Những nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Kinh tế nhật bản trong thập niên mất mát (thập niên 90 của thế kỉ XX) (Trang 29)

6. Cấu trúc của khóa luận

2.1.2. Những nguyên nhân chủ quan

2.1.2.1. Nguyên nhân do đầu cơ và sự đổ vỡ của nền kinh tế bong bóng

Tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản vào cuối thập niên 80 không phải là tăng trưởng thật sự từ các hoạt động sản xuất của cải vật chất mà chủ yếu tăng trưởng giả tạo do đầu cơ vào mua bán bất động sản, trái phiếu và các hàng hóa nghệ thuật có giá trị lớn. Nền kinh tế Nhật Bản trong thời kì này phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy.

Mặt khác, trong xu thế tự do hóa trên thế giới, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng được mở rộng. Tiền được tự do đổi từ đô la Mỹ sang Yên Nhật, cùng với những hoạt động nhộn nhịp của thị trường chứng khoán, xí nghiệp Nhật dần dần huy động vốn trực tiếp từ phát hành cổ phiếu và trái phiếu, không vay từ ngân hàng, ngân hàng phải chuyển hướng hoạt động từ việc cho các xí nghiệp vay sang đầu tư chứng khoán. Việc mua bán đất đai được thực hiện về giá trị danh nghĩa với khối lượng tiền rất lớn, chỉ thông qua thủ tục chuyển khoản sổ sách mà ngân hàng có thể kiếm được những khoản lợi nhuận khổng lồ. Trong khi đó các nhà đầu tư thì ngày càng đầu tư mạnh vào thị trường hàng hóa này vì cho rằng giá trị của thị trường hàng hóa này ngày càng tăng theo thời gian hơn nữa việc huy động vốn từ ngân hàng không khó khăn. Các ngân hàng trong giai đoạn này cho vay quá nhiều để đầu cơ vào cổ phiếu, bất động sản hoặc mở rộng sản xuất, tỷ lệ tăng vốn cho vay chỉ là 11,8% đến 11,5%, trong khi đó cho vay liên quan đến bất động sản tăng vọt từ 14,9% lên 32,7% (thời kì 3/1985 - 3/1987). Phần lớn vốn cho vay được huy động vào thị trường địa ốc do vậy đẩy giá đất tăng mạnh khiến cho kinh

SV: CaoThị Hải Yến K34A - Khoa lịch sử

doanh ở Tôkyo tăng tới 80%. Chính phủ Nhật Bản thông qua hệ thống ngân hàng đã điều chỉnh lãi suất cao để khắc phục đầu tư vào thị trường này, ngay lập tức nhu cầu vay vốn đầu tư giảm nhanh chóng và lại gây nên tình trạng mất tài sản vì giá trị tài sản bị tụt xuống, giá cổ phiếu bắt đầu giảm.

Khi kinh tế bong bóng này tan vỡ thì các tổ chức tài chính ngân hàng Nhật Bản bắt đầu đối mặt với những khoản nợ không có khả năng sinh lãi hoặc nợ khó đòi. Bên cạnh đó, giá cổ phiếu ngày một giảm khiến cho tài sản của họ cũng giảm đi vì một phần tài sản nằm dưới dạng cổ phiếu mà các nhà đầu tư đã đem đi cầm cố. Lo ngại trước tình hình này ngân hàng vẫn tiếp tục hạ lãi suất xuống nhưng lại khiến cho việc huy động vốn trong dân rất hạn chế.

2.1.2.2. Mô hình và cơ cấu kinh tế của Nhật Bản không phù hợp với yêu cầu phát triển mới

Mô hình kinh tế Nhật Bản ra đời từ thời Minh Trị (1868), là mô hình “kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa theo định hướng hành chính”. Chủ nghĩa tư bản Nhật là một loại hình chủ nghĩa tư bản không phải do doanh nghiệp, mà là do nhà nước thành lập. Đặc trưng của mô hình này là mang đậm truyền thống phương Đông đồng thời kế thừa kinh nghiệm phát triển hiện đại của kinh tế phương Tây. Đối lập với mô hình Anh - Mỹ, trong mô hình Nhật, nhà nước có vai trò chi phối rất mạnh đối với nền kinh tế. Trong cơ chế quản lí, bên cạnh quyền khống chế của giám đốc cấp cao, trong nội bộ các doanh nghiệp còn hình thành “khối cùng chung vận mệnh” độc đáo, thực hiện chế độ thuê mướn nhân công trọn đời, chế độ thứ bậc thâm niên và chế độ công đoàn doanh nghiệp. Chính điều này làm cho các nhà quản lí cũng như người lao động đều coi sự phát triển của công ty, doanh nghiệp là sự nghiệp chung và cùng nhau hợp tác vì sự nghiệp đó.

SV: CaoThị Hải Yến K34A - Khoa lịch sử

Mô hình này được phát triển và phù hợp với hoàn cảnh trong nước và quốc tế của Nhật Bản sau chiến tranh và đã tạo ra sự tăng trưởng kinh tế nhanh và khá liên tục, giúp Nhật Bản sớm đuổi kịp các nước công nghiệp phát triển khác. Tuy vậy từ cuối những năm 1980, mô hình này đã dần trở nên không còn phù hợp với hoàn cảnh mới và thậm chí trở thành vật cản cho sự phát triển tiếp tục của nền kinh tế Nhật Bản. Đúng như Wiliam H. Overholt, thuộc trung tâm châu Á, Đại học Harvard đã viết trên tạp chí Foreign Afairs, số tháng 1 - 2, 2002:“Một kỉ nguyên lịch sử đang kết thúc tại Nhật. Các định

chế ngày nào đã tạo ra phép lạ kinh tế cách đây một thế hệ nay đã đưa đất nước này đến bên bờ của sự sụp đổ kinh tế”.

Mô hình này bên cạnh những điểm tiến bộ thì cũng tiềm ẩn rất nhiều mặt hạn chế, nguyên nhân sâu sa của sự hủng hoảng trầm trọng ở thập niên 90 của thế kỉ XX. Cụ thể:

Đó là tình trạng can thiệp quá sâu của chính phủ vào kinh doanh đã không còn phù hợp với thời đại quốc tế hóa và cạnh tranh đang diễn ra mạnh mẽ đòi hỏi phải có sự tự do, linh hoạt và năng động hơn. Các công ty ngày càng tỏ ra trì trệ và sức cạnh tranh của hàng hóa Nhật Bản về lâu dài sẽ bị suy giảm tương đối

Đó là dưới sự bảo trợ của chính phủ, các công ty lớn, đã được hưởng nhiều đặc quyền trong việc vay vốn, sử dụng vốn… nên nhiều nguồn lực của xã hội đã bị sử dụng lãng phí. Giới quan liêu ngày càng tỏ ra lấn át giới chính trị, lũng đoạn bộ máy nhà nước và mắc nhiều sai lầm cũng như tệ nạn không thể chấp nhận được khiến cho dư luận hết sức bất bình.Việc có nhiều quan chức chính phủ và các nhà lãnh đạo kinh doanh cao cấp bị bắt vì nhận và đưa hối lộ đã minh họa cho điều đó. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng buông lỏng giám sát vĩ mô, thiếu công khai tài chính gây ra khủng hoảng trong hệ thống tài chính ngân hàng Nhật Bản. Trước thực tế đó và vì sự tiến

SV: CaoThị Hải Yến K34A - Khoa lịch sử

triển lành mạnh của xã hội và nền kinh tế, việc cải tổ các cơ quan chính phủ (trước hết là Bộ Tài Chính, Ngân hàng Nhật Bản và MITI) là hết sức cần thiết.

Trong các công ty Nhật Bản, người lao động được coi trọng hơn so với công nghệ và các cổ đông (tức tài chính), họ được hưởng chế độ làm việc suốt đời, được thăng thưởng theo thâm niên phục vụ chứ không phải theo năng lực và thành tích các nhân, được tham gia vào quá trình quản lí công ty. Lòng trung thành với công ty thay vì hiệu suất công việc luôn được coi là tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá nhân viên.

Chế độ điều hành kinh doanh kiểu Nhật Bản đã tỏ rõ hiệu quả của mình trong thời kì kinh tế phát triển với những nhịp độ cao. Họ nhấn mạnh với sự tiếc nuối thời kì đã qua. Tuy nhiên, trong thời đại cạnh tranh kinh tế thị trường thế giới gay gắt, điều kiện sống của từng ngành sẽ là việc đi theo các nguyên tắc cạnh tranh đã được chấp nhận ở Mỹ. Theo đà ứng dụng vào cuộc sống các thành tựu có tính chất cách mạng trong lĩnh vực tin học và liên lạc thì sẽ có sự thay đổi căn bản trong cách quản lý các doanh nghiệp, trong hệ thống thuê mướn và trả công lao động. Trong xã hội được liên kết bởi những công nghệ liên lạc mới trước hết phải biết là việc nhanh chóng, có hiệu quả. Vì vậy, cách làm việc quen thuộc là các nhân viên thuộc cùng lứa tuổi cùng đồng thời thăng tiến trong công việc, cơ chế chuẩn bị các quyết định ở cấp thấp và cấp cao thông qua lần cuối những quyết định ấy - cách làm ấy sẽ không thể tỏ ra xứng đáng trong điều kiện có sự cạnh tranh gay gắt trên phạm vi quốc tế. Trên thị trường lao động các quá trình nhập cư đang được đẩy mạnh, khối lượng khen thưởng, vật chất sẽ phụ thuộc vào năng lực và sự đóng góp cụ thể của nhân viên. Ngay từ bây giờ những xu hướng ấy đã bộc lộ rõ. Cơ chế tăng lương song song với thâm niên lao động và sự thăng tiến công tác cùng lúc của nhân viên cùng lứa tuổi không thể thỏa mãn tham vọng của

SV: CaoThị Hải Yến K34A - Khoa lịch sử

các nhân viên có năng lực, do vậy họ chuyển sang làm cho những công ty ngoại quốc.

Cùng với đó, Nhật Bản cũng thiếu cơ chế thúc đẩy sự phát triển các ngành công nghệ mới. Thực tế cho thấy rằng năng suất nền kinh tế Nhật Bản ngày càng giảm sút là do những ngành công nghiệp truyền thống của Nhật Bản ngày càng đối mặt với tình trạng bão hòa, hiệu quả giả dần. Tình trạng phá sản của các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành này đang diễn ra hàng loạt, trong khi đó lại ít xuất hiện những doanh nghiệp mới - những doanh nghiêp được thành lập và hoạt động trên cơ sở khai thác những phát minh sáng chế khoa học, áp dụng những tri thức công nghệ mới, tạo ra những sản phẩm mới mang lại giá trị gia tăng cao. Các doanh nghiệp này có tiềm năng phát triển rất lớn, nó có thể tạo ra nhu cầu mới, thị trường mới cho các sản phẩm của mình kể cả trong thời buổi kinh tế khó khăn và do đó có khả năng trở thành ngành kinh tế chủ lực mới dẫn dắt nền kinh tế thoát ra khỏi tình trạng suy thoái. Hiện nay tốc độ thành lập những doanh nghiệp như thế ở Nhật Bản rất thấp, vào khoảng 4% so với mức 13% hàng năm của Mỹ. Sau gần nửa thế kỉ, Nhật Bản vẫn chậm chân so với Mĩ trong công nghệ chế tạo. Trí tuệ dựa vào Nhà nước đã biến Nhật trở thành một quốc gia thịnh vượng song không giúp được nước này chiếm lĩnh vị trí đi đầu trong tiến bộ công nghệ trên thế giới.

Trong số các nước tư bản phát triển, Nhật là nước có thị trường tiêu dùng kém phát triển nhất. Trong nhiều năm thay vì phục vụ người tiêu dùng trong nước, các công ty Nhật lại dành nhiều thời gian nghiên cứu, phục vu nhu cầu tiêu dùng ngoài nước nhằm mục tiêu thống trị thị trường thế giới trên một số lĩnh vực. Tình trạng này gây nhiều bất lợi cho nền kinh tế do phải dựa quá nhiều vào nhu cầu xuất khẩu. Mâu thuẫn giữa các ngành công nghiệp

SV: CaoThị Hải Yến K34A - Khoa lịch sử

phát triển cao trong khi nhu cầu tiêu dùng trong nước không mạnh tạo nên một thực tế là nước giàu nhưng dân không mạnh.

Những thất bại kinh tế của Nhật kể từ thập niên 90 còn xuất phát từ sự chậm chễ trong việc tái cơ cấu nền kinh tế, hạn chế việc đào thải các công ti làm ăn kém hiệu quả hoặc cho phá sản những ngân hàng không còn khả năng hoạt động. Trong khi đó vào những năm 1980, 1990 ở Mĩ, Tây Âu, quá trình này diễn ra rất nhanh chóng và quyết liệt. Chính điều này đã khiến Nhật Bản mất đi cơ hội giành quyền dẫn đầu nền kinh tế thế giới khi bước sang thế kỉ XXI.

2.1.2.3. Nợ xấu và những yếu kém của hệ thống tài chính ngân hàng

Theo định nghĩa nợ xấu của Phòng Thống kê - Liên hợp quốc trên Tuần báo Quốc tế số 22/11/1998:“về cơ bản một khoản nợ được coi là nợ xấu

khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theo thoả thuận; hoặc các khoản phải thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ”.

Theo số liệu tự đánh giá của các ngân hàng trên cơ sở chế độ kế toán mới, tổng số cho vay nợ quá hạn không sinh lãi của các ngân hàng Nhật Bản tính đến tháng 9/1997 là 76.610 tỷ Yên, tương đương 15% GDP, trong đó số vay cho nợ xấu khoảng 11.400 tỷ Yên tương đương 2% GDP.

Tác động của vấn đề nợ xấu đối với kinh tế Nhật những năm 90: Vấn đề quá hạn và nợ xấu là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng trong hệ thống tài chính ngân hàng Nhật Bản, gây ra làn sóng phá sản hàng loạt các ngân hàng, các tổ chức tài chính hàng đầu của Nhật Bản. Đầu tiên là sự phá sản của công ty chứng khoán lớn thứ tư, Yamaichi, với số nợ để lại hơn 3000 tỷ yên; tiếp đó là công ty chứng khoán lớn thứ bảy, Sanyo, với số nợ 838 tỷ yên; ngân

SV: CaoThị Hải Yến K34A - Khoa lịch sử

hàng đô thị lớn thứ mười, Hokkaido, với số nợ 180 tỷ yên… và điển hình là sự đổ vỡ của hai ngân hàng hùng mạnh, Ngân hàng tín dụng dài hạn (LTCB) và ngân hàng tín dụng Nippon trong năm 1998, đã làm sụp đổ luôn niềm tin của nhân dân, những người gửi tiền tiết kiệm, và giới đầu tư kinh doanh vào hệ thống tài chính Nhật Bản.

Trước nguy cơ không đòi được nợ cũ và tình trạng kinh doanh thua lỗ, phá sản của các công ty, các ngân hàng không dám cho vay sợ rủi ro, người dân không tích cực gửi tiền vào ngân hàng, lưu thông tiền tệ bị cản trở, ngân hàng không thực hiện được chức năng kinh doanh tiền tệ của mình, còn các nhà sản xuất thì không vay được vốn để đầu tư, tình trạng này được gọi là “sự co hẹp tín dụng”.

Bảng tình hình nợ quá hạn ở các ngân hàng Nhật Bản

Đơn vị: nghìn tỷ Yên

Cho vay lành mạnh

Cho vay nợ quá hạn không sinh lãi

Đang thu hồi thận trọng Không chắc đòi được Không còn đòi được Các ngân hàng chính 377,3 45,3 6,9 2,1 Các ngân hàng địa phương 170,8 20,0 1,8 0,6

Nguồn: OECD Economic Outlook, 6/1998, tr.23

` Mặc dù trong những năm 80, Nhật Bản nổi tiếng vì có khá nhiều ngân

hàng lớn nằm trong danh sách những ngân hàng lớn nhất thế giới, song theo đánh giá của các chuyên gia, ngân hàng Nhật còn tồn tại rất nhiều hạn chế:

Các tổ chức tài chính và ngân hàng bị điều tiết và bảo hộ quá chặt chẽ quá lâu của chính phủ. Hệ thống tài chính ngân hàng của Nhật Bản suốt nhiều

SV: CaoThị Hải Yến K34A - Khoa lịch sử

năm luôn sử dụng một chế độ kế toán riêng, không theo cơ sở đánh giá của thị trường, thiếu sự kiểm soát từ bên ngoài, các quyết định cho vay nhiều khi được đưa ra căn cứ vào các ý đồ chính trị nhiều hơn là trên cơ sở quyết định cung cầu của thị trường, khiến cho các ngân hàng Nhật Bản mang đậm vai trò của “các ngân hàng chính sách”

Hệ thống tài chính và ngân hàng Nhật bị chia cắt quá sâu sắc và hướng vào bên trong nên đã khiến cho các tổ chức tài chính và ngân hàng Nhật Bản không bị cạnh tranh bởi các đối thủ ngoài lĩnh vực của mình. Sự câu kết lẫn nhau giữa các ngành và các doanh nghiệp lớn, các ngân hàng thương mại, Bộ Tài Chính và ngân hàng Nhật Bản do điều chỉnh càng làm cho hoạt động kinh doanh trở nên thiếu minh bạch, và hậu quả là vốn cho vay bị lãng phí nghiêm trọng và tình trạng nợ khó đòi lên tới mức báo động cũng là lẽ đương nhiên.

Hậu quả là so với các ngân hàng Âu - Mĩ, hiệu quả kinh doanh của các đối tác Nhật rất thấp. Các tổ chức tài chính và ngân hàng Nhật tỏ ra kém linh hoạt hơn và chậm thích ứng trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập hiện nay. Nợ khó đòi ngày càng chồng chất, đã lên tới mức báo động. Những điều đó đã khiến cho một số ngân hàng lớn bị phá sản, các hoạt động cho vay bị gián đoạn, lòng tin của dân chúng và giới kinh doanh vào hệ thống tài chính

Một phần của tài liệu Kinh tế nhật bản trong thập niên mất mát (thập niên 90 của thế kỉ XX) (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)