Quy mô, doanh số Factoring

Một phần của tài liệu nghiệp vụ bao thanh toán (Trang 43)

Năm 2004, khi bao thanh toán còn chưa thực sự được triển khai tại Việt Nam, thì tại một số quốc gia châu Á khác, nghiệp vụ này đã khá phát triển.Nghiệp vụ bao thanh toán tai Việt Nam được chính thức triển khai vào năm 2005. Hiện nay, tuy số lượng các đơn vị bao thanh toán đang gia tăng nhưng do vẫn còn dè dặt trong việc triển khai nghiệp vụ này nên doanh số bao thanh toán tại Việt Nam vẫn còn thấp

Bảng 2.4 : Doanh số factoring tại Việt Nam trong giai đoạn 2005– 2011.

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Doanh số 2 16 43 85 95 65 67

(Nguồn : www.factors-chains.com, Annual Review 2011)

Theo số liệu thống kê hàng năm của FCI, doanh số factoring của giai đoạn 2005-2011 hàng năm đạt chưa tới 100 Triệu Euro. Đây là một con số khá khiêm tốn so với các quốc gia có doanh số factoring đứng đầu thế giới.

Trong biểu đồ, có thể thấy, trong năm thứ 2 triển khai thực hiện dịch vụ bao thanh toán, doanh số đã tăng vượt bậc, gấp 7 lần so với năm thứ nhất. Bốn năm sau, con số này tiếp tục tăng lên với tỷ lệ đáng kể. Doanh số bao thanh toán năm 2008 tăng lên 197,67%, được coi là một sự tăng trưởng ngoạn mục nhất trong giai đoạn 5 năm đầu triển khai dịch vụ factoring. Con số 95 Triệu EUR là con số khả quan nhất trong số 7 năm nước ta chính thức triển khai dịch vụ này. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của factoring trong năm 2009 chậm lại, chỉ ở mức 11,7%, nhưng đặt trong bối cảnh của khủng hoảng kinh tế toàn cầu (2008-2009) thì mức độ tăng trưởng trong hai năm này đã là khá ấn tượng.

Năm 2010 có thể coi là một năm khó khăn cho toàn nền kinh tế Việt Nam. Tuy kinh tế có phục hồi nhờ vào những điều tiết phù hợp về chính sách sau cuộc khủng hoảng năm trước đó, nhưng Việt Nam lại phải đối mặt với tình trạng lạm phát đáng báo động. Lạm phát vào cuối năm 2010 tăng cao tới mức hai con số (11,8%) và Việt Nam đồng bị trượt giá, dẫn tới lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại tăng cao. Mức lãi suất này đã khiến cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gặp khó khăn về vốn đầu tư, từ đó dẫn tới việc cắt giảm sản xuất, kinh doanh. Diễn biến trên đã kéo theo việc doanh số bao thanh toán lại giảm xuống 15% so với năm 2009, chỉ đạt 65 Triệu Euro. Theo báo cáo thưởng niên của FCI, cho tới cuối năm ngoái, tình hình hoạt động factoring của Việt Nam cũng đã được cải thiện, mặc dù doanh số tăng lên ở mức rất thấp, nhưng trong điều kiện Chính phủ Việt Nam tập trung “ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định nền kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội” với 6 gói biện pháp chính, trong đó có thắt chặt chính sách tiền tệ, thắt chặt chính sách tài chính thì đây cũng đã là một dấu hiệu khả quan cho hoạt động factoring tại Việt Nam. Những tháng đầu năm nay, với việc các ngân hàng liên tục giảm lãi suất cho vay, đầu tư cùng với chính sách tập trung đẩy mạnh xuất nhập

khẩu thì hoàn toàn có thể hi vọng một con số khả quan hơn cho hoạt động factoring tại Việt Nam

Mặc dù tốc độ tăng trưởng của hoạt động bao thanh toán tại Việt Nam khá ấn tượng, nhưng quy mô của nghiệp vụ bao thanh toán tại Việt Nam so với các nước khác vẫn còn rất nhỏ bé. Bên cạnh đó, doanh thu factoring quốc tế vẫn còn khá khiêm tốn so với doanh thu factoring nội địa.

Biểu đồ 2.2 : Doanh thu Factoring theo nhóm dịch vụ của Việt Nam trong giai đoạn 2008-2011.

(ĐVT : Triệu EUR)

(Nguồn : www.factors-chain.com)

Năm 2010, doanh số bao thanh toán đột ngột giảm xuống, điều này một phần là do những ảnh hưởng tiêu cực từ sự bất ổn của nền kinh tế. Tuy nhiên, tỷ lệ giữa các nhóm dịch vụ factoring thì lại rất khả quan. Doanh thu factoring quốc tế đạt mức cao nhất trong giai đoạn này. Điều này chứng tỏ factoring quốc tế đang dần có ưu thế, đạt được những thành công nhất định, và có tiềm năng phát triển tại Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường bao thanh toán Việt Nam vẫn chưa đạt được sự cân bằng giữa factoring quốc tế và factoring nội địa. Đây cũng là xu hướng chung của nhiều quốc gia trên thế giới, thậm chí cả với những quốc gia có dịch vụ bao thanh toán phát triển nhất. Để lý giải cho điều này, ta có thể kể đến những yếu tố cần thiết để làm tiền đề cho sự phát triển của bao thanh toán quốc tế.

Trong số các đơn vị bao thanh toán của Việt Nam đã gia nhập tổ chức FCI, Vietcombank luôn được nhắc tới với vị trí hàng đầu về doanh số lớn, cũng như tốc

độ tăng trưởng của dịch vụ này theo các năm. Trong ba năm gần đây, thị phần của Vietcombank trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ bao thanh toán quốc tế đã tăng lên nhanh chóng, từ 33,87% lên tới 68,49%.

Bảng 2.5 : Doanh số factoring xuất nhập khẩu của Vietcombank giai đoạn 2007-2011. (ĐVT : Triệu EUR) 2007 2008 2009 2010 2011 Factoring xuất khẩu 635.132 2124.907 3305.881 4.131.021 4.434.904 Factoring nhập khẩu 23.326 54.112 122.649 179.267 243.348 Factoring XNK 658.458 2.179.019 3.428.530 4.310.488 4.678.252

(Nguồn : Báo cáo nghiệp vụ thanh toán của Vietcombank)

Có thể nói, Vietcombank đã từng bước chiếm lĩnh thị trường bao thanh toán quốc tế của Việt Nam. Theo báo cáo của Vietcombank năm 2011, doanh số bao thanh toán ngân hàng này đạt được hơn 5,2 Triệu Euro trong đó đa phần doanh thu từ hoạt động factoring xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, mặt hạn chế của Vietcombank khi cung cấp dịch vụ bao thanh toán là còn quá chú trọng tới những doanh nghiệp lớn, mạnh, và nghiêng vào mảng xuất nhập khẩu quốc tế, chứ chưa chú trọng vào thị trường bao thanh toán trong nước. Điều này được phản ánh qua doanh số bao thanh toán nội địa mà Vietcombank thực hiện trong năm 2011 chỉ bằng 5% - 6% so với doanh số bao thanh toán quốc tế.

Nếu như Vietcombank là một ngân hàng với lợi thế về bao thanh toán quốc tế, thì VIB lại là một ngân hàng có nhiều ưu thế và thành tựu về phát triển bao thanh toán nội địa.

Bảng 2.6 : Doanh số nghiệp vụ factoring nội địa của ngân hàng VIB. ĐVT : Triệu VNĐ

Doanh số 91.308,560 160.494,015 210.009.121 242.167.342

Số lượng chi nhánh thực hiện

4 8 12 15

Sô lượng khách hàng 9 16 18 18

(Nguồn : báo cáo nghiệp vụ bao thanh toán VIB)

Nhìn vào bảng số liệu, ta có thể thấy doanh số factoring của ngân hàng có tỷ lệ tăng nhanh, tuy nhiên doanh số thì vẫn còn rất khiêm tốn, đặc biệt là so với doanh số các dịch vụ khác của ngân hàng. Bên cạnh đó, số lượng khách hàng ở mức thấp là một thực tế mà VIB phải đối mặt tuy số lượng các chi nhánh thực hiện có tăng qua các năm. Tuy nhiên, với quy mô vốn nhỏ mà đạt được những kết quả trên, có

Một phần của tài liệu nghiệp vụ bao thanh toán (Trang 43)