Kết quả phủ màng mỏng polyme PANI-ES

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo cảm biến đo ph sử dụng màng mỏng polyme dẫn điện (Trang 59)

Điện cực sau khi phủ màng mỏng PANI – ES bằng phương pháp phủ nhỏ giọt (drop – coating ) và sấy trong lò chân không 24 tiếng để loại bỏ dung môi như Hình 3.3. Như đã nêu trong phần tổng quan, nhược điểm của phủ màng bằng phương pháp nhỏ giọt là màng không đồng đều dẫn đến diện tích phủ màng trên các điện cực platin không như nhau. Nhưng vì tạo màng bằng phương pháp nhỏ giọt thực hiện đơn giản nên tác giả chọn sử dụng phương pháp này trước khi thử nghiệm các phương pháp tạo màng khác.

Quan sát điện cực sau khi phủ màng polyme bằng kính hiển vi GX – 51, màng polyme có bề mặt không đồng đều, các hạt polyaniline tập trung thành từng cụm như trong Hình 3.4. Nguyên nhân màng polyme có bề mặt không đồng đều là do tạo màng bằng phương pháp phủ nhỏ giọt.

Hình 0.4. Hình ảnh điện cực sau khi phủ polyme quan sát bằng kính hiển vi GX - 51

Độ dày màng polyme được đo bằng thiết bị Stylus Profiler Dektak 6M (Veeco). Phía phải Hình 3.6 thể hiện bề mặt nhấp nhô do phân bố các hạt polyme trên bề mặt, gờ cao ở giữa Hình 3.6 thể hiện rìa bên ngoài màng có bền dày nhiều hơn phần bên trong màng do hiệu ứng của kết quả nhỏ giọt, phía phải Hình 3.6 thể hiện bề mặt đồng đều của điện cực platin.

Hình 0.5. Hình ảnh đo bề dày của màng PANI – ES

Do polyme được tạo màng trên điện cực platin bằng phương pháp phủ nhỏ giọt (drop-coating) nên các màng polyme PANI-ES sau khi sấy trong lò chân không trên các điện cực khác nhau là không đồng đều.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo cảm biến đo ph sử dụng màng mỏng polyme dẫn điện (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)