Một số mô hình nghiên cứu đã được tiến hành trong thực tế

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH vụ THANH TOÁN sử DỤNG THẺ ATM tại các NGÂN HÀNG THƯƠNG mại TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 35)

Tình hình phát hành thẻ ATM ghi nợ nội địa của các NHTM tại Đà Nẵng

2.2.2 Một số mô hình nghiên cứu đã được tiến hành trong thực tế

Trên thế giới

Sử dụng mô hình chấp nhận công nghệ UTAUT để tham khảo hành vi của người sử dụng thông tin di động 3G - Yu-Lung, Yu-Hui Tao, Pei-Chi Yang, 2008.

Yu-Lung và các cộng sự thực hiện việc nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến

hành vi của người sử dụng mạng thông tin di động 3G ở Đài Loan. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên nền tảng lý luận về mô hình hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công

nghệ UTATUT được xây dựng bởi Visawanath Venkatesh, Michael G. Moris, Gordon

B. Davis và Fred D. Davis (2003). Các biến số nghiên cứu được tác giả đề xuất trong

đề tài nghiên cứu gồm có: Hiệu quả mong đợi, nỗlực mong đợi, ảnh hưởng của xã hội,

các điều kiện thuận tiện, giới tính, độ tuổi, kinh nghiệm và sự tự nguyện sử dụng. Kết

quả nghiên cứu của Yu-Lung và các cộng sự cho thấy các biến: Hiệu quả mong đợi,

các điều kiện thuận tiện, ảnh hưởng của xã hội ảnh hưởng tích cực đến hành vi ý định

và hành vi sử dụng. Tính khả thi của hệ thống vẫn là yếu tố ảnh hưởng chính đến người sử dụng dịch vụ 3G. Hành vi ý định sử dụng dịch vụ thông tin di động 3G có ảnh hưởng tích cực đến hành vi sử dụng dịch vụ này. Ngoài ra, các biến số về nhân khẩu học như: giới tính, độ tuổi, kinh nghiệm và sự tự nguyện sử dụng cũng tác động đáng kể đến hành vi sử dụng dịch vụ. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng bộc lộ một vài

hạn chế, đó là: Trong thời điểm thực hiện nghiên cứu cho đề tài, dịch vụ 3G chỉ mới

xuất hiện ở Đài Loan, các tính năng và tiện ích của dịch vụ này chưa được cập nhật và phát triển đầy đủ dẫn đến hạn chế trong việc thu nhập dữ liệu thông qua sự phổ cập để trả lời các câu hỏi điều tra; số lượng mẫu điều tra nhỏ và phân bố không đồng đều giữa các nhóm.

Kiểm tra một số mô hình chấp nhận công nghệ của việc sử dụng Internet ở Thái Lan - Napaporn Kripanont

Năm yếu tố quyết định đã được kiểm tra trong mô hình bao gồm: Nhận thức sự hữu

ích, hiệu quả mong đợi, nổ lực mong đợi, ảnh hưởng của xã hội, các điều kiện thuận tiện và các yếu tố trung gian như: giới tính, độ tuổi, kinh nghiệm. Kết quả từ nghiên cứu cho thấy, mô hình cuối cùng giải thích được 59,8% sự phù hợp của mô hình dữ

liệu, hai yếu tố: Nhận thức sự hữu ích và hiệu quả mong đợi có ảnh hưởng có ảnh

hưởng mạnh nhất đến ý định sử dụng Internet của người điều tra; và yếu tố hành vi sử dụng chịu ảnh hưởng của ý định sử dụng. Kết quả nghiên cứu giúp xác định những yếu

tố có tác động tích cực đến hành vi sử dụng Internet ở Thái Lan, qua đó giúp các nhà

cung cấp dịch vụ có những định hướng để cải thiện sự chấp nhận của người tiêu dùng với dịch vụ mới này.

Ở Việt Nam

Mô hình nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến ý định và quyết định sử dụng thẻ ATM tại Việt Nam của Lê Thế Giới và Lê Văn Huy

Trên cơ sở phân tích các mô hình nhân tố tác động đến quyết định sử dụng thẻ ATM của các nước trên thế giới, kết hợp với thực tiễn Việt Nam, tác giả đã đưa ra mô

hình các nhân tố ảnh hưởng bao gồm: yếu tố kinh tế, yếu tố pháp luật, hạ tầng công

nghệ, nhận thức vai trò của thẻ ATM, thói quen sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, độ tuổi của người tham gia, khả năng sẵn sàng của hệ thống ATM, chính sách marketing của đơn vị cấp thẻ, tiện ích sử dụng thẻ. Kết quả nghiên cứu định lượng xây dựng được mô hình tối ưu gồm 7 nhân tố, 2 nhân tố không tồn tại trong mô hình là yếu tố kinh tế và thói quen sử dụng tiền mặt và mô hình này giải thích được 76,4% sự phù hợp dữ liệu nghiên cứu.

Nghiên cứu mức độ chấp nhận sử dụng thẻ thanh toán xăng dầu - Flexicard của người tiêu dùng tại Đà Nẵng - Trần Thị Minh Anh - 2010.

Mục đích của đề tài là xác định những nhân tố tác động đến sự chấp nhận sử dụng thẻ như một phương tiện thanh toán xăng dầu. Qua đó xây dựng mô hình nghiên cứu sự chấp nhận thẻ Flexicard của người tiêu dùng Đà Nẵng dựa trên mô hình thống nhất sự chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT).

Ngoài các thành phần được Venkatesh đề cập trong mô hình UTAUT (2003), đề tài

đề xuất thêm hai thành phần “lo lắng” và “thái độ”. Kết quả nghiên cứu của tác giả cho

thấy “thái độ” có tác động mạnh nhất đến dự định hành vi. Tất các các thành phần đều tác động thuận chiều với thành phần dự định, riêng “lo lắng” có tác động ngược lại [1].

Tuy nhiên đềtài còn có hạn chế là mô hình nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở mức độ

dự định hành vi, chưa phát triển nghiên cứu đến hành vi sử dụng; phạm vi nghiên cứu

chỉ tập trungở Đà Nẵng, mẫu được lựa chọn nhỏ, chưa có tính khái quát cao.

Mô hình nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận và sử dụng dịch vụ thẻ Techcombank tại thành phố Đà Nẵng - Lưu Thị Mỹ Hạnh - 2013.

Mô hình nghiên cứu của tác giả bao gồm: hiệu quảmong đợi, nỗ lực mong đợi, ảnh

hưởng của xã hội, các điều kiện thuận tiện, cảm nhận sự thích thú, nhận thức về chi phí chuyển đổi tác động đến ý định sử dụng và ý định sử dụng tác động đến hành vi sử

dụng. Ngoài ra, các biến số về nhân khẩu học như: giới tính, độ tuổi, kinh nghiệm,

trình độ, nghề nghiệp và thu nhập có tác động đáng kể đến ý định sử dụng dịch vụ.

Kết quả nghiên cứu có 5 nhân tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ thẻ

Techcombank của người dân trên địa bàn thành phốĐà Nẵng. Trong đó các điều kiện thuận tiện tác động lớn nhất đến ý định sử dụng, sau đó là ảnh hưởng xã hội, nhận thức về chi phí chuyển đổi, nỗ lực mong đợi và cuối cùng là hiệu quảmong đợi.

Tóm lại, có rất nhiều mô hình nghiên cứu về hành vi chấp nhận công nghệ nói chung và chấp nhận thẻ ngân hàng nói riêng dựa trên mô hình hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ UTAUT xây dựng năm 2003 bởi Venkatesh và cộng sự. Trên cơ

sở các thành phần được Venkatesh đề cập trong mô hình UTAUT kết hợp sự kế thừa và phát triển các đề tài nghiên cứu đi trước về lĩnh vực thẻngân hàng. Trên cơ sở đó,

tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định và quyết định thanh toán bằng thẻ ATM của người tiêu dùng cá nhân trên địa bàn thành phố Đà

Nẵng.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH vụ THANH TOÁN sử DỤNG THẺ ATM tại các NGÂN HÀNG THƯƠNG mại TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)