Một số chỉ tiêu sắc tố mật

Một phần của tài liệu Một số chỉ tiêu lâm sàng và phi lâm sàng ở trâu mắc bệnh tiên mao trùng do trypanosoma evansi tại lạng sơn và biện pháp điều trị (Trang 64)

2. Mục tiêu của ñề tài

3.6.3. Một số chỉ tiêu sắc tố mật

Sắc tố mật trong xét nghiệm lâm sàng bao gồm bilirubin trong huyết thanh, urobilin trong nước tiểu, stercobilin trong phân. Các sắc tố ñó bắt nguồn từ sự thoái hóa hồng huyết cầu và do bị rối loạn chuyển hóa sắc tố mật. Nhiều tài liệu chứng minh các sắc tố này thay ñổi lớn khi có sự tan máu, tổ chức gan tổn thương, hoặc hệ thống tiết mật có trở ngại (Zakim D, 1985; Cello J.P., và Grendell J.H., 1990).

Bảng 3.12. Một số chỉ tiêu sắc tố mật của trâu mắc bệnh Tiên mao trùng do

T. evansi trên ñàn trâu thuộc tỉnh Lạng Sơn

Chỉ tiêu theo dõi

Trâu không mắc TMT do T. evansi (n=20) X ± mx Trâu mắc TMT do T. evansi (n=27) X ± mx P

Bilirubin tổng số trong huyết thanh, mg% 0,27 ± 0,06 0,45 ± 0,04 <0,01 Bilirubin trực tiếp, mg% 0,09 ± 0,001 0,15 ± 0,02 <0,05 Urobilin trong nước tiểu, mg% 0,018 ± 0,002 0,05 ± 0,001 <0,01 Sterkobilin trong phân, mg% 0,01 ± 0,003 0,49 ± 0,08 <0,01

Trong bệnh Tiên mao trùng T. evansi của trâu mà chúng tôi nghiên cứu, các chỉ tiêu sắc tố mật thay ñổi có thể do gan bị rối loạn. Do vậy, ñể ñánh giá thêm chức năng gan chúng tôi tiến hành tìm hiểu sự thay ñổi của các chỉ tiêu sắc tố mật ở trâu nhiễm T. evansi thông qua kiểm tra hàm lượng urobilin trong nước tiểu bằng máy ño nước tiểụ

Qua bảng 3.11 chúng tôi thấy trâu mắc bệnh Tiên mao trùng T. evansi thì các chỉ tiêu sắc tố mật ñều tăng hơn so với trâu khỏe mạnh bình thường: cụ thể Bilirubin tổng số trong huyết thanh của trâu mắc bệnh Tiên mao trùng (0,45 ± 0,04 mg% ) cao hơn so với trâu khỏe (0,45 ± 0,04 mg%) ới mức ñộ tin cậy P<0,01; Bilirubin trực tiếp của trâu bệnh tăng cao (,15 ± 0,02 mg%) so với trâu không mắc bệnh (0,09 ± 0,001m%).

Urobilin trong nước tiểu của trâu khỏe (0,018 ± 0,002 mg%) thấp hơn so với trâu mắc bệnh (0,05 ± 0,001mg%), với mức ñộ tin cậy P<0,01. Hàm lượng Sterkobilin trong phân của trâu bệnh cũng cao hơn trâu khỏẹ

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……… 54

3.6.4. Hàm lượng ñường huyết

Hàm lượng ñường huyết tương ñối ổn ñịnh nhờ sự cân bằng giữa nguồn cung cấp (gluxit thức ăn, glycogen phân giải từ gan) và quá trình tiêu thụ (cung cấp năng lượng các chu trình kreb, chu trình ñường phân dưới dạng ATP, chuyển hóa dưới dạng glycogen tích trữở gan). Kiểm tra hàm lượng ñường huyết là một chỉ số quan trọng ñểñánh giá sức khoẻ của con vật. ðường huyết chủ yếu là glucoza ở dạng tự do trong máu toàn phần, ngoài ra còn một lượng nhỏ các hợp chất gluxit dưới dạng phosphat, dạng phức hợp gluxit - protit, glucogen,… Glucoza trong máu như một nguyên liệu cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Sử dụng máy Glucometter ñể xác ñịnh hàm lượng ñường huyết của 27 trâu mắc bệnh Tiên mao trùng do T. evansi chúng tôi thu ñược kết quả bảng 3.13 và hình 3.7.

Bảng 3.13. Hàm lượng ñường huyết và ñộ dự kiềm trong máu trâu mắc bệnh Tiên mao trùng do T. evansi trên ñàn trâu thuộc tỉnh Lạng Sơn

Chỉ tiêu theo dõi

Trâu khỏe (không mắc bệnh TMT do T. evansi) (n=20) X ± mx Trâu mắc bệnh Tiên mao trùng do T. evansi (n=27) X ± mx P

Hàm lượng kiềm dự trữ trong máu (mEq/l) 76,14 ± 1,06 60,02 ± 0,56 <0,01 Hàm lượng ñường huyết (mmol/l) 5,32 ± 0,04 4,06 ± 0,20 <0,01

76.14 5.32 60.02 4.06 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Hàm lượng kiềm dự trữ trong máu (mEq/l) Hàm lượng ñường huyết,(mmol/l)

Trâu không nhiễm T. evansi Trâu nhiễm T. evansi

Hình 3.7. Hàm lượng ñường huyết và ñộ dự kiềm trong máu trâu mắc bệnh Tiên mao trùng do T. evansi trên ñàn trâu thuộc tỉnh Lạng Sơn

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……… 55

Kết quả bảng 3.13 và hình 3.7 cho thấy hàm lượng ñường huyết của trâu khoẻ mạnh (5,32 ± 0,04 mmol/l) cao hơn trâu mắc bệnh Tiên mao trùng (4,06 ± 0,20 mmol/l). Nguyên nhân của sự giảm hàm lượng ñường huyết theo chúng tôi là do cơ thể sốt cao, con vật giảm ăn dẫn tới giảm nguồn cung cấp glucoza từ bên ngoài vào cơ thể. Mặt khác con vật cần nhiều năng lượng trong quá trình sốt, do vậy cơ thể phải tăng cường chuyển hoá glucoza ñể tạo năng lượng, một yếu tố quan trọng là do ñộc tố của T. evansi gây rối loạn chức năng gan. Tất cả các yếu tố trên dẫn tới làm giảm lượng ñường trong máu trâu mắc bệnh Tiên mao trùng.

3.6.5. ðộ d tr kim trong máu

Các muối kiềm trong máu có nhiệm vụ trung hoà các axit sinh ra trong các hoạt ñộng trao ñổi chất, nhờ vậy mà ñộ pH trong máu mới giữở mức ổn ñịnh. Lượng kiềm trong máu gọi là ñộ dự trữ kiềm, ñó là muối NaHCO3, ñơn vị tính là mg%.

Qua kết quả bảng 3.13 cũng cho thấy ñộ dự kiềm của trâu mắc bệnh Tiên mao trùng (60,02 ± 0,56 mg%) giảm hơn so với trâu khoẻ (76,14 ± 1,06 mg%).

Nguyên nhân của sự giảm ñộ dự trữ kiềm ở trâu bị bệnh Tiên mao trùng theo chúng tôi là do khí T. evansi ñi vào máu, chúng sản sinh ñộc tố phá huỷ nhiều hồng cầu và phân giải protein huyết thành thành NH3 làm cho lượng kiềm trong máu giảm. Do vậy, gây mất cân bằng axit – base trong máụ Nếu nặng có thể dẫn tới con vật bị trúng ñộc và chết.

3.7. Kết quảñiều trị thử nghiệm bệnh Tiên mao trùng do T.evansi trên ñàn trâu thuộc tỉnh Lạng Sơn

Từ những kết quả nghiên cứu ñặc ñiểm bệnh lý, ñặc ñiểm dịch tễ bệnh Tiên mao trùng do T. evansi trên ñàn trâu thuộc tỉnh Lạng Sơn, chúng tôi xây dựng phác ñồñiều trị thử nghiệm (phương pháp và bố trí thí nghiệm chúng tôi ñã trình bày ở phần nội dung và phương pháp nghiên cứu). Kết quả nghiên cứu ñược trình bày ở các phần dưới ñâỵ

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……… 56

3.7.1. Hiu quñiu tr ca 2 loi thuc

Bảng 3.15. Hiệu quả của 2 loại thuốc Trypamydium và Azidin trong ñiều trị bệnh Tiên mao trùng do T. evansi gây ra trên ñàn trâu thuộc tỉnh Lạng Sơn

Loại thuốc Số khỏi TMT/ sốñiều trị (con) Phản ứng cục bộ (con) An toàn (%) Tỷ lệ khỏi TMT về lâm sàng (%) Trypamydium 14/14 0 100 100 Azidin 13/13 0 100 100

Kết quả bảng 3.15 cho thấy: thuốc Trypamydium và Azidin dùng ñể ñiều trị trâu mắc bệnh T. evansi cho kết quả cao và an toàn (100% trâu khỏi bệnh và không gây phản ứng phụ ñối với trâu ñược dùng thuốc). Nhưng trong quá trình dùng thuốc theo chúng tôi cần cho trâu nghỉ ngơi, chăm sóc tốt và kết hợp dùng thuốc trợ sức, trợ lực.

Qua theo dõi những trâu mắc bệnh sau khi ñược ñiều trị bằng thuốc Trypamydium và Azidin chúng tôi thấy sức khoẻ ñàn trâu ñều ñược nâng lên rõ rệt, phục hồi nhanh chóng, sức sinh trưởng, sức sinh sản tốt hơn.

Như vậy, việc ñiều trị kịp thời trâu mắc bệnh Tiên mao trùng do T. evansi ñã ñem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, góp phần ñảm bảo sức khoẻ cho ñàn gia súc và nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi, giảm ñáng kể thiệt hại kinh tế do bệnh Tiên mao trùng gây ra cho trâu của các hộ nông dân.

Phan Văn Chinh (2006) khi sử dụng hai loại thuốc là Trypamydium, Berenin ñiều trị cho trâu, bò mắc bệnh Tiên mao trùng ở các tỉnh miền Trung. Với Berenin liều 5mg/kg trọng lượng, pha với nước cất tiêm bắp, Trypamydium liều 1mg/1kg trọng lượng, pha với nước cất tỷ lệ 1 - 2 % , tiêm bắp thịt sâu, sau một tuần tiêm tiếp với liều ñó, kết quả 100% trâu, bò ñiều trị khỏi bệnh.

Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả trên.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……… 57

3.7.2. Kim tra s tn ti ca Tiêm mao trùng do T. evansi trên ñàn trâu sau khi dùng thuc Trypamydium và Azidin

Sau khi dùng thuốc 15, 30 và 45 ngày chúng tôi tiến hành lấy máu ngoại vi của trâu ñể phết máu lên phiến kính xem tươi và tiêm truyền chuột nhắt trắng ñể kiểm tra sự có mặt của Tiên mao trùng T. evansi trong máu trâụ Kết quả kiểm tra ñược trình bày ở bảng 3.16.

Bảng 3.16. Sự tồn tại của Tiên mao trùng do T. evansi sau khi dùng thuốc ñiều trị trên ñàn trâu thuộc tỉnh Lạng Sơn

Trypamydium (n=14) Azidin (n=13) Phương pháp Số ngày sau tiêm (ngày) Số con không phát hiện thấy T. evansi (con) Tỷ lệ % Số con không phát hiện thấy T. evansi (con) Tỷ lệ % 15 8 57,14 6 46,15 30 12 85,71 11 84,62 Xem tươi 45 14 100 13 100,00 15 7 50,00 7 53,85 30 12 85,71 11 84,62 Tiêm truyền chuột nhắt trắng 45 13 92,86 12 92,31

ðối với lô sử dụng thuốc Trypamydium ñiều trị 14 con mắc bệnh Tiên mao trùng thì sau 15 ngày lấy máu kiểm tra bằng phương pháp xem tươi có 8/14 con không phát hiện thấy T. evansi, bằng phương pháp tiêm chuột nhắt trắng thì có 7/14 con không phát hiện thấy T. evansị Sau 45 ngày dùng thuốc Trypamidium có 14/14 con không phát hiện thấy T. evansi bằng phương pháp xem tươi, có 13/14 con không phát hiện thấy T. evansi bằng phương pháp tiêm truyền qua chuột nhắt trắng.

Lô sử dụng thuốc Azidin ñiều trị bệnh Tiên mao trùng do T. evansi trên trâu thuộc tỉnh Lạng Sơn, sau khi ñiều trị chúng tôi lấy máu kiểm tra bằng phương pháp xem tươi sau 15 ngày có 6/13 con, sau 30 ngày có 11/13 con, sau 45 ngày có 13/13 con không phát hiện thấy T. evansi. Bằng phương pháp tiêm truyền chuột nhắt trắng sau 15, 30 và 45 ngày số con không phát hiện thấy T. evansi lần lượt là 7/13, 11/13, 12/13.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……… 58

Qua kiểm tra bằng phương pháp xem tươi thấy có 100% số con sau 45 ngày dùng thuốc không phát hiện thấy T. evansiở cả 2 loại thuốc, nhưng ñối với phương pháp tiêm truyền qua chuột nhắt trắng thì thấy 13/14 con dùng thuốc Trypamydium và 12/13 con dùng thuốc Azidin không phát hiện thấy T. evansi. Chứng tỏ không phải sau khi dùng thuốc không phải 100% số con ñều sạch T. evansi, mà vẫn còn một sốT. evansi nhưng không còn khả năng gây bệnh do ñó không gây biểu hiện lâm sàng.

Như vậy sau khi ñiều trị 45 ngày bằng 2 loại thuốc Trypamydium và Azidin trên trâu mắc bệnh Tiên mao trùng do T. evansiở trâu tỉnh Lạng Sơn ñều không khỏi về mặt triệu chứng lâm sàng, không cong biểu hiện của bệnh, tuy nhiên vẫn còn một tỷ lệ nhỏ vẫn còn tồn tại T. evansi nhưng không còn khả năng gây bệnh cho trâụ

3.7.3. Mt s biến ñổi v ch tiêu sinh lý ca trâu mc bnh Tiên mao trùng do T. evansi trước và sau khi dùng thuc Trypamydium và Azidin

Theo Phạm Khắc Hiếu và Lê Thị Ngọc ðiệp (1997) khi ñưa thuốc vào cơ thể thuốc sẽ hấp thu vào máu và theo máu ñến các tổ chức của cơ thể. Nếu thuốc có ñộc tính cao, nó sẽ tác dụng tới tim mạch, tới thần kinh thực vật, làm ảnh hưởng tới hoạt ñộng tim mạch và hô hấp ñồng thời tác ñộng ñến trung khu ñiều hoà nhiệt làm thay ñổi mạch ñập, hô hấp, thân nhiệt. Do vậy, ñể ñánh giá ñộ an toàn của thuốc chúng tôi ñã theo dõi về thân nhiệt, mạch ñập, nhu ñộng dạ cỏ, tần số hô hấp của trâu sau khi tiêm thuốc 60 phút. Kết quảñược trình bày ở bảng 3.17.

Bảng 3.17. Một số chỉ tiêu sinh lý của trâu mắc bệnh Tiên mao trùng do T. evansi

trước và sau khi dùng thuốc Trypamydium và Azidin

Trypamydium (n = 14)

Azidin (n = 13) Chỉ tiêu

sinh lý ðơn vị tính Trước ñiều trị

x m X± Sau ñiều trị x m X± Trước ñiều trị x m X± Sau ñiều trị x m X± Nhu ñộng dạ cỏ Lần/2 phút 3,8 ± 0,2 3,6 ± 0,8 3,5 ± 0,6 3,3 ± 0,9 Thân nhiệt 0C 38,9 ± 0,2 39,1 ± 0,3 38,7 ± 0,2 39,3 ± 0,15 Tần số hô hấp Lần/phút 19,4 ± 1,9 19,8 ± 1,1 19,6 ± 1,3 20,1 ± 1,6 Nhịp tim Lần/phút 59,1 ± 2,2 62,6 ± 1,3 58,4 ± 2,41 60,9 ± 1,3

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……… 59

Qua bảng 3.17 chúng tôi thấy nhu ñộng dạ cỏ của trâu sau khi dùng thuốc có giảm hơn so với trước khi dùng ở cả 2 loại thuốc Trypamydium và Azidin. ðối với thuốc Trypamydium giảm từ 3,8 ± 0,2 xuống 3,6 ± 0,8 lần/2 phút; thuốc Azidin giảm từ 3,5 ± 0,6 xuống 3,3 ± 0,9 lần/2 phút.

ðối với chỉ số thân nhiệt thì có xu hướng tăng hơn sau khi dùng thuốc. Khi dùng Trypamydium nhiệt ñộ tăng từ 38,9 ± 0,2 lên 39,1 ± 0,3 0C; thuốc Azidin tăng từ 38,7 ± 0,2 lên 39,3 ± 0,15. Sự tăng nhiệt ñộ ở ñây có thể do tác ñộng của thuốc tới T. evansi làm ảnh hưởng ñến hệñiều tiết nhiệt của cơ thể.

Khi kiểm tra tần số hô hấp trên trâu trước và sau khi dùng thuốc, chúng tôi cũng thấy có sự thay ñổị Trâu dùng thuốc Trypamydium tần số hô hấp tăng từ 19,4 ± 1,9 lên 19,8 ± 1,1 lần/phút; thuốc Azidin tăng từ 19,6 ± 1,3 lên 20,1 ± 1,6. Ngoài các chỉ số trên chúng tôi theo dõi cả nhịp tim của trâu, kết quả cho thấy nhịp tim của trâu có xu hướng tăng hơn khi dùng thuốc. Nhịp tim tăng từ 59,1 ± 2,2 lên 62,6 ± 1,3 lần/phút ñối với thuốc Trypamydium; thuốc Azidin tăng từ 58,4 ± 2,41 lên 60,9 ± 1,3 lần/phút.

Chúng tôi nhận thấy các chỉ tiêu theo dõi trên trâu sau khi dùng thuốc ñã số có sự thay theo chiều hướng tăng hơn so với trâu trước khi dùng thuốc. Riêng chỉ số nhu ñộng dạ cở có xu hướng giảm. Chúng tôi cho rằng nguyên nhân của hiện tượng trên là do khi ñưa thuốc vào trong cơ thể, thuốc tác ñộng lên T. evansi

và sẽ tác ñộng lên toàn bộ cơ thể dẫn tới những biến ñổi trên. Tuy nhiên các biến ñổi trên không có sự sai khác nhiều và vẫn nằm trong khoảng giới hạn sinh lý cho phép.

3.8. Xây dựng biện pháp phòng chống dịch bệnh hiệu quả

Từ các kết quả ñiều tra nghiên cứu về dịch tễ học và bệnh học chúng tôi xây dựng biện pháp phòng chống bệnh và ñể khống chế bệnh có hiệu quả cần phải thực hiện ñồng thời các bước sau:

- Chống côn trùng truyền bệnh:

+ Diệt ruồi, mòng bằng các hoá dược thường dùng như: Hantox-Spray,

Neguvon, Hantox-Spoon, ...

+ Làm hạn chế sinh sản và phát triển của ruồi, mòng bằng các biện pháp phát quang bụi rậm, lấp các bãi bùn lầy, tháo cạn các vùng nước tù.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……… 60

+ Dùng thuốc xua ñuổi ruồi, mòng.

- ðảm bảo vệ sinh chuồng trại thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa ñông, làm chuồng trại có vách che, mái che ñể tránh lạnh cho trâu vào mùa ñông.

- Tăng cường bồi dưỡng chăm sóc, quản lý gia súc, ñặc biệt cần có kế hoạch dự trữ thức ăn về mùa ñông cho trâu nhằm tăng cường sức ñề kháng và tăng khả năng chống chịu bệnh cho trâụ Tích trữ thức ăn cho mùa ñông bằng cách ủa chua thân cây ngô, rơm khô cho mùa ñông thiếu thức ăn.

- ðịnh kỳ kiểm tra bệnh Tiên mao trùng hàng năm từ một ñến hai lần ở

Một phần của tài liệu Một số chỉ tiêu lâm sàng và phi lâm sàng ở trâu mắc bệnh tiên mao trùng do trypanosoma evansi tại lạng sơn và biện pháp điều trị (Trang 64)