2. Mục tiêu của đề tài
1.2.3. Cơ sở khoa học về tiêu tốn thức ăn
Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng là tỷ lệ chuyển hóa thức ăn để đạt được tốc độ tăng trọng. Đây là chỉ tiêu hết sức quan trọng trong chăn nuôi, vì chỉ tiêu này có liên quan chặt chẽ tới hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gia cầm nói riêng và chăn nuôi nói chung...
Chi phí thức ăn trong chăn nuôi gia cầm thường chiếm 60 - 70% giá thành sản phẩm, vì vậy tiêu tốn thức ăn trên một đơn vị sản phẩm càng thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại.
Chambers và cộng sự (1984) cho biết, hệ số tương quan giữa khối lượng cơ thể và tăng trọng với tiêu tốn thức ăn thường rất cao (r = 0,5-0,9). Tương quan giữa sinh trưởng và chuyển hóa thức ăn là âm và thấp từ (r = -0,2 đến -0,8).
Đối với gia cầm nuôi thịt thì tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng phụ thuộc vào tốc độ sinh trưởng, độ tuổi. Giai đoạn đầu tiên tiêu tốn thức ăn thấp, càng về sau thì tiêu tốn thức ăn càng cao hơn. Đối với chim gáy trắng tiêu tốn thức ăn tính trên cặp/ ngày hoặc tiêu tốn thức ăn/đôi chim ra ràng.
Đối với gia cầm sinh sản, thường tính tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng hoặc cho 1kg trứng. Tiêu tốn thức ăn là chỉ tiêu quan trọng do đó nó chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố mà trước hết là giống, dòng, tính biệt, phương thức nuôi, chăm sóc nuôi dưỡng, tình trạng sức khỏe,...
Trần Công Xuân và cộng sự (1998) cho biết, tiêu tốn thức ăn cho 1 đôi chim bồ câu trong 1 ngày là 119g/con/ngày; tiêu tốn thức ăn/đôi/lứa là 4,89kg. Tiêu tốn thức ăn/cặp/năm là 43,2kg (Trần Công Xuân và cộng sự (1996)