Các biện pháp kích thích tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu Kinh tế nhật bản trong thập niên mất mát (thập niên 90 của thế kỉ XX) (Trang 54)

6. Cấu trúc của khóa luận

2.2.2. Các biện pháp kích thích tăng trưởng kinh tế

2.2.2.1. Chính sách tài khóa

Ngay sau khi kinh tế bong bóng đổ vỡ,chính phủ Nhật Bản đã liên tiếp đưa ra sáu chương trình kích thích kinh tế trong giai đoạn 1992 - 1995. Các giải pháp được thực thi là bơm tiền vào các công trình công cộng, ổn định giá cả. Rất nhiều dự án xây dựng đồ sộ đã được thực hiện, như tái thiết thành phố Kobe bị đổ nát sau động đất, xây dựng sân bay Kansai có đường băng dài nhất thế giới ở Osaka, xây dựng chiếc cầu dài nhất thế giới nối hai đảo Waji và Shikoku. Tổng số tiền của các gói kích thích kinh tế lên tới gần 70 nghìn tỷ Yên, song theo các nhà nghiên cứu kinh tế chỉ 1/3 số tiền được công bố này đã được bơm thực sự vào nền kinh tế.

Bảng: Các chương trình kích thích kinh tế giai đoạn 1992 - 1995

Đơn vị: nghìn tỷ Yên.

Cắt giảm

thuế Đầu tư CSHT Các khoản

khác Tổng cộng Tháng 8/1992 0 8,6 2,1 10,7 Tháng 4/1993 0,2 10,6 2,4 13,2 Tháng 9/1993 0 5,2 0,8 6 Tháng 2/1994 5,9 7,2 2,1 15,2 Tháng 4/1995 0 0 7 7 Tháng 9/1995 0 12,8 1,4 14,2

Nguồn: Cục kinh tế kế hoạch Nhật Bản, 9/1995.

Chỉ tính từ năm 1992 - 1998 chính phủ Nhật đã liên tục đưa ra thực thi tới 11 chương trình lớn về cải cách kinh tế. Có thể nói, từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến hết những năm 80, chưa bao giờ chính phủ Nhật Bản lại đưa

SV: CaoThị Hải Yến K34A - Khoa lịch sử

ra nhiều chương trình kích thích kinh tế như trong những năm 1990 (xem phụ lục Bảng 3)

Chính vì vậy mà kinh tế Nhật Bản đã có khả năng phục hồi lại đối với các chỉ số tăng trưởng là 0,6% năm 1994; 1,4% năm 1995 và năm 1996 là 2,9%.

Tuy nhiên, hiệu quả của các gói kích thích kinh tế này không cao và không kéo dài, những bất cập trong cơ cấu kinh tế chưa được đề cập đến, những rối loạn trong hệ thống ngân hàng ngày càng trầm trọng, tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn này chỉ khoảng 0,7%. Những gói kích thích kinh tế trước còn quá nhỏ bé, do đó hiệu quả chỉ là hạn chế. Nền kinh tế phục hồi tạm thời trong năm 1996 nhưng thực lực vẫn còn yếu và đã bị tổn thương nặng nề trước cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1997 và chạm đáy năm 1998 với con số tăng trưởng là con số âm. Do vậy, chính phủ của thủ tướng R.Hashimoto và tiếp theo đó là K.Obuchi đã liên tiếp tung ra các gói kích thích kinh tế lớn với ngân sách tăng liên tục. Cụ thể năm 1998, Chính phủ bổ sung ngân sách để tái tạo cho hai chương trình kinh tế cả gói:

+ Chương trình các biện pháp kinh tế tổng thể (tháng 4/1998 trị giá 16 nghìn tỷ Yên).

+ Chương trình trọn gói khẩn cấp (tháng 11/1998 trị giá 17, nghìn tỷ Yên).

+ Chính sách hỗ trợ việc làm khẩn cấp và sức cạnh tranh công nghiệp (tháng 6/1999).

+ Chương trình các biện pháp chính nhằm phục hồi kinh tế (tháng 11/1999). Các chương trình trên đều giành cho xây dựng hạ tầng cơ sở, phát phiếu mua hàng hóa để khuyến khích nhu cầu tiêu dùng trong dân cư, một số lượng phiếu mua hàng trị giá 5,7 tỷ USD đã được phát cho 20.000 hộ gia đình khó khăn để mua hàng hóa tại một số cửa hàng được lựa chọn.

Cùng với việc tăng ngân sách liên tục để tăng đầu tư công cộng trong khi thu nhập từ thuế giảm, chính phủ Nhật phải tăng phát hành trái phiếu để huy động thêm vốn bù đắp thâm hụt.

SV: CaoThị Hải Yến K34A - Khoa lịch sử

Bảng: Diễn biến tăng ngân sách và phát hành trái phiếu Chính phủ.

Đơn vị: nghìn tỷ Yên.

1998 1999 2000

Ngân sách 76,67 81,86 84,99

Phát hành trái phiếu 34,00 38,61 32,61

Tỷ lệ so với ngân sách 40,3% 43,4% 38,4%

Nguồn: The Japanese Economy: Recent Trends & Outlook, 1999/2000 & Journal of Japanese Trade & Industry, Mar/Apr.1999.

Các dự án xây dựng công cộng của Chính phủ một mặt thúc đẩy ngành xây dựng, làm giảm tình trạng thất nghiệp, mặt khác tập trung vào các công trình hạ tầng phục vụ cải tổ cơ cấu kinh tế như nâng cấp các trục đường chính, hiện đại hóa khu vực đô thị… trên nguyên tắc hài hòa với môi trường và xã hội Nhật Bản đang già hóa. Đồng thời, nhà nước cũng khuyến khích huy động các nguồn vốn tư nhân tham gia xây dựng các dự án xây dựng qua sáng kiến PFI (Private Fund Investment) để tăng hiệu quả các dự án, thúc đẩy sự phát triển của khu vực tư nhân và giảm thâm hụt ngân sách.

2.2.2.2. Chính sách tiền tệ

Từ tháng 8 đến tháng 9 năm 1999, tiền Yên Nhật lại tăng giá từ 120 - 130 JPY/USD lên 100 - 105 JPY/USD. Làm cho xuất khẩu giảm, khiến các nhà sản xuất rơi vào tình trạng khó khăn. Mặt khác khiến giá hàng nhập khẩu giảm nên càng tăng sức ép giảm giá hàng hóa trong nước.

Để đối phó với tình trạng trên Chính phủ đã phải tìm cách hợp tác với nước ngoài để tìm kiếm giải pháp chung để kiểm soát đồng yên. Bên cạnh đó Ngân hàng cũng tung tiền ra mua đô la Mỹ để làm suy yếu đồng yên. Thực tế Nhật Bản đã bỏ ra 30 tỷ USD để mua lại tiền yên trên thị trường hối đoái nhằm ổn định tỉ giá bớt tác động tiêu cực của việc đồng yên tăng giá.

SV: CaoThị Hải Yến K34A - Khoa lịch sử

Thực hiện chính sách lãi suất cũng có tác dụng làm tăng vốn cho các ngân hàng thương mại, khuyến khích các ngân hàng thương mại tăng tín dụng nhưng quan trọng hơn là để đối phó với sự tăng giá của đồng yên. Mức lãi suất được điều chỉnh là mức lãi suất cho vay liên ngân hàng ở mức kỉ lục là 0,5% (tức tháng 9/1995, và tiếp tục hạ xuống 0,25 (9 tháng 9 năm 1998), 0,15% (ngày 13 tháng 2 năm 1999) và xuống tới 0% vào năm 1999 (xem phụ lục Bảng 4).

Đồng Yên tăng giá một mặt thể hiện dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản và chứng tỏ các nhà đầu tư đã lấy lại lòng tin vào thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên, hiệu quả tiêu cực của việc đồng yên tăng giá là làm suy giảm sức xuất khẩu hàng hóa của Nhật, khiến các nhà sản xuất rơi vào tình trạng vô cùng khó khăn, làm giảm giá hàng nhạp khẩu và làm tăng sức ép giảm phát đối với nền kinh tế Nhật Bản. Giảm lãi suất sẽ làm tăng khối lượng tiền tệ trong lưu thông, tăng mức cung tiền nhờ đó kéo đồng Yên xuống giá.

Không chỉ giảm lãi suất chung mà còn các loại lãi suất khác cũng được giảm đáng kể.

Bảng: Các mức lãi suất của ngân hàng Nhật Bản

Đơn vị:%

1988 1989 1990 1991 1992 1994 1996 1997

Lãi suất chiết khấu 2,5 4,25 6,0 4,5 3,25 1,75 0,5 0,5

Lãi suất trái phiếu

tư nhân 4,08 5,37 7,67 7,31 4,40 2,24 0,59 0,62

Lãi suất tiền gửi 1,76 1,97 3,56 4,14 3,35 1,7 0,3 0,3

Lãi suất trái phiếu

chính phủ 4,25 5,05 7,36 6,53 4,94 3,71 2,23 1,69

SV: CaoThị Hải Yến K34A - Khoa lịch sử

2.2.3.Các biện pháp cải cách cơ cấu kinh tế

2.2.3.1.Tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước và thu hẹp phạm vi điều chỉnh

Để tạo cho nền kinh tế và các công ty trở nên năng động và có hiệu quả hơn, đồng thời để giảm bớt gánh nặng cho ngân sách do phải trợ cấp để bù lỗ cho những công ty thuộc sở hữu Nhà nước trước yêu cầu đòi chống độc quyền và bảo hộ của các bạn hàng Âu - Mỹ, từ giữa những năm 1980, chính phủ Nhật đã từng bước tiến hành các biện pháp thu hẹp phạm vi sở hữu và kinh doanh của Nhà nước như sau:

Có những quy chế nhằm hạn chế sự can thiệp của các chính khách vào hoạt động kinh doanh và quản lý của các doanh nghiệp này, tránh cho các cơ sở đó phải gánh quá nhiều các nghĩa vụ ngoài kinh doanh (như các nghĩa vụ chính trị, xã hội).

Giảm dần các khoản bao cấp và bảo hộ đối với các công ty của chính phủ, yêu cầu các công ty này chuyển dần sang hoạt động theo nguyên tắc thị trường, phải huy động và vay vốn chủ yếu tại các ngân hàng thương mại và thị trường chứng khoán thay vì dựa vào các khoản vay hoặc trợ cấp từ ngân sách.

Tư nhân hóa hoặc chia nhỏ các công ty độc quyền của chính phủ, như các công ty Muối, công ty Thuốc Lá, công ty Hàng không Nhật Bản…

Do kinh tế bị suy thoái kéo dài ở Nhật, người ta hy vọng việc đẩy mạnh quá trình phi điều chỉnh sẽ có tác dụng như là động lực mới thúc đẩy tăng trưởng. Chính phủ Nhật Bản đã đề ra một loạt những biện pháp nhằm thúc đẩy việc phi điều chỉnh ở các lĩnh vực kinh tế khác nhau, trong đó các ngành cơ bản phục vụ sản xuất kinh doanh như phân phối, thông tin liên lạc, giao thông vận tải… được coi là trọng điểm.

SV: CaoThị Hải Yến K34A - Khoa lịch sử

Mục tiêu chính là đơn giản hóa việc hành chính, xây dựng một thị trường Nhật Bản mang tính mở, công bằng, tự do và tự điều tiết thông qua các quy luật của thị trường, góp phần vào sự hòa hợp quốc tế bằng cách khuyến khích nhập khẩu và mở rộng nhu cầu trong nước, do đó đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng bằng những lựa chọn hết sức đa dạng. Năm 1995, Chính phủ đã vạch ra “kế hoạch thúc đẩy phi điều chỉnh”, bao gồm 1.091 danh mục phi điều chỉnh được phân thành 11 loại:

1- Nhà cửa và đất đai. 2- Thông tin và viễn thông.

3- Tiêu chuẩn đo lường cấp phép. 4- Tài chính,chứng khoán và bảo hiểm. 5- Phân phối.

6- Giao thông vận tải. 7- Năng lượng.

8- Việc làm và lao động.

9- Ô nhiễm chất thải và bảo vệ môi trường.

10- Các vật liệu nguy hiểm, phòng ngừa thảm họa,an toàn công cộng. 11- Các danh mục khác.

Kế hoạch này đã được xem xét lại vào năm 1996 và năm 1997 để bổ sung thêm loại thứ 12 là giáo dục và đưa tổng số danh mục phải phi điều chỉnh lên 2.823.

Đến năm 1998, Chính phủ lại đưa ra “Chương trình thúc đẩy phi tập trung”, bao gồm cả những biện pháp mới cũng như những biện pháp cũ chưa thực hiện xong của kế hoạch trước. Mục tiêu của kế hoạch này là tiến hành cải cách cơ cấu mạnh mẽ của xã hội và kinh tế Nhật Bản, tạo ra một hệ thống kinh tế - xã hội tự do, công bằng, hoàn toàn mở cửa đối với cộng đồng quốc tế và dựa trên các nguyên tắc tự chịu trách nhiệm và thị trường.

SV: CaoThị Hải Yến K34A - Khoa lịch sử

Các nỗ lực trên của Chính phủ đã cải thiện được đáng kể môi trường kinh doanh ở Nhật Bản, giá cả nhiều loại dịch vụ đã được giảm bớt trong khi chất lượng đã được cải thiện, các thủ tục hành chính cấp phép và xét duyệt đã được đơn giản hóa song hiệu quả lại được nâng cao.

2.2.3.2. Đầu tư phát triển ngành công nghiệp mới

Nhật Bản lấy việc thúc đẩy tìm kiếm ngành công nghệ mới trong đó trọng tâm là công nghệ thông tin sẽ là chiếc chìa khóa cho sự phồn vinh của Nhật trong tương lai. Nhật Bản cần thực hiện một số chiến lược quốc gia về công nghệ thông tin (IT) trong đó có các chương trình cụ thể về thực hiện cải cách quy chế thúc đẩy giao dịch thương mại điện tử, thông tin hóa giáo dục, chuẩn bị cơ sở hạ tầng thông tin, chính sách bảo vệ thông tin cá nhân, đối sách về an toàn thông tin cá nhân… Ngoài ra Chính phủ còn nỗ lực phổ cập IT thông qua các cuộc triển lãm internet nhằm xây dựng một “xã hội kiểu Nhật” trong đó tất cả mọi người từ người già đến trẻ em đều được hưởng lợi ích từ công nghệ thông tin. Cũng để nâng cao trình độ tiếp nhận công nghệ mới, Chính phủ Nhật có chính sách phát triển giáo dục để nâng cao trình độ chuyên sâu, nâng cao tính sáng tạo, có khả năng giao tiếp Quốc tế để đáp ứng đòi hỏi của thế giới với tiến bộ khoa học kĩ thuật không ngừng.

2.2.3.3. Khuyến khích doanh nghiệp mới, doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển

Tình trạng làm ăn thua lỗ và phá sản của các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành công nghiệp truyền thống ở Nhật ngày một tăng thì tốc độ thành lập các doanh nghiệp mới chủ yếu là những doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở phát triển công nghệ thông tin còn thấp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại chưa có điều kiện phát triển, khiến cho năng suất toàn bộ nền kinh tế cũng giảm sút. Do vậy Chính phủ Nhật đã đưa ra một hệ thống các cơ chế mới nhằm trợ giúp các doanh nghiệp này phát triển đặc biệt là về mặt hỗ trợ vốn.

SV: CaoThị Hải Yến K34A - Khoa lịch sử

Chính phủ thiết lập các cơ chế mới để thúc đẩy việc huy động các nguồn vốn đa dạng cho các doanh nghiệp trên như:

Thành lập thị trường chứng khoán điện tử: Những doanh nghiệp muốn huy động vốn có thể tự giới thiệu các thông tin về mình trên hệ thống điện tử với thủ tục đăng kí đơn giản, việc mua bán cổ phiếu cung được thực hiện nhanh chóng.

Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mới có thể tổ chức các hội nghị để thu hút các nhà đầu tư muốn tìm kiếm thông tin và tạo cơ hội đầu tư mới.

Cách làm trên giúp các doanh nghiệp mới có nhiều lựa chọn bên cạnh việc phụ thuộc vốn vay ngân hàng thế chấp.

Ngoài ra Chính phủ Nhật Bản còn thành lập “quy cải tiến cơ cấu công nghiệp”, quỹ này đứng ra bảo lãnh tối đa 80% vốn vay cần thiết trong trường hợp doanh nghiệp mới không trả nợ được. Thành lập hệ thống quyền mua cổ phiếu, với hệ thống này các doanh nghiệp được trợ giúp có thể kéo dài thời hạn một doanh nghiệp mới thành lập được phép hoạt động trong tình trạng thua lỗ tới 7 năm. Hơn nữa hệ thống này cho phép giám đốc và nhân viên có thể mua 30% tổng số cổ phiếu phát hành so với mức độ tối đa 10% quy định ở các tổ chức kinh doanh thông thường.

2.2.3.4. Cải cách cơ cấu công ty

Việc cải cách cơ cấu công ty ở Nhật Bản diễn ra từ lâu nhưng đến năm 1990 thì việc cải cách này mới được đẩy mạnh hơn theo hướng phá vỡ tính khép kín của các Keiretsu.Việc cải tổ được tiến hành theo các hướng sau đây:

Cải tổ cơ cấu công ty không chỉ diễn ra trong nội bộ mỗi công ty mà còn diễn ra trong các mối quan hệ liên công ty hay giữa các công ty, cả trong lĩnh vực sản xuất lẫn phân phối. Hoạt động đáng chú ý nhất là tiến hành cắt giảm mạnh các nhà cung cấp kém hiệu quả. Cơ cấu công ty theo chiều dọc, theo nhiều nấc, khép kín và bị kiểm soát chặt chẽ với các công ty ở tầng dưới

SV: CaoThị Hải Yến K34A - Khoa lịch sử

phụ thuộc gần như tuyệt đối vào các tầng trên về nhân sự, đơn đặt hàng, tài chính, công nghệ và nhãn hiệu hàng hóa đang dần được nới lỏng bằng việc các công ty ở tầng trên không những đã mở rộng quan hệ làm ăn của mình sang cả các công ty con thuộc các tập đoàn khác, mà còn cho phép các công ty ở tầng dưới được phép mở rộng quan hệ làm ăn với các công ty khác ngoài tập đoàn của mình. Mấy năm gần đây, không ít công ty nước ngoài đã được phép nhảy vào mua những công ty con này nhằm thâm nhập sâu vào bộ máy kinh doanh của các công ty Nhật Bản.

Có rất nhiều biện pháp nhằm nâng cao tính minh bạch, loại bỏ dần tính kép kín của các doanh nghiệp, bằng cách thực thi chế độ kế toán mới ngày

Một phần của tài liệu Kinh tế nhật bản trong thập niên mất mát (thập niên 90 của thế kỉ XX) (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)