Ổn định chính trị xã hội, cải cách hành chính

Một phần của tài liệu Kinh tế nhật bản trong thập niên mất mát (thập niên 90 của thế kỉ XX) (Trang 66)

6. Cấu trúc của khóa luận

2.2.6. Ổn định chính trị xã hội, cải cách hành chính

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng khủng hoảng trầm trọng ở Nhật, trong đó nguyên nhân được nói đến khá nhiều đó là hệ thống chính trị xơ cứng. Hệ thống chính trị mang tính bè phái, khép kín, gần như độc Đảng, mang nặng tính bảo thủ và luôn cản trở đổi mới, người dân rất ít có được tiếng nói của mình.

Trong điều kiện hiện nay, chế độ đó cần được cải cách. Trong thực tế thì cũng có những cải cách được đưa ra nhưng việc thực hiên lại rất chậm chạp, ít hiệu quả. Mục tiêu của việc cải cách này là chuyển sang một hệ thống chính trị đa nguyên, với sự luân phiên nhau cầm quyền giữa hai đảng chính trị cạnh tranh nhau trên cơ sở chính sách chứ không phải trên cơ sở phe phái,

SV: CaoThị Hải Yến K34A - Khoa lịch sử

tiền bạc hoặc cá nhân nhằm thực hiện một cách tốt nhất nền dân chủ thực sự ở Nhật Bản, người dân sẽ có tiếng nói hơn trong các quyết sách lớn của đất nước.

Nhật Bản đã đưa ra các cải cách trong chế độ bầu cử quốc hội cũng như các hội đồng địa phương nhằm giảm dần tình trạng bất bình đẳng do chế độ cũ thiên về tiền bạc và tầng lớp nông dân trước đây. Chuyển sang chế độ bầu cử mà cả nước chia làm 300 khu vực bầu cử, mỗi khu vực bầu một đại biểu, 200 đại biểu còn lại sẽ chia cho các khu vực bầu cử tùy theo số lượng cử tri của mình. Đề ra những luật lệ hạn chế tình trạng thiếu minh bạch, tràn lan trong việc quyên góp tiền bạc vì các mục đích chính trị. Và tiến hành loại bỏ các phe phái trong các đảng chính trị. Những cải cách của thủ tướng J.Koizumi tuy chưa thực hiện được nhiều nhưng cũng đã góp phần không nhỏkhi tạo được tiền đề tốt cho quá trình ổn định nền chính trị nước nhà.

Đồng thời với các cải cách chính trị thì cải cách hành chính cũng được đẩy mạnh. Cụ thể là :

Tăng cường quyền lực các cơ quan lập pháp, chuyển dần quyền chủ động vạch chính sách và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước từ tay các quan chức về cho các chính khách, khẳng định lại vai trò công chức thừa hành của tầng lớp này.

Tăng cường tính minh bạch và hiệu lực của pháp luật nhằm tạo khả năng xây dựng một nhà nước pháp quyền đích thực thay vì điều hành đất nước bằng những luật bất thành văn hoặc “dàn xếp hậu trường” như cũ.

Thu hẹp bớt quyền lực, chức năng và sự can thiệp của chính phủ trung ương, đồng thời phân thêm quyền và chức năng cho các chính quyền và cộng đồng địa phương nhằm nâng cao tính năng động, sáng tạo và tự chủ của họ trong việc giải quyết những vấn đề sát sườn với cuộc sống của chính họ.

SV: CaoThị Hải Yến K34A - Khoa lịch sử

Nền kinh tế mới phát triển cao hòa cùng xu thế hội nhập không thể hoạt động được với một bộ máy quan liêu, quá ôm đồm và đầy rẫy các vụ bê bối tài chính. Năm 1996, Thủ tướng lúc đó là ông R.Hashimoto đã đưa ra đề nghị hợp lí hóa chính phủ trung ương như là một lời hứa tranh cử. Sau khi được bầu làm thủ tướng, ông đã thành lập Hội đồng cải cách hành chính do ông trực tiếp đứng đầu để giải quyết các vấn đề có liên quan. Trên cơ sở kế hoạch này, một dự luật cải cách hành chính căn bản đã được vạch ra và được thông qua. Một số điểm đã dần được cụ thể hóa thêm trong các chính phủ của các đời thủ tướng tiếp sau.

Một phần của tài liệu Kinh tế nhật bản trong thập niên mất mát (thập niên 90 của thế kỉ XX) (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)