3.4.2.1. Thành lập phòng ban chuyên trách cung cấp dịch vụ fatoring.
Hiện nay, nghiệp vụ factoring hầu hết được thực hiện bởi những nhân viên của phòng tín dụng hoặc phòng nghiệp vụ liên quan. Điều này làm giảm đi hiệu quả của hoạt động factoring, bởi những nhân viên trực tiếp cung cấp dịch vụ lại không có thời gian tìm hiểu sâu về dịch vụ và không thể chuyên tâm khi thực hiện nhiều nghiệp vụ cùng lúc.Hình thức này chỉ thích hợp với hoạt động triển khai sơ bộ ban đầu, nghĩa là trong giai đoạn làm quen, tìm hiểu về nghiệp vụ factoring, chứ không khả thi khi ngân hàng muốn thực hiện đẩy mạnh, phát triển lâu dài những nghiệp vụ này. Bởi vậy, muốn dịch vụ factoring được phát triển, các ngân hàng cần nhanh chóng thành lập một bộ phận chuyên trách về hoạt động bao thanh toán riêng, phòng bao thanh toán trong cơ cấu tổ chức của ngân hàng mình. Nhờ đó, những
thông tin tín dụng được tiếp cận dễ dàng hơn, chuyên nghiệp hơn; hiệu quả thực hiện hoạt động cao hơn.
Phòng bao thanh toán trong mỗi ngân hàng có thể bao gồm hững bộ phận sau:
- Bộ phận tổ chức: bao gồm lãnh đạo, nhân viên hành chính...
- Bộ phận marketing : chịu trách nhiệm giới thiệu, quảng bá dịch vụ tới các đối tượng khách hàng, giải đáp, tư vấn cho khách hàng, tiếp nhận hồ sơ đề nghị cung cấp dịch vụ của khách hàng.
- Bộ phận thực hiện nghiệp vụ : là bộ phận chịu trách nhiệm chính trong việc xét duyệt, thẩm định hồ sơ khách hàng, và thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn.
- Bộ phận kế toán : thực hiện các nghiệp vụ liên quan trong lĩnh vực kế toán trong đó quan trọng nhất là quản lý hồ sơ người mua.
- Bộ phận tham vấn pháp luật : chịu trách nhiệm tư vấn về thủ tục, quy định pháp lý, đặc biệt khi giao dịch với các đối tác nước ngoài.
3.4.2.2. Mở rộng nguồn vốn cho hoạt động factoring.
Bản chất của dịch vụ factoring là tài trợ thương mại, tài trợ nguồn vốn cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, vốn là nguồn lực cơ bản làm nên sức mạnh tài chính của các ngân hàng thương mại, quyết đinh tới quy mô, độ an toàn cho các hoạt động của ngân hàng thương mại. Chính vì vậy, khách hàng rất quan tâm tới khả năng của ngân hàng trong việc duy trì, đảm bảo mức vốn đầy đủ khi triển khai hoạt động factoring.
Muốn phát triển dịch vụ factoring, các ngân hàng thương mại cần chú trọng tới mở rộng nguồn vốn cho hoạt động này bằng cách tích cực huy động tiền gửi trong dân cư, hay tiến hành cổ phần hóa để có thể tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi từ khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp...
KẾT LUẬN
Với quá trình lịch sử phát triển lâu đời và những ưu việt nhất định, nghiệp vụ factoring đã trở thành một sản phẩm quan trọng trong hoạt động tài chính ngân hàng trên thế giới.Nghiệp vụ này không chỉ tạo lợi thế cạnh tranh cho các ngân hàng mà còn nâng cao hình ảnh của quốc gia có nghiệp vụ này phát triển.
Khi Việt Nam đã trở thành thành viên của tổ chức thương mại lớn nhất thế giới WTO, xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế lại càng được coi trọng với một nước đang phát triển như nước ta. Do vậy, để có thể tồn tại và đứng vững trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hay không đòi hỏi một sự nỗ lực rất lớn từ phía các ngân hàng thương mại Việt Nam trong việc đổi mới công nghệ, cách quản lý hiện đại... và quan trọng là nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ. Nghiệp vụ factoring đã phát triển ở nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, mang lại nhiều lợi ích cho các quốc gia áp dung nghiệp vụ nhưng ở thị trường Việt nam lại còn khá mới mẻ. Để kéo gần sự chênh lệnh trong khoảng cách phát triển giữa các ngân hàng thương mại Việt Nam và các ngân hàng, tổ chức tài chính nước ngoài trong nghiệp vụ này rất cần có một chiến lược cụ thể trong từng giai đoạn và sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ ngành liên quan. Thách thức đặt ra cho các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay là tìm một hướng đi riêng phù hợp với thị trường tài chính Việt Nam nhằm cung cấp cho các doanh nghiệp dịch vụ factoring tốt nhất.
Với ý nghĩa thiết thực này, khóa luận đã thu hoạch được một số kết quả sau: - Nghiên cứu, hệ thống những cơ sở lý luận về nghiệp vụ factoring.
- Đánh giá thực trạng và những kinh nghiệm áp dụng nghiệp vụ factoring trên thế giới, từ đó rút ra những bài học có thể áp dụng vào thị trường factoring Việt Nam.
- Xây dựng cái nhìn toàn cảnh về nghiệp vụ factoring tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Trên cơ sở đó đánh giá chung về tình hình phát triển nghiệp vụ này, chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế vẫn còn tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế này.
- Đề xuất một số những giải pháp có thể áp dụng,một số những kiến nghị tới Ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mạinhằm phát triển dịch vụ factoring tại Việt Nam.
Em hi vọng những vấn đề đã trình bày trong khóa luận đã phần nào mang lại một cái nhìn tổng quan về bản chất, nội dung, lợi ích và thực trạng hoạt động factoring tại Việt Nam và trên thế giới. Hi vọng rằng trong tương lai không xa, với một thị trường đầy tiềm năng và hứa hẹn như Việt Nam, nghiệp vụ factoring sẽ từng bước được hoàn thiện, trở thành một nghiệp vụ chủ lực của các ngân hàng thương mại và một công cụ tài chính hỗ trợ đắc lực cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
1. Đào Văn Chung, 2005, Rủi ro trong hoạt động bao thanh toán và biện pháp
phòng ngừa, Tạp chí Tài chính tiền tệ, ngày 15/7/2005.
2. GS.NGƯT. Đinh Xuân Trình, 2011, Giáo trình Thanh toán quốc tế, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.
3. TS. Đặng Thị Nhàn, 2007, Cẩm nang về nghiệp vụ bao thanh toán Factoring
và Forfaiting trong tài trợ thương mại quốc tế, NXB Thống kê, Hà Nội.
4. Minh Đức, Hệ số CAR các ngân hàng Việt Nam đảm bảo yêu cầu mới của
Basel, Kinh tế Việt Nam,tháng 9/2010
5. Minh Thúy, Ngân hàng thương mại chạy đua tăng vốn điều lệ, Báo Pháp luật
Thành phố Hồ Chí Minh, số ra 1/2010.
6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2010, Luật các tổ chức tín dụng 2010.
7. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2004, Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN về
Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng, Hà Nội.
8. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2005, Văn bản hướng dẫn số 676/NHNN-CSTT
về cơ cấu lại thời gian trả nợ, chuyển nợ quá hạn đối với hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng, Hà Nội.
9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2008, Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN để
sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN về Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng, Hà Nội.
10. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2011, Định hướng phát triển dịch vụ ngân
hàng giai đoạn 2011-2015, Hà Nội.
11. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Báo cáo thường niên, 2011. 12. Ngân hàng Á Châu, 2006, Tài liệu tập huấn bao thanh toán.
13. Nguyễn Quỳnh Lan, 2009, Nghiệp vụ bao thanh toán – Factoring, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Nguyễn Thị Mùi, 2008, Quản trị ngân hàng thương mại,NXB Tài chính, Hà Nội.
15. Nguyễn Thị Thanh Tuyền, 2003, Marketing căn bản, NXB Giáo dục Hà Nội. 16. PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến,2005, Thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương,
NXB Thống kê.
17. Tô Ngọc Hưng, 2009, Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội
18. Trần Hoàng Ngân – Nguyễn Thị Thùy Linh, 2006, Bao thanh toán Factoring
một hình thức tín dụng mới tại Việt Nam.
19. Trần Thị Kim Thanh, Giải pháp nào cho việc mở rộng bao thanh toán tại Việt
TIẾNG ANH
1. ABFA,2011,ABFA Quarterly statistic 2011 2. FCI, 2011,Annual Review 2011.
3. FCI, 2011,Introduction to International Factoring.
4. FCI,2011, World Factoring Yearbook 2011, BCR Publishing, Holland. 5. Jeff Callender, 2008, Factoring Wisdom.
6. Leora Klapper, The determinants of Global Factoring.
7. Marie H.R.Bakker, Leora Klapper, Undell, G.P, 2004, Finance SMEs with
factoring : Global growth in factoring and its potential in Eastern Europe, Working Paper, The World Bank, Edition I, Poland.
MỘT SỐ WEBSITE 1. http://www.abfa.org.uk/statistics/ABFAStatsQ12011.pdf 2. http://www.fci.nl/about-fci/statistics/total-factoring-volume-by-country-last-7- years 3. http://www.fci.nl/about-fci/statistics/accumulative-factoring-turnover-fci- members 4. http://www.vnbaorg.info/ao-to-tuyn-dng/ao-to/1578-nhng-thay-i-ch-yu-ca-lut- cac-t-chc-tin-dng-nm-2010- 5. http://www.vietcombank.com.vn/Corporates/Factoring/ 6. http://vneconomy.vn/20100525051055112P0C6/nang-yeu-cau-ty-le-an-toan- von-ngan-hang-len-9.htm
MỤC LỤC
Đề tài: Nghiệp vụ bao thanh toán...1
LỜI MỞ ĐẦU...1
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN(FACTORING)...4
1.1.Sự ra đời và phát triển của factoring...4
1.2.Những nội dung cơ bản vềfactoring...7
1.2.1.Khái niệm về factoring...7
1.2.2.Đặc điểm của factoring...9
1.2.3.Sự khác nhau cơ bản giữa factoring và một số hình thức tài trợ thương mại khác...9
1.2.4.Chức năng của factoring...11
1.2.5.Phân loại Factoring...12
1.2.6.Quy trình thực hiện nghiệp vụ factoring phổ biến trong thực tế...14
1.2.7.Lợi thế của factoring trong thương mại quốc tế...17
1.3.Rủi ro trong nghiệp vụ factoring...22
1.3.1. Rủi ro từ phía đơn vị cung cấp dịch vụ factoring...22
1.3.2. Rủi ro từ phía người mua...22
1.3.3.Rủi ro từ phía ngân hàng, hay đơn vị thực hiện nghiệp vụ factoring...22
1.4.Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển nghiệp vụ factoring...23
1.4.1. Các nhân tố khách quan...23
1.4.2. Các nhân tố chủ quan...23
1.5.Kinh nghiệm về hoạt động factoring trên thế giới...24
1.5.1. Tình hình hoạt động factoring trên thế giới...24
1.5.2. Kinh nghiệm về hoạt động factoring của một số quốc gia trên thế giới...27
1.5.3.Các bài học kinh nghiệm cho hoạt động factoring tại Việt Nam...30
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN (FACTORING) TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM...32
2.1. Cơ sở pháp lý cho sự phát triển nghiệp vụ factoring tại các ngân hàng thương mại Việt Nam...32
2.1.1. Các văn bản pháp lý quy định về hoạt động factoring tại Việt Nam...32
2.1.2. Các quy định cơ bản về factoring trong các văn bản luật và dưới luật...33
2.2. Thực trạng hoạt động factoring tại một số ngân hàng thương mại Việt Nam...35
2.2.1. Số lượng các ngân hàng tham gia cung cấp dịch vụ factoring...35
2.2.3. Quy mô, doanh số Factoring...43
2.3. Rủi ro đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam khi thực hiện nghiệp vụ factoring....47
2.3.1.Rủi ro tín dụng...47
2.3.2.Rủi ro gian lận...48
2.3.3.Rủi ro thu nợ...48
2.3.4.Rủi ro thanh khoản...48
2.3.5.Rủi ro ngoại hối...48
2.4.1. Kết quả đạt được...48
2.4.2. Những hạn chế còn tồn tại...50
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động factoring...52
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN (FACTORING) TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM...55
3.1. Sự cần thiết phát triển nghiệp vụ factoring tại các ngân hàng thương mại Việt Nam...55
3.2. Triển vọng áp dụng nghiệp vụ factoring tại Việt Nam...56
3.2.1. Năng lực của các ngân hàng thương mại Việt Nam ngày càng được củng cố...56
3.2.2. Nhu cầu về dịch vụ factoring ngày càng tăng...59
3.3. Giải pháp phát triển nghiệp vụ factoring tại các ngân hàng thương mại Việt Nam...60
3.3.1. Giải pháp chủ yếu...60
3.3.2. Giải pháp hỗ trợ...72
3.4. Kiến nghị nhằm phát triển nghiệp vụ factoring tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.75 3.4.1. Những kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước...75
3.4.2. Những kiến nghị với các ngân hàng thương mại Việt Nam...76
KẾT LUẬN...78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...80
MỤC LỤC...82
DANH MỤC BẢNG BIỂU...84
BẢNG...84
BIỂU ĐỒ...84
DANH MỤC BẢNG BIỂU
BẢNG
Bảng 1.1 : Doanh số factoring trên thế giới giai đoạn 2007-2011...24
Bảng 1.3 : Doanh số Factoring của các quốc gia hàng đầu châu Á giai đoạn 2006-2010...26
Bảng 1. 4: Số lượng khách hàng của dịch vụ factoring tại Anh năm 2011...28
Bảng 2.1 : Số lượng các ngân hàng thương mại Việt Nam cung cấp dịch vụ factoring giai đoạn 2007-2011...36
Bảng 2.2: Biểu phí/lãi suất dịch vụ bao thanh toán của ACB...38
Bảng 2.3 : Biểu phí/lãi suất dịch vụ của Vietcombank...40
Bảng 2.4 : Doanh số factoring tại Việt Nam trong giai đoạn 2005– 2011...43
Bảng 2.5 : Doanh số factoring xuất nhập khẩu của Vietcombank giai đoạn 2007-2011...46
Bảng 2.6 : Doanh số nghiệp vụ factoring nội địa của ngân hàng VIB...46
Bảng 3.1 : Quy mô vốn điều lệ của một số ngân hàng thương mại Việt Nam...57
Bảng 3.2. Tỷ lệ CAR một số ngân hàng thương mại Việt Nam...57
Bảng 3.3. Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam và một số ngân hàng thương mại...58
BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1 : Doanh số bao thanh toán FCI giai đoạn 2007 - 2011...6
Biểu đồ 1.2 : Thị phần về doanh số bao thanh toán của FCI so với toàn thếgiới giai đoạn 2007 - 2011...7
Biểu đồ 1.3. Thị phần doanh số factoring các châu lục trên thế giới năm 2011...25
Biểu đồ 1.4 : Tình hình doanh số factoring của một số nước Asean...26
Biểu đồ 1.5 : Doanh số factoring của Anh trong năm 2011...27
Biểu đồ 1.6 : Doanh số factoring của Ý trong giai đoạn 2007 - 2011...28
Biểu đồ 1.7 : Doanh số factoring của Trung Quốc giai đoạn 2007 – 2011...29
Biểu đồ 2.2 : Doanh thu Factoring theo nhóm dịch vụ của Việt Nam trong giai đoạn 2008-2011...45
SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 : Quy trình thực hiện nghiệp vụ Factoring theo hệ thống một đơn vị bao thanh toán....15
Sơ đồ 1.2 : Quy trình thực hiện nghiệp vụ Factoring theo hệ thống hai đơn vị bao thanh toán...16
Sơ đồ 2. 1a : Quy trình thực hiện bao thanh toán trong nước của ACB...39
Sơ đồ 2.1b : Quy trình thực hiện bao thanh toán xuất khẩu của ACB...39