9. Cấu trúc của luận văn
2.2.1. Sơ đồ để giảng dạy kiến thức mới
2.2.1.1 Sơ đồ cho giảng dạy mục II: Môi trường trong cơ thể
(Bài 13: Máu và môi trường trong cơ thể)
a. Kiến thức cơ bản
- Môi trường trong cơ thể gồm: máu, nước mô và bạch huyết.
- Máu vận chuyển chất dinh dưỡng và O2 đến cho các tế bào mà trạm trung chuyển các chất dinh dưỡng là nước mô. Mặt khác máu lấy đi các chất thải, CO2 của các tế bào đã thải ra nước mô và đưa đến cơ quan bài tiết hay phổi. Ngoài ra các chất dinh dưỡng, O2 , các chất thải và CO2 còn được hệ mạch bạch huyết vận chuyển đi.
b. Sơ đồ
* Sơ đồ 2.1. Mối quan hệ giữa máu, nước mô và bạch huyết
c. Hướng sử dụng sơ đồ O₂, Chất dinh dưỡng CO₂, các chất thải Nước mô (Huyết tương, bạch
cầu, tiểu cầu)
Mao mạch bạch huyết
Tế bào
Nghiên cứu sơ đồ 2.1 và trả lời các câu hỏi sau: - Môi trường trong của cơ thể là gì?
- Mối quan hệ giữa máu và nước mô trong thực hiện chức năn của HTH? - Mối quan hệ giữa hệ bạch huyết và HTH được thể hiện như thế nào?
- Quá trình trao đổi chất giữa tế bào với môi trường ngoài được thực hiện nhờ vào những yếu tố nào?
2.2.1.2 Sơ đồ cho giảng dạy mục I.1: Vòng tuần hoàn nhỏ
( Bài 16: Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết )
a. Kiến thức cơ bản
Máu từ tâm nhĩ phải chảy xuống tâm thất phải là máu mang khí CO2 theo động mạch phổi đi đến phổi và thực hiện quá trình trao đổi
khí.
Tại phổi, máu thu nhận khí O2 từ các phế nang đồng thời thải khí CO2 vào trong phế nang, lúc này máu giàu O2 có màu đỏ tươi sẽ theo tĩnh mạch phổi đi về tâm nhĩ trái.
b. Sơ đồ
* Sơ đồ 2.2. Vòng tuần hoàn nhỏ
c. Hướng sử dụng sơ đồ
Hệ thống câu hỏi hướng dẫn HS phân tích sơ đồ 2.2
- Để đi đến phổi, máu phải xuất phát từ đâu? Đặc điểm về thành phần của máu đi đến phổi?
Tâm thất phải Động mạch phổi
CO₂
Tĩnh mạch phổi
O₂
Phổi Tâm nhĩ phải
Máu đỏ thẫm
Trao đổi khí
- Trong quá trình di chuyển ở vòng tuần hoàn nhỏ, máu cần phải lưu chuyển qua những thành cơ quan, bộ phận nào?
- Tại sao máu trong động mạch phổi tuy có màu đỏ thẫm nhưng lại được gọi là máu động mạch?
- Miêu tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ?
2.2.1.3 Sơ đồ cho giảng dạy mục I.2: Vòng tuần hoàn lớn
( Bài 16: Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết )
a. Kiến thức cơ bản
Máu từ tâm thất trái chảy vào động mạch chủ. Động mạch chủ mang máu giàu O2, màu đỏ tươi ra khỏi tim vào khoang ngực qua cơ hoành xuống khoang bụng. Tại góc động mạch chủ phát ra hai nhánh đến tim, làm nhiệm vụ nuôi tim. Trên cung động mạch chủ phát ra ba nhánh dẫn máu đi lên đầu, cổ và hai tay.
Trong khoang ngực và khoang bụng, động mạch chủ phát ra nhiều nhánh dẫn máu đến da toàn thân và các cơ quan trong khoang bụng. Động mạch chủ đi đến đốt sống thắt lưng IV thì chia làm hai nhánh đến các cơ quan trong hố chậu và hai chân. Máu trong động mạch chủ sau khi thực hiện trao đổi chất ở các cơ quan sẽ theo các tĩnh mạch nhỏ đổ về tỉnh mạch chủ trên và tỉnh mạch chủ dưới hợp với tĩnh mạch vành tim mang khí CO2 đổ về tim ở tâm nhĩ trái. [20]
b. Sơ đồ
* Sơ đồ 2.3. Vòng tuần hoàn lớn
c. Hướng sử dụng
Tương tự như đối với vòng tuần hoàn nhỏ, GV cho HS nghiên cứu sơ đồ 2.3 và hoàn thành các câu hỏi:
Tâm thất trái Động mạch chủ O₂, chất
dinh dưỡng
Tĩnh mạch chủ
CO₂, chất thải Tâm nhĩ trái
Tế bào
Máu đỏ tươi Máu đỏ thẫm
- Máu xuất phát từ tâm thất trái có thành phần như thế nào? - Vai trò của hệ tuần hoàn đối với cơ thể?
- Hãy miêu tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn?
- Từ sơ đồ trên, hãy trình bày vòng tuần hoàn của máu trong hệ mạch?
2.2.1.4 Sơ đồ cho giảng dạy mục I.3: Vai trò hệ tuần hoàn
( Bài 16: Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết )
a. Kiến thức cơ bản
* Vai trò của hệ tuần hoàn
- Bảo đảm điều hòa hoạt động và sự liên lạc liên tục, thống nhất giữa các cơ quan trong cơ thể.
- Vận chuyển khí O2 từ phổi đến các tế bào, cung cấp cho hoạt động hô hấp ở tế bào đồng thời mang khí CO2 , khí thải từ các tế bào đi đến phổi, thải ra ngoài thông qua phế nang.
- Vận chuyển chất dinh dưỡng từ ống tiêu hóa đến nuôi các tế bào và mang các chất thải bã từ các tế bào của cơ thể đến hệ bài tiết.
- Mang máu đến gan, thực hiện quá trình lọc bỏ các chất độc cho cơ thể.[23]
b. Sơ đồ
* Sơ đồ 2.4. Vai trò của hệ tuần hoàn. [23]
c. Hướng sử dụng sơ đồ
Để hình thành kiến thức về vai trò của hệ tuần hoàn GV hướng dẫn HS thông qua hệ thống câu hỏi sau:
Tim Phổi
Gan Ống tiêu hóa
Tế bào
- Máu đi đến phổi, gan, ống tiêu hóa, hệ bài tiết làm những nhiệm vụ gì?
- Giữa máu và các tế bào trong cơ thể có mối liên hệ chức năng rất chặt chẽ, mối liên hệ đó thể hiện như thế nào?
- Sự phân bố hệ thống mạch máu chằng chịt trong cơ thể có ý nghĩa gì?
2.2.1.5 Sơ đồ cho giảng dạy mục I: Nơron
(Bài 43: Giới thiệu chung HTK)
a. Kiến thức cơ bản
Cấu tạo nơron gồm hai phần: Thân tế bào TK và sợi nhánh (tua dài và tua ngắn) - Thân tế bào TK: Tế bào TK hình sao, màu xám, không màng, tế bào chỉ có một nhân, có nhiều tua ngắn (sợi nhánh) xung quanh và một tua dài (sợi trục).
- Sợi nhánh
+ Tua ngắn: Là các sợi xung quanh thân nơron, không có bao myêlin.
+ Tua dài: Xuất phát từ thân nơron, có phân nhánh, tận cùng là diện tiếp xúc (synap). Tua dài thường có bao myelin bọc ngoài.[20],[23]
b. Sơ đồ
* Sơ đồ 2.5. Cấu tạo nơron
c. Hướng sử dụng sơ đồ
Nhân Tua nhánh
Tế bào chất
Bao myêlyn
Nghiên cứu sơ đồ 2.5 và hoàn thành hệ thống câu hỏi: - Trình bày cấu tạo chung của một nơron?
- Chức năng của nơron?
2.2.1.6 Sơ đồ cho giảng dạy mục I: Cung phản xạ dinh dưỡng
(Bài 48: Hệ thần kinh sinh dưỡng)
a. Kiến thức cơ bản
Khi cơ quan cảm giác (VD niêm mạc ruột non...) nhận được kích thích thì ngay sau đó sẽ xuất hiện luồng xung TK theo dây hướng tâm (dây TK cảm giác) truyền đến trung ương TK. Sau đó, xung TK trả lời sẽ được dẫn đến cơ quan trả lời thông qua dây TK ly tâm (dây TK vận động) đi qua các hạch giao cảm có liên quan và nhận thêm thông tin để thực hiện việc trả lời (co cơ...).
b. Sơ đồ
* Sơ đồ 2.6. Đường truyền của cung thần kinh sinh dưỡng
c. Hướng sử dụng sơ đồ
Nghiên cứu sơ đồ 2.6 và hoàn thành hệ thống câu hỏi: - Thành phần tham gia vào một cung phản xạ sinh dưỡng?
Đường truyền của xung TK
Dây TK
cảm giác
Dây TK vận động
- Sự khác nhau cơ bản giữa một cung phản xạ sinh dưỡng với một cung phản xạ vận động?
- Đối với người không có cung phản xạ sinh dưỡng (do tai nạn hoặc do bẩm sinh...) thì sẽ gây ra hậu quả như thế nào?