Nghiên cứu chính thức

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH vụ THANH TOÁN sử DỤNG THẺ ATM tại các NGÂN HÀNG THƯƠNG mại TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 40)

THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.2Nghiên cứu chính thức

Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu này thiết kế nhằm thu thập thông tin từ các mẫu thống kê đại diện cho nhóm khách hàng mục tiêu nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định và quyết

định thanh toán bằng thẻ của người tiêu dùng cá nhân tại Đà Nẵng.

Dựa trên kết quả của tiền kiểm định thang đo, tác giả xây dựng bảng câu hỏi điều tra chính thức. Sau đó tiến hành điều tra trực tiếp khách hàng hoặc gởi email khảo sát cho các khách hàng sử dụng thẻATM trên địa bàn thành phốĐà Nẵng.

Dữ liệu được thu thập từ bảng khảo sát sẽđược nhập liệu và xử lý trên phần mềm SPSS 16.0 và phần mềm AMOS 22.0. Dữ liệu thu thập được sẽđược xử lý và mã hóa.

Bước kế tiếp tác giả kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha để loại các biến rác trước. Kếđến tác giả tiến hành kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA. Sau khi thang đo được xử lý, tác giả sử dụng phần mềm AMOS 22.0 tiến hành phân tích nhân tố khẳng định CFA, phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính

SEM để kiểm định độtương thích của mô hình, kiểm định các giả thuyết của mô hình,

ước lượng Bootstrap (đánh giá độ tin cậy của ước lượng) và phân tích cấu trúc đa

nhóm (so sánh sự khác biệt giữa các nhóm ở biến điều tiết: nghề nghiệp, thu nhập, mục đích sử dụng).

Kết quả thu được sau những phân tích này sẽlà căn cứ để đề xuất những giải pháp phát triển hoạt động thanh toán bằng thẻtrên địa bàn Đà Nẵng trong thời gian tới.

3.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Để có thể xác định được yếu tố ảnh hưởng đến ý định và quyết định thanh toán bằng thẻ của người tiêu dùng, trên cơ sởđó đề xuất những giải pháp thích hợp nhằm phát triển hoạt động thanh toán sử dụng thẻ ATM trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới. Tác giả nghiên cứu những nhân tốảnh hưởng đến hoạt động thanh toán bằng thẻ ATM góc nhìn từ khách hàng.

Trên cơ sở mô hình UTAUT, sự kế thừa các mô hình nghiên cứu trước và sự chọn lọc hiệu chỉnh cho phù hợp với đề tài nghiên cứu, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu gồm các nhân tố sau: hiệu quả mong đợi, ảnh hưởng của xã hội, cảm nhận về sự tiện dụng, nhận thức sự hữu ích, nhận thức về chi phí chuyển đổi và chính sách marketing dịch vụ thanh toán thẻ.

16T

Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH vụ THANH TOÁN sử DỤNG THẺ ATM tại các NGÂN HÀNG THƯƠNG mại TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 40)