh" ở môn Sinh học 8 là rất cần thiết. Điều đó thể hiện qua kết quả điều tra ở bảng sau đây:
Bảng 1.4. Kết quả điều tra ý kiến của giáo viên về sự cần thiết của việc thiết kế và sử dụng phiếu học tập để rèn các kĩ năng tư duy cho học sinh trong dạy học Sinh học
Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết
Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)
3 16.67 9 50,00 6 33.33
1.2.3 Thực trạng việc học tập của học sinh
Chúng tôi tiến hành điều tra thực trạng biểu hiện tính tích cực học tập của học sinh đối với bộ môn Sinh học ở 2 trường: Trường THCS Thanh Bình, THCS Bình Tấn trong năm học 2011- 2012 Với số lượng học sinh điều tra là 550 học sinh.
a. Ý kiến của học sinh về phương pháp dạy học của giáo viên
Để có sự đánh giá khách quan, chúng tôi đã dùng phiếu điều tra để điều tra 550 học sinh tại 2 trường tại huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp và có được số liệu sau:
Bảng 1.5. Kết quả điều tra ý kiến của học sinh về phương pháp dạy học của giáo viên Sinh học.
1 Giảng giải, đọc chép 124 22,50 2 Giảng giải, có sử dụng tranh ảnh và hình vẽ minh họa 55 10,00 3 Đặt câu hỏi, học sinh sử dụng sách giáo khoa trả lời 193 35,10
4 Đặt câu hỏi, HS tư duy trả lời 62 11,30
5 Dạy học theo nhóm 35 6,40
6 Dạy học có sử dụng sơ đồ 38 6,90
7 Phương pháp khác 43 7,80
Qua bảng 1.5 trên chúng tôi càng có thể khẳng định rằng hiện nay còn một số giáo viên dạy Sinh học ở tỉnh Đồng Tháp đang chủ yếu sử dụng phương pháp dạy học truyền thống, làm cho học sinh thụ động trong giờ học dẫn đến hiệu quả học tập chưa cao; phương pháp dạy học có sử dụng sơ đồ chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy, việc tập trung nghiên cứu xây dựng hệ thống sơ đồ, phương pháp sử dụng sơ đồ trong dạy học Sinh học ở trường THCS là điều rất cần thiết.
b. Thái độ của học sinh về sự yêu thích môn Sinh học
Bảng 1.6. Kết quả điều tra về thái độ học tập của học sinh
Các chỉ tiêu Mức độ Số lượng Tỉ lệ %
1. Yêu thích bộ môn
A. Yêu thích 337 61,30
C. Không 66 12,00
2. Lý do yêu thích
A. Thầy dạy hay 98 17,80
B. Dễ học 186 33,80
C. Có tính thực tiễn cao 209 38,00
D. Có tác dụng tốt với nghề nghiệp sau này 57 10,40
3. Lý do không yêu
thích
A. Thầy dạy chán 83 15,10
B. Khó học 320 58,20
C. Trừu tượng, xa thực tiễn 147 26,70
D. Bị xã hội coi thường 0 0
4. Cảm nhận về giờ học Sinh học A. Giờ học đầy hứng thú và bổ ích 164 29,80 B. Giờ học bình thường 320 58,20 C. Giờ học ít hứng thú 53 9,60 D. Giờ học nhàm chán 13 2,40 5. Hoạt động trong giờ học Sinh học
A. Nghe giảng, ghi chép, đóng góp xây dựng
bài 219 39,80
B. Nghe giảng, ghi chép nhưng không phát biểu 297 54,00 C. Nghe giảng, không ghi chép, thỉnh thoảng
nói chuyện riêng 13 2,40
D. Làm việc khác 21 3,80 6. Cách giải quyết khi gặp thắc mắc về kiến thức Sinh học
A. Nhờ bạn bè, người thân, thầy cô giải đáp 316 57,50
B. Bỏ lửng để làm việc khác 31 5,60
C. Không bận tâm suy nghĩ 25 4,50
D. Tự suy nghĩ tìm lời giải đáp 178 32,40
Qua bảng 1.6 chúng tôi nhận thấy số đông các em học sinh ở 2 trường THCS tiến hành điều tra yêu thích bộ môn Sinh học (337 em, chiếm tỉ lệ 61,3%). Một phần nhỏ các em không thích học Sinh học vì 2 lý do: khó học và thầy, cô dạy không hay nên giờ học không hứng thú. Tuy nhiên có một số lượng khá lớn học sinh (213 em, chiếm tỉ lệ 38,7%) chưa khẳng định được có yêu thích môn Sinh học hay không. Đa số các em phân vân về thái độ của mình với bộ môn Sinh học là do các em hiểu được ý nghĩa của việc tiếp thu các kiến thức của bộ môn Sinh học nên rất muốn học nhưng
thầy giáo dạy không hấp dẫn hoặc các em chưa có phương pháp học thích hợp nên cảm thấy môn Sinh học khó học. Đồng thời qua bảng trên chúng tôi nhận thấy rất nhiều học sinh còn thụ động trong giờ học, không tham gia phát biểu trong giờ học hoặc không tập trung (297 +13 + 21 = 331, chiếm tỉ lệ 60,2%). Do đó, chúng ta cần quan tâm hơn đến việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên để phát huy tính tích cực của học sinh hơn nữa và làm cho giờ học Sinh học thực sự trở thành giờ học đầy hứng thú, bổ ích. Ngoài ra, các giáo viên cần phải quan tâm hơn vệc rèn luyện các kỹ năng nhận thức, các phương pháp học tập bộ môn để các em có thể tiếp thu tri thức một cách dễ dàng hơn.
Qua kết quả điều tra, tôi nhận thấy đa số giáo viên nhận thức được sự cần thiết của việc thiết kế các sơ đồ để tổ chức các hoạt động nhận thức cho học sinh. Tuy nhiên, thực tế việc thiết kế và sử dụng sơ đồ chưa được giáo viên chú ý, quan tâm đúng mức. Nguyên nhân của thực trạng này là do cơ sở vật chất phục vụ cho dạy học còn thiếu, năng lực hoạt động của học sinh không đồng đều, đa số giáo viên chưa được bồi dưỡng một cách thường xuyên, gặp khó khăn trong việc thiết kế sơ đồ phục vụ dạy học, việc vận dụng và đổi mới phương pháp dạy học còn chậm.
Thực tiễn nêu trên một lần nữa khẳng định việc thiết kế và sử dụng sơ đồ để giảng dạy chương trình Sinh học 8 là điều rất cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng dạy học Sinh học ở trường THCS.
CHƯƠNG II: XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ ĐỂ DẠY CHƯƠNG III, CHƯƠNG IX CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 8 THCS
2.1 Phân tích cấu trúc và nội dung chương trình Sinh học 8
2.1.1 Vị trí chương trình Sinh học 8
Qua chương trình Sinh học lớp 6 và lớp 7, HS đã được tìm hiểu về cấu tạo và đời sống của các cơ thể thực vật và động vật, qua đó cũng thấy được sự đa dạng và phong phú cũng như khả năng thích nghi kì diệu với môi trường sống của chúng.
Đồng thời, các em cũng đã thấy được sự tiến hóa về cấu tạo từ đơn giản đến ngày càng phức tạp và phù hợp với chức năng.
Trong chương trình Sinh học 8, các em sẽ có điều kiện tiếp xúc với hình thức cấu tạo cao nhất trong bậc thang tiến hóa, đó là cơ thể người, về những điều bí ẩn ngay trong bản thân các em. Khi đã hiểu rõ, nắm chắc phần kiến thức này, các em sẽ có cơ