Kinh nghiệm về hoạt động factoringcủa một số quốc gia trên thế giới

Một phần của tài liệu nghiệp vụ bao thanh toán (Trang 27)

Kinh nghiệm hoạt động facoring của Anh.

Trong nhiều năm gần đây, Anh Quốc luôn là nước đứng đầu trên thế giới về doanh số bao thanh toán theo tổng kết hàng năm của FCI. Ở Anh đã thành lập Hiệp hội các nhà bao thanh toán Anh Quốc (ABF - Association Bristish Factors) ngay từ những năm 1976. Đến nay, Hiệp hội này đã sáp nhập cùng CFA European Chapter, và đổi tên thành Hiệp hội tài chính trên cơ sở giá trị tài sản – ABFA (Asset Based Finance Association), đánh dấu sự phát triển vượt bậc về khả năng cung cấp các dịch vụ hỗ trợ tài chính của các đơn vị bao thanh toán Anh Quốc.

Trở thành thành viên của ABFA, các đơn vị hoạt động bao thanh toán Anh Quốc có được một mạng lưới thông tin rộng lớn và chính xác về các khách hàng. các thông tin mới nhất về chính sách, pháp luật của các quốc gia trên thế giới cho các đơn vị bao thanh toán để hỗ trợ tối đa cho các đơn vị này.

Biểu đồ 1.5 : Doanh số factoring của Anh trong năm 2011.

(ĐVT: Triệu EUR)

Bảng 1. 4: Số lượng khách hàng của dịch vụ factoring tại Anh năm 2011. (ĐVT: Triệu EUR) Factoring nội địa Factoring quốc tế

Quý I 19.434 4.977

Quý II 18.457 5.070

Quý III 18.378 5.077

Quý IV 18.204 5.152

(Nguồn : abfa.org.uk. ABFA Quarterly statistic 2011)

Kinh nghiệm về hoạt động factoring của Ý.

Sự thành công của hoạt động factoring ở Ý là nhờ vào sự nỗ lực của các đơn vị bao thanh toán trong việc làm hài lòng khách hàng bằng các nâng cao chất lượng dịch vụ của mình như : giảm thủ tục thực hiện hoạt động, thực hiện nghiệp vụ chủ yếu qua mạng Internet...Bên cạnh đó, các đơn vị bao thanh toán ở Ý cũng rất chú ý đầu tư vào công nghệ thông tin hiện đại. Bởi thế mà, quy mô của hoạt động factoring trên toàn quốc có tốc độ tăng đáng kể.

Biểu đồ 1.6 : Doanh số factoring của Ý trong giai đoạn 2007 - 2011.

(ĐVT: Triệu EUR)

(Nguồn : www.factors-chain.com, Annual Review 2011)

Có ba nhóm công ty bao thanh toán trên thị trường Ý : nhóm ngân hàng (banking), nhóm công nghiệp (captive) và nhóm độc lập (independent). Nhóm công

nghiệp được hình thành bởi những tập đoàn công nghiệp lớn, hoạt động bao thanh toán với các nhà cung cấp và chính các tập đoàn đã hình thành nên nó. Luật pháp của Ý rất ủng hộ cho nhóm công ty bao thanh toán này, cho phép người mua ngăn cản các nhà cung cấp ký hợp đồng bao thanh toán với các đơn vị bao thanh toán không thuộc tập đoàn của mình. Tuy nhiên, hoạt động bao thanh toán của ngành ngân hàng vẫn hiệu quả hơn do có vốn dồi dào, mạng lưới phân phối , sản phẩm dịch vụ đa dạng, công nghệ cao hơn...

Kinh nghiệm hoạt động factoringcủa Trung Quốc.

Theo thống kê năm 2011 của FCI, Trung Quốc là một trong những nước có số lượng các đơn vị bao thanh toán lớn nhất trên thế giới. Điều này đã phần nào phản ánh được sự phát triển của hoạt động bao thanh toán tại Trung Quốc.Ngoài ra, doanh số bao thanh toán của Trung Quốc cũng nằm trong top 5 thế giới.

Biểu đồ 1.7 : Doanh số factoring của Trung Quốc giai đoạn 2007 – 2011. (ĐVT: Triệu EUR)

(Nguồn : www.factors-chain.com, Annual Review 2011)

Thành công của các đơn vị hoạt động factoring tại Trung Quốc là kết quả của chiến lược marketing và quy trình thanh toán hiệu quả. Không chỉ dừng lại ở bao thanh toán trong nước, các công ty bao thanh toán hàng đầu ở Trung Quốc còn mở rộng thị trường sang Mỹ, Anh, và Hồng Kong.

1.5.3.Các bài học kinh nghiệm cho hoạt động factoring tại Việt Nam.

Trong điều kiện kinh tế phát triển mạnh mẽthời gian gần đây của nhiều quốc gia trên thế giới, bao thanh toán là một loại hình dịch vụ tài chính có tiềm năng phát triển, mang lại nhiều lợi ích. Đã có rất nhiều các quốc gia trên thế giới thành công trong việc đưa bao thanh toán trở thành một dịch vụ phổ biến. Tuy nhiên, mỗi quốc gia lại có những đặc điểm riêng về lãnh thổ, con người, điều kiện kinh tế... do đó, bao thanh toán ở mỗi quốc gia cũng có những đặc điểm riêng biệt. Bởi vậy mà ta cần học hỏi các quốc gia đã có kinh nghiệm phát triển dịch vụ bao thanh toán thành công một cách linh hoạt, phù hợp với thực tiễn áp dụng tại Việt Nam.

1.5.3.1.Duy trì nhu cầu ổn định và đáng kể với nghiệp vụ factoring.

Nhu cầu về tín dụng trong hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu luôn là vấn đề cấp thiết với doanh nghiệp , nhất là các doanh nghiệp muốn cạnh tranh bằng phương thức bán hàng trả chậm. Thực tế ấy đã mở ra cơ hội phát triển cho các hình thức tài trợ thương mại mới như factoring, góp phần thỏa mãn được nhu cầu hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh. Để đẩy mạnh được nhu cầu sử dụng dịch vụ factoring cũng như duy trì nhu cầu đó ở mức ổn định thì trước hết cần phải tạo ra được một môi trường kinh tế- xã hội với mức tăng trưởng kinh tế hợp lý.

Anh Quốc là một ví dụ cho bài học kinh nghiệm này. Kinh tế Anh là nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, phát triển sớm trên thế gới với nhiều thành tựu khoa học công nghệ. Quốc gia này luôn giữ được mức độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao so với các nước EU. Điều này kéo theo nhu cầu lớn về vốn, và cũng đồng nghĩa với việc là tiền đề cho dịch vụ factoring phát triển.

1.5.3.2.Phát triển và mở rộng các đơn vị thực hiện nghiệp vụ factoring.

Đây là bài học rất quan trọng, có ý nghĩa đối với giai đoạn hình thành và triển khai dịch vụ này. Nhiều quốc gia đã đẩy mạng việc triển khai dịch vụ factoring tại các ngân hàng hoặc các công ty con thuộc ngân hàng để huy động lợi thế sẵn có như trường hợp của Anh và Trung Quốc và Ý.

Hiện nay những đơn vị thực hiện bao thanh toán tại Việt Nam chủ yếu là các ngân hàng thương mại, chỉ có một số ít các công ty của các tâp đoàn lớn như Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam hay Tập đoàn Điện lực cung cấp dịch vụ này. Tại Anh Quốc đặc biệt là tại Ý, thành phần tham gia cung cấp dịch vụ factoring rất đa

dạng, có thể là các ngân hàng, các công ty con của các ngân hàng, các công ty tài chính, và một số các công ty tư nhân. Điều này phần nào đã giúp cho Anh Quốc có thế tận dụng tối đa được uy tín những ngân hàng sẵn có, hệ thống đại lý đã thiết lập, các nghiệp vụ liên quan tới tín dụng chuyên nghiệp, thanh toán quốc tế...Đó là cơ sở về nguồn nhân lực, hạ tầng, thông tin cần thiết để triển khai một cách chuyên nghiệp và thành công loại dịch vụ này.

1.5.3.3.Mở rộng nguồn vốn tài trợ.

Nguồn vốn tài trợ cho các đơn vị cung cấp dịch vụ factoring tại Anh Quốc, Trung Quốc hay Ý chủ yếu là từ các ngân hàng. Vì vậy nguồn vốn này rất dồi dào, do có tiềm lực về tài chính mà họ có thể tài trợ không chỉ trong ngắn hạn mà còn trong trung và dài hạn. Đặc biệt, ở Anh Quốc, nền công nghiệp ngân hàng phát triển từ rất sớm đã tạo tiền đề cho sự phát triển vượt bậc của thị trường factoring.

1.5.3.4.Xây dựng hiệp hội liên kết mang tầm cỡ quốc gia.

Các đơn vị thực hiện factoring ở Anh Quốc đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của việc thành lập hiệp hội liên kết. Sự ra đời của hiệp hội không chỉ hỗ trợ về mặt thông tin mà còn bổ trợ về mặt kiến thức, cập nhật những đổi thay của thị trường kịp thời, đồng thời tư vấn về pháp luật cho các đơn vị cung cấp dịch vụ này.

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN (FACTORING) TẠI CÁC NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu nghiệp vụ bao thanh toán (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w