Các quy định cơ bản vềfactoring trong các văn bản luật và dưới luật

Một phần của tài liệu nghiệp vụ bao thanh toán (Trang 33)

Điều kiện để các ngân hàng được phép thực hiện factoring.

Ngân hàng nhà nước cho phép thực hiện hoạt động bao thanh toán trong nước khi tổ chức tín dụng có đủ các điều kiện sau :

- Có nhu cầu hoạt động bao thanh toán.

- Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tại thời điểm cuối từng tháng của ba tháng gần nhất dưới 5%, không vi phạm các quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng.

- Không thuộc đối tượng đang bị xem xét xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài chính ngân hàng hoặc đã bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tàu chính ngân hàng nhưng đã khắc phục được.

Đối với hoạt động bao thanh toán xuất nhập khẩu : ngoài các điều kiện quy định đối với hoạt động bao thanh toán trong nước, đơn vị xin thực hiện bao thanh toán xuất nhập khẩu còn phải là tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối. • Đơn vị thực hiện hoạt động factoring.

Tổ chức thực hiện hoạt động factoring là các tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng bao gồm:

- Ngân hàng thương mại nhà nước. - Ngân hàng thương mại cổ phần. - Ngân hàng liên doanh

- Ngân hàng 100% vốn nước ngoài. - Công ty tài chính.

- Công ty cho thuê tài chính

Bên cạnh đó còn có ngân hàng nước ngoài được mở chi nhánh tại Việt Nam theo Luật tổ chức tín dụng.

Tại Việt Nam hiện nay, đơn vị chủ yếu thực hiện nghiệp vụ này vẫn là các ngân hàng thương mại . Số lượng các công ty tài chính tham gia còn chưa nhiều, chỉ có một số các công ty tài chính của các tập đoàn lớn như Công ty tài chính dầu khí Việt Nam (PVFC), Công ty tài chính cổ phần Điện lực...

Nhìn chung các ngân hàng ở Việt Nam đều chấp nhận cung cấp dịch vụ này cho các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ :

- công ty trách nhiệm hữu hạn. - công ty cổ phần.

- doanh nghiệp tư nhân.

- doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. - doanh nghiệp nhà nước.

- hợp tác xã.

- công ty hợp danh.

- các pháp nhân nước ngoài. • Điều kiện của các khoản phải thu.

Theo đúng như Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN và Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN, các ngân hàng cung cấp dịch vụ factoring đều đưa ra những điều kiện của các khoản phải thu là các khoản phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ hợp pháp. Hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ đó phải có quy định được phép chuyển nhượng khoản phải thu hoặc không quy định. Bên cạnh đó, các khoản phải thu được phép bao thanh toán không nằm trong các trường hợp dưới đây :

- Phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bị pháp luật cấm. - Phát sinh từ các giao dịch, thỏa thuận bất hợp pháp.

- Phát sinh từ các giao dịch, thỏa thuận đang có tranh chấp.

- Phát sinh từ các hợp đồng bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hình thức ký gửi - Phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có thời hạn thanh toán dài hơn 180 ngày

- Các khoản phải thu đã được gán nợ, hoặc cầm cố, hoặc thế chấp.

- Các khoản phải thu đã quá hạn thanh toán theo hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ

- Các khoản phải thu phát sinh từ hợp đồng cung ứng dịch vụ trong lĩnh vực xây dựng, lĩnh vực tài chính theo phụ lục của văn bản pháp luật,

- Hợp đồng mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ có thỏa thuận không được chuyển giao quyền, nghĩa vụ trong hợp đồng.

Một số ngân hàng cũng có những quy định riêng, ví dụ như ACB thực hiện bao thanh toán trong nước hầu hết với các mặt hàng, tuy nhiên, ưu tiên những mặt hàng tiêu dùng, mặt hàng có chất lượng ổn định, ít xảy ra hư hỏng.

Một phần của tài liệu nghiệp vụ bao thanh toán (Trang 33)