Tỷ lệ nuôi sống

Một phần của tài liệu khả năng sản xuất của chim gáy trắng (eurasian collared dove) nuôi trong nông hộ (Trang 61)

2. Mục tiêu của đề tài

3.3.1. Tỷ lệ nuôi sống

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53 Tỷ lệ nuôi sống là chỉ tiêu kỹ thuật rất quan trọng để đánh giá sức sản xuất chung của gia cầm, phản ánh sức sống, khả năng kháng bệnh của gia cầm và việc thực hiện quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn gia cầm . Đặc biệt tỷ lệ nuôi sống có quan hệ chặt chẽ với khả năng sản xuất của đàn gia cầm, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả chăn nuôi và giá thành sản phẩm.

Tỷ lệ nuôi sống của chim gáy trắng từ 1 - 4 tuần tuổi và giai đoạn chim sinh sản được trình bày ở bảng 3.7.

Bảng 3.7. Tỷ lệ nuôi sống chim gáy trắng từ 0 - 4 tuần tuổi

(n = 30, đvt: %) Tuần tuổi Số con đầu kì (con) Số con cuối kì (con) Tỷ lệ nuôi sống 1 30 25 83 2 25 25 100 3 25 23 92 4 23 23 100

Ở giai đoạn chim non (0 - 28 ngày tuổi): tỷ lệ nuôi sống con non trung bình là 94%. Chim non giai đoạn này rất yếu, chúng dễ chết và chết chủ yếu là do chưa thích ứng được với điều kiện ngoại cảnh (như nhiệt độ, độ ẩm quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng đến chim non). Trong các giai đoạn phát triển, tỷ lệ sống của chim tăng dần qua các tuần tuổi: tuần tuổi thứ nhất đạt 83%; tuần thứ hai đạt 100%, tuy nhiên vào tuần thứ 3 tỷ lệ sống của chim là 92% do vào thời điểm này chim bố mẹ chuyển sang mớm hạt cho chim non, hàm lượng chất đạm trong “ sữa” giảm mạnh, chim non chưa thích nghi được ngay. Nhưng bước sang tuần thứ 4 thì tỷ lệ nuôi sống lại tăng lên 100%. Ở giai đoạn 0- 28 ngày tuổi thì tỷ lệ nuôi sống của chim gáy trắng phụ thuộc hoàn toàn vào bản năng nuôi con của chim bố mẹ. Sự can thiệp trực tiếp của con ngừơi ở giai đoạn này hầu như không đáng kể.

Sang giai đoạn chim sinh sản: sức sống của chim gáy trắng tốt hơn, do đó tỷ lệ nuôi sống cao hơn hẳn. Do chim ở giai đoạn này đã quen với điều

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 54 kiện ngoại cảnh, chim đã có thể tự ăn và tiêu hóa tốt thức ăn.

Khi đem kết quả về tỷ lệ nuôi sống của chim gáy trắng so sánh với các loại gia cầm khác như chim bồ câu Pháp (dòng Titan và Mimas)…. thì thấy rằng tỷ lệ nuôi sống của chim gáy trắng cao hơn hẳn. Cụ thể: Theo Nguyễn Duy Điều (2008) chim bồ câu Pháp từ 0 - 28 ngày tuổi đạt 91,5% (với dòng Mimas), 92,1% (với dòng Titan);

Trần Công Xuân và cộng sự (1998) cho biết, tỷ lệ nuôi sống của chim bồ câu Pháp từ 0-28 ngày tuổi ở dòng TiTan thế hệ thứ I đạt 93,36%; ở dòng Mimas thế hệ thứ I đạt 93,89%.

Kết quả trên đều thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của chúng tôi.

Qua thực tế chăn nuôi chúng tôi nhận thấy chim gáy trắng có sức đề kháng cao, ít bị nhiễm bệnh, thích nghi tốt với điều kiện sống hơn các loài gia cầm khác. Điều đó cho thấy chim gáy trắng cho kết quả sinh trưởng và sinh sản tốt.

Một phần của tài liệu khả năng sản xuất của chim gáy trắng (eurasian collared dove) nuôi trong nông hộ (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)