Những hạn chế còn tồn tại

Một phần của tài liệu nghiệp vụ bao thanh toán (Trang 50)

2.4.2.1.Khung pháp lý còn nhiều bất cập.

Quy chế 1906/2004/QĐ-NHNN về hoạt động bao thanh toán qua thực tế triển khai tại các ngân hàng thương mại vẫn còn nhiều bất cập. Sau đó, ngân hàng nhà nước đã có văn bản điều chỉnh lại quy chế nhằm phù hợp hơn với hoạt động bao thanh toán và các quy tắc hoạt động bao thanh toán trên thế giới bằng Quyết định sửa đổi bổ sung số 30/2008/QĐ-NHNN. Tuy nhiên, tình hình thực tế vẫn phản ánh nhiều hạn chế của văn bản luật này. Một số quy định trong quy chế vẫn còn chưa chính xác. Ví dụ:

Điều 4 mục 9 định nghĩa “số dư bao thanh toán là số tiền mà đơn vị bao thanh toán ứng trước cho bên bán hàng theo thỏa thuận tại hợp đồng bao thanh toán” là chưa chính xác, và mâu thuẫn với điều 2 “bao thanh toán là một hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ đã được bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận trong hợp đồng mua, bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ”.

Điều 11 : định nghĩa về bao thanh toán miễn truy đòi và bao thanh toán có truy đòi là không cần thiết vì trong các luật và quy tắc quốc tế chỉ quy định việc các tổ chức bao thanh toán có cung cấp chức năng đảm bảo rủi ro tín dụng cho người bán hàng hay không.

Điều 13 : Quy định về việc không được bao thanh toán kín là không phù hợp với thực tiễn. Do việc thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán phải được bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận trước trong hợp đồng. Điều này có lẽ sẽ hạn chế phạm vi hoạt động của các tổ chức bao thanh toán.

Điều 25 mục c : Không cho phép người mua được đòi lại số tiền đã thanh toán cho đơn vị bao thanh toán trong trường hợp bên bán hàng không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng, đầy đủ các điều khoản quy định tại hợp đồng mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ, trừ tường hợp đơn vị bao thanh toán cố tình thanh toán khoản chi trả của bên mua hàng cho bên bán hàng sau khi đã được bên mua hàng thông báo về việc bên bán hàng có hàng vi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ. Điều này trái với luật của FCI.

Bởi vậy, để hoạt động bao thanh toán nói chung và hoạt động factoring nói riêng có thể phát triển tại Việt Nam, rất cần có một nguồn luật đầy đủ, chính xác, phù hợp để có thể phát huy được hiệu quả của quá trình triển khai thực hiện nghiệp vụ.

2.4.2.2. Doanh số factoring vẫn còn thấp, vẫn còn sự chênh lệch giữa factoring quốc tế và factoring nội địa.

Từ số liệu doanh số factoring của Việt Nam, và doanh số của một số ngân hàng tiêu biểu, ta có thể thấy doanh số factoring là rất thấp so với khu vực, nằm trong những nước có doanh số bao thanh toán thấp nhất châu Á.Hơn nữa, tỷ trọng hoạt động factoring so với các hoạt động khác vẫn còn rất thấp.

Bên cạnh đó, ta có thể thấy dịch vụ factoring quốc tế luôn có doanh số thấp hơn so với factoring nội địa từ năm đầu triển khai dịch vụ bao thanh toán cho tới nay. Mặc dù trong 2 năm gần đây, sự chênh lệch giữa doanh số của factoring quốc tế và factoring nội địa đã được rút ngắn, nhưng vẫn chưa có được sự cân bằng. Có thể dễ nhận thấy được điều này qua quy mô của dịch vụ tại các ngân hàng thương

mại hiện nay, nhiều ngân hàng vẫn chỉ bó hẹp trong phạm vi bao thanh toán nội địa, chứ chưa cung cấp dịch vụ bao thanh toán quốc tế.

2.4.2.3. Số lượng khách hàng tham gia dịch vụ vẫn còn khiêm tốn.

Mặc dù các ngân hàng thương mại Việt Nam cung cấp nghiệp vụ cho cả các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng số lượng khách hàng sử dụng

Một phần của tài liệu nghiệp vụ bao thanh toán (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w