TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH vụ THANH TOÁN sử DỤNG THẺ ATM tại các NGÂN HÀNG THƯƠNG mại TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 89)

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu đã tham khảo nhiều mô hình nghiên cứu về hành vi của các nhà nghiên

cứu uy tín trên thế giới và Việt Nam về sự chấp nhận và sử dụng công nghệ để xây dựng mô hình đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến ý định và quyết định thanh toán bằng thẻ của người tiêu dùng tại Đà Nẵng được trình bày ở chương 2.

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng để đo lường các thang đo và kiểm định mô

hình lý thuyết (được trình bày ở chương 3) bao gồm 2 bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên sâu

và phân tích định lượng sơ bộ trên 100 người được phỏng vấnbằng phương pháp phân

tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá CFA. Kết quả

nghiên cứu sơ bộ, 5 biến quan sát trong thang đo bị loại bỏ gồm: HIEUQUA5,

HIEUQUA6, XAHOI5, TIENICHN6, QUYETDINH5. Mô hình nghiên cứu sau cùng

gồm 5 nhân tố tác động đến ý định thanh toán thẻ và ý định thanh toán tác động đến

quyết định thanh toán.

Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua kỹ

thuật phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi với mộtmẫu có kích thức N= 400.

Kết quả nghiên cứu chính thức được sử dụng để phân tích, đánh giá thang đolường

các nhân tố tác động đến ý định và quyết định thanh toán bằng thẻ của người tiêu dùng thông qua phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định (CFA), kiểm định sự phù hợp của mô hình lý thuyết bằng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM), ước lượng Bootstrap và phân tích cấu trúc đa

nhóm (được trình bày trong chương 4).

5.2 KIẾN NGHỊ

Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM cho thấy yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến ý định thanh toán thẻ của người tiêu dùng cá nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng là cảm nhận về sự tiện ích với β = 0.373, thứ hai là nhận thức về chi phi

phí chuyển đổi β = 0.191, thứ ba là chính sách marketing β = 0.158, thứ tư là hiệu quả

mong đợi β = 0.130 và sau cùng là ảnh hưởng xã hội β = 0.114. Ý định thanh toán tác

động thuận chiều đến quyết định thanh toán và giải thích được 63.2% quyết định thanh

toán. Do vậy muốn phát triển hoạt động thanh toán thẻ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

trong thời gian tới phải có những giải pháp hợp lý kích thích ý định thanh toán thẻcủa

người tiêu dùng. Dựa trên kết quả nghiên cứu tác giả kiến nghị một số giải pháp giúp

các NHTM trên địa bàn thành phố Đà Nẵng phát triển dịch vụ thanh toán thẻ ATM

như sau:

Gia tăngsự tiện íchcủa dịch vụ

- Gia tăng các đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ trên địa bàn thành phố bằng cách các NHTM tiếp tục phát triển mạng lưới POS tại các siêu thị, trung tâm mua sắm, cơ sở phân phối hàng hóa, dịch vụ, cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực vận tải, văn hóa, thể thao, du lịch, nhà hàng, khách sạn, triển khai từng bước lắp đặt POS tại bệnh viện,

trường học,cửa hàng xăng dầu, xe buýt, trạm đăng kiểm, phối hợp với các đơn vị cung

cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông để từng bước trang bị, sử dụng và chấp nhận thanh toán phí dịch vụ của các cá nhân và hộ gia đình bằng thẻ ATM.

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho mạng lưới chấp nhận thẻ, tiến hành rà soát,

kiểm tra tất cả các ATM, POS hiện có, đảm bảo sự kết nối liên thông trên thực tế, khắc phục và xử lý ngay các ATM, POS chưa đảm bảo kỹ thuật nhằm đảm bảo hệ thống

thiết bị chấp nhận thẻ vận hành tốt, giao dịch diễn ra thuận lợi 24/24, người dân dễ

dàng quẹt vào máy POS để thanh toán tại khắp mọi nơi thì việc thanh toán giao dịch bằng thẻ trở nên vô cùng thuận tiện.

- Tăng cường sự phối hợp giữa các NHTM bố trí hợp lýmạng lưới ATM, POS; sắp

xếp, điều chỉnh mạng lưới POS theo hướng khắc phục tình trạng chồng chéo, lãng phí đầu tư không cần thiết. Mở rộng và nâng cao chất lượng kết nối liên thông hệ thống POS giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán với nhau để thanh toán hàng hóa, dịch vụ. Các NHTM trên địa bàn Đà Nẵng tiếp tục củng cố hoạt động chuyển mạch thẻ, triển khai thực hiện kết nối liên thông ATM/POS cũng như áp dụng công nghệ hiện đại nhằm gia tăng các tiện ích trong thanh toán thẻ.

Giảm thiểu các chi phí trong giao dịch thanh toán thẻ

- Giảm lãi suất cho vay thấu chi qua thẻ ở mức hợp lý phù hợp với thị trường. Áp dụng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cho số dư trên tài khoản thẻ và mức lãi suất gần kỳ hạn cho các số dư từ một tháng trở lên.

- Các NHTM nên giảm phí thanh toán hoặc có chính sách nhất quán trong việc thu

phí để khuyến khích đơn vị lắp đặt thiết bị chấp nhận thẻ. Giảm các loại phí sử dụng thẻ ATM cho khách hàng: phí phát hành, phí thường niên…theo lộ trình sau khi đã thu hồi được một phần vốn đầu tư ban đầu.

- Các NHTM phối hợp với NHNN chi nhánh thành phố Đà Nẵng và các cơ quan

chức năng tiến hành rà soát, kiểm tra thực tế hàng quý các đơn vị chấp nhận thẻ và xử lý các vi phạm về gian lận và trốn thuế, thu phụ phí của khách hàng thanh toán qua

POS, công bố công khai các đơn vị vi phạm; tiếp tụcphối hợp với Kho bạc Nhà nước

và các tổ chức liên quan thực hiện việc trả lương qua tài khoản kết hợp với đẩy mạnh

TTKDTM, thanh toán qua thẻ POS.

Tăng cường chính sách marketing dịch vụ thanh toán thẻ

- Các ngân hàng tích cực làm việc với các đối tác như nhà hàng, khách sạn, trung tâm mua sắm, siêu thị… để đưa ra các chương trình ưu đãi, khuyến khích người dân chi tiêu thẻ, đồng thời nâng cao nhận thức người tiêu dùng để giảm dần thói quen sử dụng tiền mặt trong đời sống. Có những hình thức khen thưởng, khuyến mãi, tặng quà... cho những cá nhân thanh toán không sử dụng tiền mặt giá trị lớn hoặc số lượng lớn hoặc nhiều lần.

- Các NHTM nên kết hợp với các Cơ quan thông tin & truyền thông, các cơ quan

báo đài... thực hiện các chương trình tuyên truyền nhằm phổ biến các lợi ích, sự an toàn cũng như hiệu quả khi sử dụng thẻ thanh toán để nâng cao ý thức của cộng đồng,

giúp “in” đậm nó trong tiềm thức của mỗingười dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Phối hợp với các sở, ban, ngành trên địa bàn thành phố Đà Nẵng để chỉ đạo, triển khai, lồng gép nội dung phát triển thanh toán thẻ qua POS vào các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Làm tốt công tác chăm sóc, hướng dẫn, bảo vệ lợi ích khác hàng tại các điểm chấp

nhuận thẻ, xử lý kịp thời các sự cố, các yêu cầu tra soát, khiếu nại của khách hàng; tiếp 81

tục phát triển các dịch vụ thẻ, đa dạng hóa tiện ích. Chủ động và kịp thời xử lý những

phản ánh về thanh toán qua POS của khách hàng và công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- NHTM tăng cường liên kết với các đơn vị chấp nhận thẻ tăng cường tham gia

hướng dẫn, tích cực hỗ trợ khách hàng thanh toán bằng thẻ. Đẩy mạnh các hoạt đồng

truyền thông đối với giới trẻ đang tiếp thu rất nhanh khoa học công nghệ, đặc biệt đối với cán bộ, công chức, viên chức đã được thanh toán tiền lương qua thẻ ATM để nâng cao nhận thức thanh toán không sử dụng tiền mặt là phương thức thanh toán hiện đại, an toàn, nên làm quen và sử dụng thường xuyên hơn là việc làm cần thiết.

Nâng cao hiệu quả thanh toán thẻ

- Chủ động, tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan trong công tác phòng chống

tội phạm công nghệ cao tại các điểm chấp nhận thẻ; tăng cường cácbiện pháp đảm bảo

an ninh, an toàn, phòng ngừa và xử lý các hành vi gian lận trong giao dịch thanh toán

qua POS. Các cơ chế mới về thanh toán điện tử và các văn bản liên quan cần được đẩy mạnh hoàn thiện như chữ ký điện tử, xác thực chữ ký điện tử, bảo mật an toàn, kiểm soát hệ thống. Xử ký nghiêm các vấn đề liên quan đến gian lận trong hoạt động này. Gian lận phát sinh chủ yếu liên quan đến gian lận tài khoản thẻ và thẻ giả, tiếp sau là các loại hình khác như thẻ mất cắp, thất lạc…

- Các NHTM tích cực phối hợp với cơ quan công an rà soát và triển khai thực hiện các phương án bảo vệ, đảm bảo an toàn cho hệ thống ATM, POS; tăng cường thông tin cảnh báo các hình thức tội phạm tại ATM, POS để khách hàng đề cao cảnh giác và phối hợp tham gia phòng chống tội phạm; đầu tư, trang bị, lắp đặt các thiết bị phòng chống tội phạm, bố trí cán bộ trực theo dõi giám sát chặt chẽ hệ thống ATM, POS kịp thời khắc phục các sự cố xảy ra.

- Với mục tiêu đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ thẻ phù hợp với nhu cầu ngày

càng cao của khách hàng, các NHTM trên đại bàn thành phố Đà Nẵng mở rộng triển khai dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ trên thiết bị di động MPOS. Dịch vụ MPOS cho phép các điểm kinh doanh bán lẻ chấp nhận thanh toán thẻ ngân hàng mọi nơi, mọi lúc ngay trên điện thoại di động smartphone/iPad,... khi khách hàng mua sắm hàng hóa, dịch vụ tại đơn vị. Với đặc thù nhỏ gọn, chi phí thấp, dễ sử dụng, MPOS đặc biệt phù

hợp với các doanh nghiệp như: đơn vị kinh doanh taxi, thanh toán tiền điện, nước,

internet, bảo hiểm, đồăn nhanh, nhà hàng, khách sạn, đại lý du lịch, trung tâm thương

mại, siêu thị,... giúp việc thanh toán trở nên dễ dàng hơn với người tiêu dùng. Đây là

một bước đột phá trong việc cung cấp dịch vụ thanh toán thẻ, nhờ đóchủ thẻ và khách

hàng sẽ được tận hưởng phương tiện giao dịch thanh toán hiện đại, văn minh và mang

tính công nghệ cao.

- Cho đến nay 90% tổng số lượng thẻ được các NHTM phát hành trên địa bàn thành

phố Đà Nẵng chủ yếu là thẻ từ, sử dụng phương thức xác thực trực tuyến (online) với

mã Pin và ghi nợ tài khoản khách hàng theo thời gian thực. Nhưng thẻ từ thường có những hạn chế như sau: dễ bị lộ dữ liệu cá nhân, dễ bị làm giả và tiện ích đi kèm chưa phong phú đã khiến gia tăng các hành vi gian lận trong hoạt động thẻ từ trộm cắp thông tin thẻ từ để làm thẻ giả, đến lấy cắp thông tin khách hàng qua các trang web rác, các trang web giả mạo, cũng như gian lận trong các giao dịch thanh toán trực

tuyến, ATM skimming… Do đó các NHTM nên từng bước chuyển đổi từ thẻ từ sang

thẻ chip. Đólà một nhu cầu tất yếu tại Việt Nam nói chung, trên địa bàn thành phố Đà

Nẵng nói riêng và phù hợp với xu thế chung của các quốc gia trên thế giới.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH vụ THANH TOÁN sử DỤNG THẺ ATM tại các NGÂN HÀNG THƯƠNG mại TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)