Số lượng các ngân hàng tham gia cung cấp dịch vụ factoring

Một phần của tài liệu nghiệp vụ bao thanh toán (Trang 35)

Vào cuối thập kỷ 90, một số chi nhánh những ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam đã giới thiệu dịch vụbao thanh toán cho các ngân hàng thương mại trong nước,các công ty xuất nhập khẩu Việt Nam. Song nghiệp vụ này vẫn còn mới mẻ với các công ty, các ngân hàng nên vẫn chưa được áp dụng rộng rãi.

Trên thực tế, Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đã thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán vào đầu năm 2001. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, Techcombank chỉ cung cấp dịch vụ bao thanh toán cho một doanh nghiệp duy nhất, đó là nhà sản xuất và xuất khẩu Foocosa và cũng chỉ giới hạn một mặt hàng duy nhất. Dịch vụ mà Techcombank cung cấp cũng rất hạn chế, chỉ áp dụng bao thanh toán trả ngay, thời hạn tài trợ giới hạn trong 30 – 45 ngày, và phí bao thanh toán quá cao 6-10%/năm. Chính điều này đã làm cho các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn ngại ngần trước dịch vụ mới này.

Dịch vụ bao thanh toán chỉ thực sự được biết đến rộng rãi hơn ở thị trường Việt Nam từ tháng 4/2005. Sau khi Ngân hàng Nhà nước ban hàng văn bản pháp luật riêng cho dịch vụ bao thanh toán, thực sự dịch vụ bao thanh toán mới được giới thiệu, tiếp thị và triển khai cho các doanh nghiệp Việt Nam một cách rộng rãi hơn.Những ngân hàng tiên phong trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ bao thanh toán bao gồm Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank-VCB), Ngân hàng Á Châu (ACB), Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), và Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank). Bốn ngân hàng này cũng là những ngân hàng đầu tiên của Việt Nam tham gia Hiệp hội bao thanh toán quốc tế (FCI).

Cho tới cuối năm 2006, Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận cho thực hiện nghiệp vụ này tại một số ngân hàng thương mại Việt Nam khác như : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát Triển Nhà TP.HCM, Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam... Tại thời điểm đó, một số ngân hàng nước ngoài đặt chi nhánh tại Việt Nam đã thực hiện việc cung cấp dịch vụ này là Deutsche Bank của Đức, Far East National Bank(FENB) của Mỹ, City Bank của Mỹ, Bank of Tokyo Mitsubishi Ltd của Nhật Bản...

Bảng 2.1 : Số lượng các ngân hàng thương mại Việt Nam cung cấp dịch vụ factoring giai đoạn 2007-2011.

2007 2008 2009 2010 2011

Số lượng 15 - 18 29 33

Nguồn: Báo cáo Ngân hàng nhà nước 2012

Tính cho tới hết năm 2007, đã có 15 ngân hàng thương mại được Ngân hàng nhà nước cấp phép hoạt động dịch vụ bao thanh toán.Tuy nhiên, dịch vụ bao thanh toán tại thời điểm này chỉ hạn chế ở hoạt động bao thanh toán trong nước.

Năm 2009, Ngân hàng nhà nước đã cho phép thêm một số ngân hàng nước ngoài chi nhánh tại Việt Nam được phép hoạt động bao thanh toán như Mizuko Corporate Bank, ANZ Hà Nội, Calyon Bank Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2010 được coi như là năm “nở rộ” của việc các ngân hàng thương mại được cấp phép cung cấp dịch vụ bao thanh toán. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước lại chỉ hạn chế những ngân hàng này ở trong một số phạm vi bao thanh toán nhất định. Ví dụ như Ngân hàng MB được phép hoạt động bao thanh toán nhập khẩu, LienVietBank,

PGBank được phép hoạt động bao thanh toán trong nước... cùng một số những ngân hàng nước ngoài khác. Năm 2011 là năm chững lại của hoạt động bao thanh toán, với chỉ hai ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước cho phép hoạt động bao thanh toán. Trong đó, có một ngân hàng thương mại Việt Nam MHB(Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long) và một chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Mới đây nhất, 4/4/2012, Ngân hàng Nhà nước đã cho phép MDB (ngân hàng Phát triển Mê Kong) cung cấp dịch vụ bao thanh toán.

Trong một số năm gần đây, dịch vụ bao thanh toán đã dần dần thu hút được sự quan tâm của các doanh nghiệp và những ngân hàng thương mại trong nước.. Qua nhận xét của nhiều ngân hàng tiên phong trong việc cung cấp dịch vụ bao thanh toán, các doanh nghiệp Việt Nam từ chỗ còn ngại ngần sử dụng dịch vụ này, thì đã dần làm quen, và ký hợp đồng sử dụng dịch vụ với ngân hàng.

Mặc dù hiện nay số lượng các ngân hàng thương mại Việt Nam tham gia cung cấp dịch vụ bao thanh toán đang tăng lên, nhưng một thực tế là những khách hàng doanh nghiệp lại được biết rất ít về dịch vụ này. Những hoạt động quảng bá, giới thiệu dịch vụ bao thanh toán vẫn còn hạn chế. Một số ngân hàng như Techcombank, ACB, Eximbank, Đại Á Bank, ... đã đưa phần giới thiệu tới khách hàng về factoring qua website của mình, nhưng hầu như những thông tin được đưa ra vẫn hạn chế, chỉ là những giới thiệu khái quát. Khách hàng rất khó có thể tìm thấy thông tin về bao thanh toán tại những website này, và khó có cơ hội so sánh những tiện ích của dịch vụ này, so với những loại hình tài trợ thương mại khác.Thậm chí, trên website của Sacombank – một thành viên của FCI, lại không có một phần giới thiệu nào về dịch vụ bao thanh toán. Đối với một dịch vụ, tuy còn mới mẻ, nhưng lại rất nhiều tiện ích như Factoring, mức độ giới thiệu, quảng bá như vậy là rất ít, chưa đủ để thu hút được sự quan tâm của khách hàng.

Một phần của tài liệu nghiệp vụ bao thanh toán (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w