Tình hình phát hành thẻ ATM ghi nợ nội địa của các NHTM tại Đà Nẵng
2.1.3.4 Đánh giá thực trạng
a. Thành tựu
Hoạt động thanh toán thẻ nói chung và hoạt động thanh toán thẻ qua POS nói riêng trong thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực, tạo sựthay đổi trong nhận thức và thói quen của người dân [8]. Thành phốđã thực hiện theo chỉ thị 20/2007/CT-TTg của Thủ Tướng Chính phủ và Chỉ thị 05 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về trả
lương qua tài khoản. Doanh số thanh toán qua POS đến cuối năm 2013 lên đến hơn
1,8 tỉ đồng với hơn 350 ngàn món giao dịch, cơ bản đáp ứng nhu cầu thanh toán
4.911.540 6.746.000 6.746.000 8.730.673 12.337.000 611.978 1.011.900 1.500.000 1.850.550 - 2.000.000 4.000.000 6.000.000 8.000.000 10.000.000 12.000.000 14.000.000
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
DS giao dịch DS thanh toán thẻ
không dùng tiền mặt của khách hàng một cách an toàn, thuận tiện, giảm rủi ro khi mang theo tiền mặt.
Bên cạnh việc sử dụng thẻ để rút tiền tại các máy giao dịch tự động (ATM), chủ thẻ đã dần quen với việc dùng thẻ để thanh toán khi mua hàng hóa, dịch vụ tại những nơi có lắp đặt POS. Các NHTM đã tích cực tuyên truyền, quảng bá về dịch vụ thanh toán thẻ qua POS và mạnh dạn đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ thanh toán thẻ như lắp đặt POS mới; kết nối liên thông hệ thống, nâng cấp đường truyền, liên kết với các đơn vị bán hàng hóa, dịch vụ (trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn, nhà hàng, v.v), các đơn vị cung cấp dịch vụ công (trường học, bệnh viện) phát hành thẻ và lắp đặt POS. Các NHTM tích cực thực hiện chủ trương kết nối liên thông mạng lưới POS và phát triển thanh toán qua POS, đã triển khai các chương trình khuyến mại, ưu đãi
hấp dẫn đối với khách hàng dùng thẻ thanh toán qua POS.
b. Hạn chế
Hiện nay số lượng thẻ ATM do các NHTM phát hành trên địa bàn thành phố Đà Nẵng gia tăng đáng kể, nhưng việc sử dụng thẻ để thanh toán hàng hoá và dịch vụ chưa tăng tương xứng đã khiến chức năng của thẻ trong việc thanh toán không dùng tiền mặt chưa phát huy tốt, trái lại còn làm tăng áp lực đối với việc duy trì hoạt động
và tiếp quỹ tiền mặt cho ATM [9]. Với tỷ lệ 85% tổng doanh số sử dụng thẻ ghi nợ nội
địa chỉ là giao dịch rút tiền mặt tại các ATM, do vậy hệ thống ATM gần như mới chỉ được sử dụng chức năng làm nơi cất giữ bảo quản tiền cho các chủ thẻ, trong khi đó bên cạnh chi phí mua sắm ATM, các NHTM còn phải gánh chịu không ít chi phí liên quan đến tiền thuê địa điểm lắp đặt ATM, chi phí bảo trì, bảo dưỡng, duy trì cấp điện và đường truyền 24/24, tiếp quỹ và đảm bảo an ninh, an toàn liên quan đến ATM...
Hệ thống ATM, POSphân bố chưa đồng đều, tập trung chủ yếu ở địa bàn quận Hải
Châu và quận Thanh Khê. Số lượng máy ATM, POS chưa nhiều nên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện nay không phải nơi nào, lúc nào cũng chấp nhận phương thức
thanh toán bằng thẻ. Một số ATM, POS bị hư nhưng công tác sửa chữa còn chậm do
phải nhờ hỗ trợ kỹ thuật từ Hội sở, việc thanh toán thẻ qua POS của chủ thẻ đôi lúc
còn bị lỗi kết nối, mạng lưới kết nối giữa các đơn vị chưa đồng bộ.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng phát triển nhanh về số lượng thẻnhưng thực tế gây
lãng phí, kém hiệu quả, chủ yếu bắt nguồn từ thói quen dùng tiền mặt của người dân nói chung, của các chủ thẻ nói riêng. Đồng thời do thiếu sự đồng bộ từ chủ trương của nhà nước là đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt với thực tế nhu cầu, thói quen
và khả năng thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư [9]. Ngoài ra, mức phí mà
đơn vị chấp nhận thẻ phải trả cho các ngân hàng thương mại khi khách hàng thực hiện
giao dịch qua máy POS tương đối cao khoảng 1.8 - 2.5% trên số lượng giao dịch cho NHTM. Điều này làm quan ngại đến tâm lý lắp đặt máy POS của các doanh nghiệp và đơn vị chấp nhận thẻ. Trong khi đó, các ngân hàng thương mại đang áp dụng mức lãi
suất thấu chi nội địa cao hơn nhiều so với lãi suất huy động, khiến cho khách hàng
cảm thấy bị thiệt nên không mặn mà sử dụng dịch vụ ghi nợ sau mua hàng hóa.
Mặt khác, một số cơ sở kinh doanh hàng hóa dịch vụ không muốn dùng các thiết bị
chấp nhận thẻ POS để thanh toán vì không muốn công khai doanh thu nộp thuế, nhân
viên bán hàng ngại thao tác quẹt thẻ. Hiện đang tồn tại rất nhiều trường hợp các đơn vị
chấp nhận thẻdù đã ký hợp đồng chấp nhận thẻ với ngân hàng, nhưng vẫn hạn chế các
giao dịch bằng thẻ, như để POS vào nơi khuất, ưu tiên khách hàng trả tiền mặt. Nhiều
doanh nghiệp, cửa hàngvẫn tính phí 3-5% với khách hàng thanh toán bằng thẻ. Ở một
số siêu thị, chuỗi cửa hàng bán lẻ, chủ các doanh nghiệp tuy không tính phụ phí với khách hàng cà thẻ, nhưng lại tự động cắt giảm các chương trình khuyến mại nếu người dân chọn hình thức này.
Hơn nữa thời gian gần đây, hoạt động của tội phạm trong lĩnh vực thẻ ngân hàng
ngày càng tăng ở Việt Nam và diễn biến phức tạp, không chỉ xảy ra ở trong nước mà còn liên quan đến yếu tố nước ngoài. Với sự gia tăng hoạt động tội phạm công nghệ
cao người dân lo ngại về tính an toàn bảo mật của các giao dịch thanh toán thẻ qua
POS.