6. Cấu trúc của khóa luận
2.2.4. Khắc phục tình trạng chi phí kinh doanh cao
Nhật Bản là nước có chi phí kinh doanh xếp vào loại cao nhất trên thế giới. Vì vậy Chính phủ Nhật đã đưa ra nhiều biện pháp điều chỉnh đối với các ngành phục vụ sản xuất kinh doanh như phân phối thông tin liên lạc, giao thông vận tải, năng lượng… để nâng cao hiệu quả hoạt động và giảm giá thành sản phẩm của các ngành này.
Tháng 3/1998, kế hoạch điều chỉnh trong 3 năm được thông qua với mục tiêu là xây dựng một thị trường Nhật Bản mang tính mở, công bằng tự do và tự điều tiết thông qua luật thị trường. Cho phép tham gia hoạt động của các công ty nước ngoài, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty trong nước, giá cả các sản phẩm dịch vụ được quyết định bởi quan hệ cung - cầu, cơ chế định giá được công khai hóa, tự do hóa… Cụ thể trong các ngành sau đây: Trong ngành giao thông vận tải: các quy định hạn chế về khối lượng, giá cả dịch vụ vận tải được nới rộng hoặc xóa bỏ, thời hạn giấy phép điều khiển phương tiện và giấy chứng nhận kiểm tra chất lượng phuơng tiện được kéo dài.
Ngành thông tin liên lạc: Hệ thống định giá cả được đơn giản hóa bỏ thủ tục trình Chính phủ, thông qua trước mỗi lần điều chỉnh giá. Quyền sở hữu cá nhân đối với các phương tiện truyền tin được mở rộng tù 10% đến
SV: CaoThị Hải Yến K34A - Khoa lịch sử
30%, các công ty nước ngoài được phép mua bán và sở hữu các trạm truyền hình cáp.
Trong ngành năng lượng: Việc thay đổi chế độ cấp phát hoạt động bằng các chế độ đăng kí hoạt động cho phép sự gia tăng số lượng và các công ty mới tham gia cạnh tranh đã làm giảm giá năng lượng, tiết kiệm cho các doanh nghiệp và cho cả người tiêu dùng.
Trong ngành phân phối: Luật hạn chế việc thành lập các cửa hàng bán lẻ quy mô lớn đã được xem xét bãi bỏ để tạo cơ hội cho việc thành lập các cửa hàng có chất lượng phục vụ cao, khuyến khích tiêu dùng. Đồng thời hệ thống tổ chức đánh giá chất lượng sản phẩm cũng được điều chỉnh cho phù hợp với chuẩn mực quốc tế, các thủ tục thanh tra kiểm nghiệm, kể cả thủ tục hải quan cũng được đơn giản hóa.
Đó là những biện pháp cải cách những ngành có ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí kinh doanh ở Nhật Bản. Thế nhưng chi phí kinh doanh cũng không giảm được nhiều nếu như Chính phủ Nhật không điều chỉnh mức thuế kinh doanh. Chính phủ nước này đã coi thuế là chương trình trọng điểm trong các biện pháp làm giảm chi phí kinh doanh. Các mức thuế kinh doanh chung và thuế kinh doanh ở địa phương đã được giảm dần xuống cho bằng xấp xỉ mức trung bình của Quốc tế.
Bảng: Diễn biến điều chỉnh các mức thuế kinh doanh
Đơn vị: %
1997 1998 1999
Thuế kinh doanh chung 37,5 34,5 30
Thuế kinh doanh địa phương 12 11 9,6
Thuế kinh doanh nhỏ chung 28 25 22
Thuế kinh doanh nhỏ địa phương 6 5,9 5
SV: CaoThị Hải Yến K34A - Khoa lịch sử
Đồng thời Chính phủ đã giảm thuế đối với các khoản chi phí đầu tư nhập thiết bị có liên quan đến công nghệ thông tin, các khoản thu nhập có giá trị dưới 1 triệu yên được giảm thuế hoàn toàn từ năm 1999.