Các biện pháp ổn định hệ thống tài chính ngân hàng

Một phần của tài liệu Kinh tế nhật bản trong thập niên mất mát (thập niên 90 của thế kỉ XX) (Trang 47)

6. Cấu trúc của khóa luận

2.2.1. Các biện pháp ổn định hệ thống tài chính ngân hàng

2.2.1.1. Xử lý nợ khó đòi và cải cách hệ thống tài chính

Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai cho đến đầu những năm 1970, để đảm bảo các lợi ích tài chính trong nước, Nhật Bản đã đưa ra một loạt các biện pháp bảo hộ mang tính định mức và hành chính để hạn chế sự xâm nhập vốn của nước ngoài; hệ thống tài chính Nhật Bản đã được điều tiết rất chặt chẽ nhằm cung cấp dồi dào các quỹ rẻ cho việc công nghiệp hóa nhanh trong một môi trường ổn định.

Tuy nhiên, hai thập kỉ gần đây, nền kinh tế phát triển chậm lại và hiệu suất sinh lời ngày càng giảm, cũng như quá trình quốc tế hóa sâu sắc của nền kinh tế Nhật Bản đã làm cho việc điều tiết thị trường tài chính hạn chế cạnh tranh bằng các biện pháp hành chính trở thành trở ngại đối với phát triển kinh tế của nước này. Người ta nhận thấy rằng, cơ cấu và cơ chế điều tiết của Nhà nước đối với thị trường tài chính Nhật Bản đã không còn phù hợp với trình độ phát triển kinh tế và mô hình tham gia của nước này vào hệ thống quan hệ quốc tế, và đòi hỏi phải tự do hóa hơn nữa thị trường tài chính trong nước.

SV: CaoThị Hải Yến K34A - Khoa lịch sử

Tình trạng rối loạn trong hệ thống tài chính làm mất niềm tin của người gửi tiền và giới đầu tư kinh doanh, gây ra tình trạng co hẹp tín dụng, ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là các xí nghiệp vừa và nhỏ thường phụ thuộc vào nguồn vốn vay gián tiếp qua ngân hàng. Ngay sau khi bong bóng bất động sản và cổ phiếu tan vỡ, Chính phủ Nhật đã có những biện pháp xử lý nợ khó đòi như:

+ Thành lập công ty mua bán tín dụng (năm 1993) để mua lại những khoản nợ quá hạn của các Tổ chức tín dụng.

+ Thành lập ngân hàng Tokyo - Kyodo (tháng 12 năm 1994) để xử lý các tổ chức tín dụng bị phá sản.

+ Bán lại nợ: Tức là đầu tư mua lại nợ với giá rẻ. + Hủy bỏ một phần nợ.

Tuy vậy, những biện pháp trên không thành công do chính phủ thiếu các thông tin chính xác về tình hình hoạt động của các ngân hàng và thiếu các cơ chế giám sát cưỡng chế cần thiết. Do đó, từ năm 1996, chính phủ Hashimoto đã quyết tâm đặt cải cách khu vực tài chính lên hàng đầu để cho các thị trường tài chính của Nhật “năng động, linh hoạt, tự do, công bằng, minh bạch và toàn cầu hơn”, làm cho Tokyo trở thành một trung tâm tài chính quốc tế ngang hàng với Luân Đôn và New York. Chương trình cải cách tài chính toàn diện có tên là Big Bang [22, 05] được công bố gồm 8 điểm sau đây:

1- Thả nổi hoàn toàn giá cả các dịch vụ tài chính. 2- Mở cửa thị trường hối đoái cho mọi người.

3- Xóa bỏ biên giới phân chia 3 ngành nghề: Ngân hàng - Bảo hiểm - mua bán chứng khoán.

SV: CaoThị Hải Yến K34A - Khoa lịch sử

5- Buộc các cơ quan tài chính phải công bố dữ liệu chính xác về hoạt động của mình dù lỗ hay lãi.

6- Giảm hoặc xóa bỏ hẳn các loại thuế có tác dụng giới hạn việc mua bán sang nhượng địa ốc và chứng khoán.

7- Củng cố tính độc lập của ngân hàng Quốc gia trước đây bị nhà nước khống chế.

8- Cho phép nước ngoài được tự do cạnh tranh trên thị trường nội địa, không phân biệt đối xử.

Từ ngày 1/7/1998 kế hoạch Big Bang đã bắt đầu đi những bước đi đầu tiên bằng việc thực hiện đạo luật ngân hàng Nhật Bản và đạo luật quản lý ngoại hối nhằm mở cửa dần thị trường tiền tệ Nhật Bản, cho phép ngân hàng trung ương Nhật có sự độc lập hơn đối với chính phủ. Theo các đạo luật mới này, các tổ chức tiền tệ hoặc cá nhân Nhật có thể tự do mở tài khoản tại các ngân hàng nước ngoài. Các tổ chức tiền tệ nhà nước được phép kinh doanh trên thị trường tiền tệ hoặc mở tài khoản tại các ngân hàng Nhật Bản. Các cửa hàng, khách sạn, tiệm ăn ở Nhật có thể thu ngoại tệ và các xí nghiệp Nhật có thể quyết toán bằng ngoại tệ.

Tháng 10/1998, Quốc hội Nhật Bản thông qua một loạt 8 dự luật liên quan tới tài chính và thành lập ủy ban tái thiết tài chính (FRC - Finalcial Reconstruction Commission) cùng phối hợp với Bộ Tài Chính để xử lý các tổ chức tài chính phá sản và lập kế hoạch xử lý vấn đề khủng hoảng tài chính thông qua một trong ba biện pháp:

+ Thứ nhất, tìm một tổ chức tài chính tư nhân đồng ý đứng ra mua hoặc tiếp quản tổ chức bị phá sản.

+ Thứ hai, quốc hữu hóa các tổ chức bị phá sản dưới hình thức quản lý công cộng đặc biệt.

SV: CaoThị Hải Yến K34A - Khoa lịch sử

+ Thứ ba, chuyển tổ chức tài chính đó thành một ngân hàng cầu nối trong thời hạn 2 năm.

Cũng trong tháng 10/1998, Luật các biện pháp khẩn cấp để sớm củng cố cơ cấu tài chính đã được thông qua, cho phép việc dùng công quỹ để củng cố hệ thống tài chính ngân hàng. Chính phủ đã thành lập một quỹ công trị giá 60 nghìn tỷ yên (khoảng 12% GDP), trong đó 18 nghìn tỷ yên được dùng để xử lý các ngân hàng có nguy cơ bị phá sản, 25 nghìn tỷ yên được dùng để tái cấp vốn cho các ngân hàng đang gặp khó khăn song vẫn tồn tại được và 17 nghìn tỷ yên dùng để thanh toán cho người gửi tiền đề phòng trường hợp ngân hàng bị phá sản. Đây là mức kỉ lục về việc sử dụng vốn công để vực dậy hệ thống tài chính, không chỉ ở Nhật Bản mà đối với tất cả các nước công nghiệp khác, thể hiện ý chí quyết tâm và nỗ lực cải cách kinh tế vượt bậc của chính phủ Nhật Bản.

Bản thân các ngân hàng và các tổ chức tài chính cũng nỗ lực hết mình để cải thiện bảng cân đối tài sản và khả năng hoạt động sinh lời của mình bằng mọi biện pháp như bán bớt tài sản, đóng cửa những chi nhánh hoạt động không hiệu quả hoặc tiến hành sát nhập, lập công ty cổ phần. Trong 3 năm 1998 - 2000, làn sóng sát nhập và liên minh các ngân hàng nổi lên mạnh mẽ, Ngân hàng Tokyo sát nhập vào ngân hàng Mishubishi, Ngân hàng tín thác Sumotomo và Ngân hàng Sumitomo liên minh với Công ty chứng khoán Daiwa…

Người ta cho rằng, nếu các biện pháp trên đây được thực hiện một cách triệt để sẽ có tác dụng đổi mới hoàn toàn hệ thống các cơ quan tài chính Nhật Bản vốn đã lạc hậu, bảo thủ bảo hộc cứng nhắc, thiếu minh bạch… để chuyển nhanh sang cung cách hoạt động tiên tiến mở cửa, thông thoáng, tự do… Hệ thống tài chính Nhật Bản sẽ được tăng cường rất mạnh. Thị trường sẽ có tính cạnh tranh hơn, cả cạnh tranh từ nước ngoài, trong đó những ai tồn tại được sẽ

SV: CaoThị Hải Yến K34A - Khoa lịch sử

trở nên mạnh hơn, còn kẻ yếu sẽ bị loại bỏ, và người được lợi cuối cùng sẽ là người tiêu dùng.

2.2.1.2. Cải cách hệ thống ngân hàng

Trong quá trình cải cách tự do tài chính, việc cải cách hệ thống ngân hàng theo những hướng chủ yếu sau đây được coi là một trong những thành tố quan trọng:

Nâng cao tính độc lập của Ngân hàng Nhật Bản (BOJ). Bắt đầu từ tháng 4/1998, theo Luật ngân hàng Nhật Bản sửa đổi, Ngân hàng Nhật Bản sẽ có nhiều quyền lực hơn, sẽ được độc lập hơn với chính phủ, trước hết là Bộ Tài Chính. Bộ Tài Chính và Cục Kế hoạch hóa kinh tế mỗi bên cơ quan có thể cử một đại diện tham dự các cuộc họp của Ban, song không được quyền bỏ phiếu (thay vì là thành viên chính thức của Ban trước kia). Mặc dù thống đốc vẫn do Thủ tướng bổ nhiệm sau khi được Quốc hội phê duyệt, song nếu có sự bất đồng về chính sách, chính phủ không có quyền cách chức thống đốc và các phó thống đốc như trước nữa, trừ trường hợp người này vi phạm luật Ngân hàng. Ban chính sách sẽ có tiếng nói cuối cùng đối với chính sách tiền tệ. Nếu có sự bất đồng nảy sinh giữa Chính phủ và BOJ, các đại diện chính phủ sẽ yêu cầu Ban này hoãn thi hành quyết định, song quyền quyết định cuối cùng vẫn thuộc về Ban này.

Tiến hành phi điều chỉnh đối với hệ thống ngân hàng. Từ nửa sau những năm 1980, nhất là từ những năm 1990, chính phủ Nhật Bản đã quyết định hãy để cho các lực lượng thị trường giữ vai trò chi phối trong hệ thống tài chính và các ngân hàng yếu kém cần được phá sản.

Phi điều chỉnh lãi suất: Từ những năm 1980, lãi suất đã dần dần được phi điều chỉnh đối với nhiều loại tiền gửi, và lượng tiền gửi tối thiểu phải chịu lãi suất thị trường đã liên tục bị hạ thấp và những điều này được thúc đẩy nhanh hơn từ giữa những năm 1990.

SV: CaoThị Hải Yến K34A - Khoa lịch sử

Giảm bớt tình trạng chia cắt trong hoạt động ngân hàng. Từ năm 1989, các ngân hàng đã được phép đa dạng hóa các hoạt động cho vay của mình, kinh doanh các dịch vụ lẫn của nhau, thậm chí còn sát nhập lẫn nhau để trở thành các ngân hàng đa ngành. Điều đó đã khiến cho tính cạnh tranh và do đó là hiệu quả của các hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng tăng lên.

Giảm bớt các hàng rào ngăn cách giữa các hoạt động kinh doanh ngân hàng và kinh doanh chứng khoán. Trước đây, trên cơ sở Đạo luật chứng khoán và ngoại hối, Bộ Tài Chính đã tách rời các dịch vụ ngân hàng khỏi các dịch vụ chứng khoán bằng cách cấm các ngân hàng không được tham gia vào các hoạt động chứng khoán và ngược lại. Nhưng từ năm 1993, tình trạng đó đã được bãi bỏ, các ngân hàng và các công ty chứng khoán đã được phép lập các công ty con để kinh doanh dịch vụ lẫn của nhau.

Ngày càng có nhiều ngân hàng và các tổ chức tài chính nước ngoài khác được phép vào Nhật Bản hoạt động cùng với sự có mặt của mình ở nước ngoài.

2.2.1.3. Thúc đẩy thị trường bất động sản, cổ phiếu

Chính phủ Nhật Bản đã nhận thức được rằng, việc giá bất động sản và giá cổ phiếu liên tục giảm sẽ làm cho tiến trình ổn định hệ thống tài chính ngân hàng thêm bất lợi. Để khắc phục tình trạng này, Chính phủ Nhật đã cải cách hệ thống Thuế:

Hướng cải cách chủ đạo trong thời gian vừa qua là đơn giản hệ thống thuế thu nhập cá nhân và công ty (nhất là các mức thuế và thuế suất), giảm và bỏ một số loại thuế nhằm xóa bỏ khái niệm về cơ cấu chi phí cao ở Nhật Bản. Cùng với một số bậc thuế đã giảm bớt đáng kể, từ năm 1998, các mức thuế cũng bắt đầu được điều chỉnh: mức thuế thu nhập cao nhất là 65% giảm xuống còn 50%,thuế kinh doanh giảm từ 49,98% xuống còn 40,87%... Các

SV: CaoThị Hải Yến K34A - Khoa lịch sử

mức thuế kinh doanh chung và thuế kinh doanh ở các địa phương đang được giảm dần xuống bằng với mức trung bình của quốc tế.

Một số loại thu nhập trước đây được miễn thuế (như thu nhập từ các khoản lãi do các loại tiết kiệm ưu đãi mà có, như các khoản tiết kiệm nhỏ, tiền tiết kiệm gửi bưu điện, trái phiếu quốc gia và địa phương, tiết kiệm để dành làm tài sản của các nhân viên, và tiết kiệm bưu điện trả góp để mua nhà). Do đã giảm tác dụng kích thích và dễ dẫn đến tình trạng bất bình đẳng trong vấn đề thuế, đã được bãi bỏ và thay bằng việc người chịu thuế được phép giữ lại một tỉ lệ cố định là 20%.

Không giống như các nước công nghiệp khác, ở Nhật Bản, thuế thu nhập cá nhân chiếm tủ lệ cao hơn hẳn so với các nước công nghiệp khác và chiếm vị trí áp đảo hơn so với thuế gián thu như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu dùng. Chính sách này là phù hợp nếu như Nhật Bản vẫn ở trong thời kì sau chiến tranh, cần huy động vốn, mọi nguồn lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Song khi mà Nhật Bản đang phát triển kinh tế giảm dần thì nó lại trở thành vật cản cho quá trình phát triển kinh tế xã hội sau này, không còn phù hợp trong khi dân số ngày càng già đi… Vì thế mà từ nửa cuối những năm 1980, Nhật Bản cũng đã tiến hành cải cách theo hướng tăng dần các loại thuế gián tiếp như thuế giá trị gia tăng, áp dụng thuế tiêu dùng 3% vào năm 1989, 5% và năm 1998… Mặc dù kế hoạch áp dụng thuế suất tiêu dùng 7% đã bị đình lại vô thời hạn do kinh tế sa sút và do sự phản đối mạnh từ nhiều phía, song đây là hướng cải cách đúng và trước sau cũng phải thực hiện để tăng thu ngân sách, tạo ra sự bình đẳng trong lĩnh vực thuế và giảm bớt gánh nặng cho thê hệ tương lai khi dân số đã trở nên quá già trong vài thập kỉ nữa.

Có chế độ ưu đãi về thuế cho các hoạt động nghiên cứu và thử nghiệm, các chương trình nghiên cứu khoa học cơ bản lâu dài, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp mới thành lập, nhất là các doanh nghiệp

SV: CaoThị Hải Yến K34A - Khoa lịch sử

mới ra đời trong lĩnh vực kinh doanh mạo hiểm, lĩnh vực nghiên cứu khoa học và công nghệ, nhiều rủi ro, song có triển vọng phát triển.

Một phần của tài liệu Kinh tế nhật bản trong thập niên mất mát (thập niên 90 của thế kỉ XX) (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)