Mô hình hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT)

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH vụ THANH TOÁN sử DỤNG THẺ ATM tại các NGÂN HÀNG THƯƠNG mại TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 33)

Tình hình phát hành thẻ ATM ghi nợ nội địa của các NHTM tại Đà Nẵng

2.2.1.4 Mô hình hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT)

Năm 2003, mô hình UTAUT đã được xây dựng bởi các nhà nghiên cứu hàng đầu về

sự chấp nhận công nghệ là V. Venkatesh, M.G. Morris, G.B. Davis, F.D. Davis dựa trên tám lý thuyết, mô hình giải thích sự chấp nhận công nghệ nổi bật nhất trước đây:

Thuyết hành động hợp lý (TRA - Ajzen và Fishbein, 1980), Thuyết hành vi có kế

hoạch (TPB - Ajzen, 1985), Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM - Davis 1989; TAM2 - Venkatesh và Davis 2000), Mô hình động cơ thúc đẩy (MM - Davis, Bagozzi và Warshaw 1992), Mô hình chấp nhận công nghệ kết hợp thuyết hành vi có kế hoạch (C-TAM-TPB, Taylor và Todd 1995), Mô hình sử dụng máy tính cá nhân (MPCU - Thompson, Higgins và Howell 1991), Thuyết truyền bá sự đổi mới (IDT - Moore và Benbasat, 1991), Thuyết nhận thức xã hội (SCT - Compeau and Higgins, 1995). Trong

đó, đáng chú ý và có ảnh hưởng mạnh nhất đến mô hình UTAUT là thuyết TRA, TPB

và TAM.

Hình 2.6. Mô hình UTAUT (Nguồn: Venkatesh và cộng sự, 2003)

Cũng như các mô hình nghiên cứu về sự chấp nhận sử dụng công nghệ trước đây,

UTAUT giữ lại nhân tố dựđịnh hành vi làm nhân tố tác động mạnh nhất đến hành vi sử dụng của người tiêu dùng.

+ Hiệu quả mong đợi: được định nghĩa là mức độ mà một cá nhân tin rằng bằng cách sử dụng hệ thống đặc thù nào đó sẽ giúp họ đạt được hiệu quả công việc cao (Venkatesh và cộng sự, 2003).

+ Nỗ lực mong đợi: được định nghĩa là mức độ dễ dàng sử dụng hệ thống (Venkatesh và cộng sự, 2003).

+ Ảnh hưởng của xã hội: được định nghĩa là mức độ mà một cá nhân nhận thức những người khác tin rằng tổ chức cơ sở hạ tầng và kỹ thuật tồn tại để hỗ trợ việc sử

dụng hệ thống (Venkatesh và cộng sự, 2003).

+ Các điều kiện thuận lợi: được định nghĩa là mức độ mà một cá nhân tin rằng tổ

chức cơ sở hạ tầng và kỹ thuật tồn tại để hỗ trợ việc sử dụng hệ thống (Venkatesh và cộng sự, 2003).

+ Các yếu tố trung gian: giới tính, độ tuổi, kinh nghiệm và tự nguyện sử dụng tác

động gián tiếp tới dựđịnh hành vi thông qua các nhân tố chính.

Theo nghiên cứu và nhận định của Venkatesh (2003), mô hình UTAUT giải thích

được 70% các trường hợp trong ý định sử dụng, tốt hơn so với bất kỳ mô hình nào

trước đây, khi mà chúng chỉ có thể giải thích được từ 30- 45%. Do vậy trong nghiên cứu này tác giả sử dụng mô hình hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ

(UTAUT) được xây dựng bởi V.Venkatesh và các cộng sự làm mô hình gốc trong

nghiên cứu.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH vụ THANH TOÁN sử DỤNG THẺ ATM tại các NGÂN HÀNG THƯƠNG mại TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)