6. Cấu trúc của khóa luận
2.2.7. Thúc đẩy đổi mới chính sách giáo dục, đầu tư phát triển khoa học
học công nghệ, mở rộng đối ngoại
Chính phủ Nhật đã đề ra các hướng cải cách giáo dục nhằm: đào tạo những thế hệ mới có tính năng động sáng tạo, kiến thức chuyên môn chuyên sâu, có khả năng suy nghĩ, làm việc độc lập và khả năng giao tiếp quốc tế được nâng cao để đáp ứng đòi hỏi của thế giới với những tiến bộ khoa học không ngừng của một nền kinh tế tri thức và xu thế cạnh tranh hợp tác toàn cầu như hiện nay. Các chính sách cơ bản đó là:
Chuyển hướng giáo dục lấy “thầy làm trung tâm” sang “lấy học sinh làm trung tâm”, khuyến khích việc học tập không ngừng, gắn chặt giáo dục lí thuyết với thực tiễn, kết hợp giáo dục tính dân tộc độc đáo với việc nâng cao đầu óc quốc tế cho học sinh.
Cải cách hệ thống các trường đại học, hiện đại hóa cơ sở vật chất, nhất là những cơ sở vật chất phục vụ cho nghiên cứu khoa hoc cơ bản, tăng cường cơ hội tiếp cận với các tri thức công nghệ mới cho sinh viên, khuyến khích khả năng nghiên cứu và sự cạnh tranh trong sinh viên.
Tăng cường tiếp xúc, trao đổi giữa các trường đại học và các ngành nghề, khuyến khích hình thức thực tập nghề nghiệp để sinh viên sớm có cơ
SV: CaoThị Hải Yến K34A - Khoa lịch sử
hội tiếp xúc làm quen với các kĩ năng nghiệp vụ, có định hướng tốt cho tương lai.
Tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu trong cả khu vực tư nhân và nhà nước, chú trọng phát triển các ngành khoa học công nghệ mới… nhằm đưa đất nước tiến lên hàng đầu trong các lĩnh vực công nghệ hiện đại.
Thúc đẩy cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa chính phủ, các trường đại học, viện nghiên cứu, các doanh nghiệp. Chính phủ có vai trò định hướng, tạo điều kiện về tài chính và ưu đãi thuế để áp dụng các thành tựu công nghệ mới.
Củng cố việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thông qua việc thực hiện Luật bản quyền.
Để thích ứng với quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới năng động,và vì chính sự sống còn của đất nước thì Nhật Bản cũng điều chỉnh hoạt động đối nội và đối ngoại của mình.
Một mặt tiến hành mở cửa buôn bán, cải tiến môi trường pháp lí, kinh doanh và văn hóa của mình khiến chúng ngày càng phù hợp với thông lệ quốc tế. Cải tổ cơ cấu kinh tế trong nước thành một cơ cấu kinh tế thống nhất, có liên quan chặt chẽ theo cả chiều dọc lẫn chiều ngang. Quyết tâm đưa tiếng Anh trở thành một môn học bắt buộc, thành ngôn ngữ chính sau tiếng Nhật.
Mặt khác cũng điều chỉnh hoạt động kinh tế đối ngoại:
Đầu tư mạnh mẽ ra nước ngoài bằng hình thức đầu tư trực tiếp nhằm tiến hành sản xuất tại chỗ cung cấp cho thị trường địa phương và xuất khẩu sang nước thứ ba hoặc tái xuất khẩu.
Các công ty mẹ ở Nhật Bản và các công ty con ở nước ngoài hình thành nên một mạng lưới sản xuất kinh doanh có cơ cấu thống nhất. Mỗi công ty, nhà máy đảm nhận một khâu của quá trình sản xuất tại đó, chúng bổ sung và phụ thuộc lẫn nhau để cho ra những sản phẩm tối ưu nhất, trên cơ sở tận dụng những lợi thế so sánh ở từng nước.
SV: CaoThị Hải Yến K34A - Khoa lịch sử
Từng bước tham gia sâu rộng vào các vấn đề quốc tế để chia sẻ nghĩa vụ đối với các vấn đề quốc tế và khu vực. Trong thực tế Nhật Bản đã tích cực viện trợ nhiều hơn nhằm giúp các nước đang phát triển xóa đói giảm nghèo.
Mặc dù còn nhiều khó khăn song Nhật Bản luôn thể hiện rõ sự nhiệt tình trong việc giúp đỡ các nước Đông Nam Á vượt qua khủng hoảng kinh tế năm 1997. Nhật Bản còn nhận trợ giúp đội ngũ chuyên gia đến những nước này để tư vấn chuyên môn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn mà không đi kèm với những điều kiện khắt khe. Với sự giúp đỡ này thì các nước chịu khủng hoảng dần dần phục hồi và tăng trưởng. Còn Nhật Bản cũng phục hồi kinh tế, xuất khẩu tăng, khả năng thanh toán nợ tồn đọng của các ngân hàng ở Châu Á tăng.
* Tiểu kết chương 2
Đứng trước thực trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội, chính phủ Nhật đã đưa ra rất nhiều biện pháp khắc phục. Những cải cách đó đã và đang diễn ra mặc dù còn muôn vàn khó khăn và trở ngại, đòi hỏi người Nhật không ít sự hi sinh và trả giá. Và nước Nhật cũng dần đạt được những thành công cơ bản khi hiện nay họ có quyền lạc quan về tương lai đất nước, những nỗ lực này tuy chưa thể đưa nền kinh tế vượt nhanh khỏi nguy cơ trở lại suy thoái song đó đã là những nỗ lực quý giá để từ đó làm cơ sở cho niềm tin kinh tế Nhật Bản sẽ phục hồi. Đời sống người dân Nhật tuy có khó khăn, suy giảm nhiều so với trước nhưng trên thực tế nếu so sánh với nhiều nước phát triển khác thì mức sống của trên 90% dân Nhật vẫn còn khá hơn so với mức sống của đại bộ phận dân cư của các nước này. Các nhà lãnh đạo và nhân dân Nhật Bản đã có đủ thời gian và kinh nghiệm từng trải để nhận thức đầy đủ, sâu sắc về tính chất nghiêm trọng của một thập kỉ kinh tế suy thoái đã qua, từ đó cấp thiết phải có những biện pháp tối ưu với quyết tâm cao mới có thể vượt qua khó khăn thử thách để tiếp tục phát triển.
SV: CaoThị Hải Yến K34A - Khoa lịch sử
Sau rất nhiều biến động, người ta vẫn luôn đặt ra câu hỏi rằng: nước Nhật sẽ đi về đâu, sẽ tiến triển như thế nào? Và người ta cũng đã đưa ra một số kịch bản khác nhau cho nước Nhật trong tương lai, song về cơ bản các kịch bản này đều nhất trí với nhau về một Nhật Bản năng động hơn, cởi mở hơn, thích ứng hơn với các biến động của tình hình thế giới.
Mặc dù nước Nhật không còn được ca ngợi như là một hình mẫu phát triển cần noi theo như trước nữa song vẫn là một siêu cường. Bước sang những năm đầu thế kỉ XXI, nền kinh tế Nhật dần thoát khỏi sự suy thoái, đã có những dấu hiệu phục hồi mặc dù chưa rõ rệt. Chương trình cải cách của Chính phủ Kozumi tạo cho nền kinh tế một cú hích mới. Từ năm 2002 tới 2006, tỉ lệ tăng trưởng GDP hàng năm đạt trung bình 2%. Nhật Bản là một trong những nhà sản xuất hàng chế tạo lớn nhất thế giới, là nhà cung cấp vốn lớn nhất cho thị trường thế giới, thị trường tiêu thị của Nhật Bản có tiềm năng lớn, thu nhập bình quân theo đầu người cao.
SV: CaoThị Hải Yến K34A - Khoa lịch sử
KẾT LUẬN
Nền kinh tế Nhật Bản đã trải qua những bước thăng trầm với những thành công và thất bại. Vượt qua mọi khó khăn, vươn lên trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới, Nhật Bản đã viết nên một trong những câu chuyện thần kì nhất của lịch sử thế giới thế kỉ XX. Tuy nhiên, sau đó Nhật Bản lại bước vào thời kì suy giảm kinh tế, khủng hoảng toàn diện ở “thập niên mất mát” - thập niên 90 của thế kỉ XX. Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến thất bại kinh tế của Nhật chính là sự bất cập của mô hình kinh tế, sự chậm chễ chuyển đổi trong khi mô hình cũ đã trở nên lạc hậu và không còn phát huy tác dụng, thậm chí trở thành rào cản chính đối với sự phát triển đi lên của Nhật.
Trước thực trạng bi đát đó, chính phủ Nhật đã phải có những biện pháp để phục hồi và cải cách kinh tế. Chính phủ cùng các đời Thủ tướng Nhật đã đưa ra rất nhiều biện pháp nhằm mực đích cuối cùng là khôi phục tốc độ tăng trưởng kinh tế trên cơ sở lấy nhu cầu tư nhân làm động lực, xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lí tạo nền tảng tăng trưởng bền vững cho nền kinh tế Nhật Bản sau những năm 1990. Nhờ đó, bước sang thế kỉ XXI, Nhật Bản đã vượt qua được khủng hoảng, có một diện mạo mới đầy lạc quan và tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới.
Câu chuyện Nhật Bản đã mang lại cho thế giới những bài học bài học đau đớn để rút kinh nghiệm về việc làm thế nào để tránh sa vào suy giảm kinh tế dài hạn và vì sao lại khó có thể ra khỏi một cuộc suy thoái đến như vậy:
Tăng cường các biện pháp quản lí vĩ mô, điều tiết, kiểm soát hệ thống tài chính tiền tệ nhằm tránh những khuynh hướng kinh doanh, đầu tư vốn một cách thiên lệch với mục đích lợi nhuận đơn thuần như tập trung đầu tư quá
SV: CaoThị Hải Yến K34A - Khoa lịch sử
mức vào lĩnh vực địa ốc, đầu tư thuần túy trên thị trường chứng khoán, đẩy giá chứng khoán, giá đất đai biến động hết sức đột ngột.
Bên cạnh việc tập trung vốn và các nguồn lực khác nhằm phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn, cần có một cơ cấu kinh tế cân đối giữa các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ, giữa các ngành và các lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế quốc dân, tránh tạo ra những “khoảng rỗng” trong cơ cấu kinh tế vĩ mô.
Chính sách tiền tệ không thể giải quyết mọi vấn đề kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản nói lên nhiều điều và cho thấy rõ những hạn chế của các ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ trong việc xoay chuyển một nền kinh tế đang gặp khó khăn. Nhật Bản đã dựa vào lãi suất thấp để kích thích một nền kinh tế vốn bị suy giảm hơn một thập kỷ, nhưng xem ra ít có tác dụng. Nhật Bản là một nền kinh tế bong bóng với các công ty vừa dư thừa công suất, vừa mang công mắc nợ quá nhiều và dân chúng không còn hứng thú với chuyện vay mượn, bất kể lãi suất thấp đến mức nào. Vấn đề ở Nhật Bản đã không phải nằm ở chỗ không có tiền cho vay mà nằm ở chỗ không có nhu cầu vay mượn. Khi vấn đề đã không phải là tiền, thì dù có nhiều tiền cũng không thể giải quyết được vấn đề.
Nhìn nhận lại vấn đề về cấu trúc: Người Nhật đã dựa quá nhiều vào công cụ tiền tệ để vực dậy nền kinh tế. Các nhà hoạch định chính sách ở Tokyo từng nghĩ rằng cứ đổ nhiều tiền mặt hơn vào hệ thống, chi ngân sách nhiều hơn rồi sẽ đưa được Nhật Bản trở lại cái thời vàng son thủa trước. Chính phủ Nhật Bản không bao giờ thừa nhận những vấn đề cấu trúc nghiêm trọng đã cản trở tăng trưởng. Tình trạng quan liêu cao độ đã cản trở kinh doanh và cạnh tranh, ảnh hưởng tiêu cực đến tính hiệu quả của doanh nghiệp trong nước. Nếu không khắc phục được những vấn đề cơ bản về cấu trúc nói trên, kinh tế Nhật Bản không thể hồi phục, bất kể các chính khách Nhật Bản
SV: CaoThị Hải Yến K34A - Khoa lịch sử
nỗ lực đến đâu. Kết quả cuối cùng là một nền kinh tế trì trệ với các chính phủ kế tiếp nhau mắc nợ đến mức độ nguy hiểm.
Kịp thời chấn chỉnh hệ thống ngân hàng: Một trong những thất bại lớn nhất của Nhật Bản là đã chờ đợi đến nửa thập kỷ rồi mới bắt đầu tái cơ cấu lĩnh vực ngân hàng sau khủng hoảng tài chính. Mỹ đã xử lý vấn đề này khá tốt, còn châu Âu thì không. Cốt lõi vấn đề của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) là các ngân hàng bị thiếu vốn và các chính trị gia châu Âu thiếu quyết tâm chính trị. Nếu không có các ngân hàng mạnh hơn, châu Âu không thể tăng trưởng mạnh và cũng không thể giải quyết được cuộc khủng hoảng nợ hiện nay. Chờ đợi như ở Nhật Bản chỉ làm cho vấn đề ngày càng trở nên tồi tệ hơn.
Phải thay đổi, không thể quá bám vào quá khứ: Một trong những vấn đề lớn nhất của Nhật Bản là không chịu thừa nhận rằng mô hình kinh tế cũ đã lỗi thời. Trong những thập niên 1960, 70 và 80, mô hình kinh tế Nhật Bản đáng để cho thế giới học tập. Tuy nhiên, mô hình kinh tế chính phủ lãnh đạo, phụ thuộc vào xuất khẩu, sản xuất tập trung đã trở nên lỗi thời, khiến cho Nhật Bản không theo kịp kinh tế toàn cầu đang ngày càng thay đổi. Cho đến ngày nay, Nhật Bản vẫn còn bám lấy mô hình kinh tế cũ, mặc dù đã có 10 năm cho thấy mô hình này không còn hoạt động hữu hiệu. Một phần đáng sợ nhất của câu chuyện buồn Nhật Bản là nước này từ chối sự cần thiết phải thay đổi.
Thích ứng với toàn cầu hóa: Trong khi phần còn lại của châu Á đã hội nhập với nhau ngày càng sâu rộng, Nhật Bản phần nào đứng ngoài quá trình này. Các thành phần kinh tế sôi động nhất của Nhật Bản hiện kết nối với các chuỗi cung ứng đang nuôi dưỡng guồng máy sản xuất châu Á. Nhưng do lo ngại về tác động tiêu cực của toàn cầu hóa trong các nhóm lợi ích đặc biệt (như nông dân) đã khiến cho Nhật Bản “dị ứng” với đầu tư và ảnh hưởng của
SV: CaoThị Hải Yến K34A - Khoa lịch sử
nước ngoài. Kết quả là Nhật Bản đã bị thua thiệt trong quá trình toàn cầu hóa, khi các tập đoàn trong nước chuyển sản xuất ra nước ngoài và dân chúng trong nước không được hưởng lợi ích của chi phí sản xuất thấp để thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng hoặc đầu tư nước ngoài tạo thêm nhiều công ăn việc làm.
Việc tiếp thu những kinh nghiệm trên nếu chỉ dừng lại ở lý thuyết mà không được đưa vào vận dụng trong thực tiễn thì khó có thể tránh khỏi sự lặp lại những hậu quả mà Nhật Bản đã từng gặp phải.
Sự phát triển kinh tế Nhật Bản trong nhiều năm qua và giờ đây đã càng chứng tỏ một xu thế phát triển khách quan, đó là sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế, giữa nền kinh tế Nhật Bản và các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Kinh tế toàn cầu đang phục hồi, Châu Á phát triển rất nhanh. Những yếu tố khách quan thuận lợi này Nhật Bản có thể tận dụng để đưa đất nước đi lên nếu các nhà lãnh đạo nước này có ý chí quyết tâm cùng giải pháp và chính sách đúng đắn, kịp thời vạch ra được định hướng để huy động được sức mạnh đoàn kết của toàn dân.
SV: CaoThị Hải Yến K34A - Khoa lịch sử
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. G.C.Allen (1994), Nhật Bản đường đi tới một siêu cường kinh tế, NXB
Khoa Học Xã Hội, Hà Nội.
2.TS. Ngô Xuân Bình (Chủ biên) (2002), Chính sách đối ngoại của Nhật Bản
thời kì sau chiến tranh lạnh, NXB KHXH.
3. Nguyễn Duy Dũng và Nguyễn Thanh Hiền (chủ biên) (2003) , Nhật Bản -
Năm 2003: Cuộc cải cách vẫn tiếp tục, NXB Thống Kê, Hà Nội, 200tr.
4. Nguyễn Bình Giang (1999), Bất ổn định tài chính ở Nhật Bản: Thực trạng,
nguyên nhân và giải pháp, Viện Kinh Tế Thế Giới, Hà Nội.
5. Vũ Văn Hà (chủ biên) (2003), Điều chỉnh cơ cấu kinh tế Nhật Bản trong bối cảnh toàn cầu hóa, NXB. KHXH, Hà Nội, 230tr.
6. GS.TS. Dương Phú Hiệp (2001), Triển vọng kinh tế Nhật Bản thập niên đầu thế kỉ 21, NXB Khoa Học Xã Hội.
7. Hisao Kanamori (1994), Thành công của Nhật Bản. Những bài học về phát
triển kinh tế, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội.
8. GS. Nakamura Takafusa (1998), Dịch: PTS.Lưu Ngọc Trịnh. Những bài giảng về lịch sử kinh tế Nhật Bản hiện đại 1926 - 1994, NXB Chính Trị
Quốc Gia, Hà Nội.
9. Trần Thị Nhung (2002), Tăng trưởng Kinh tế và Phúc lợi xã hội ở Nhật
Bản từ sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai đến nay, NXB. KHXH, Hà Nội,
320tr.
10. Laxuhico Nacaxono (2004), Dịch: Đào Nhật Thành, Chiến lược quốc gia