2. Mục tiêu của đề tài
1.2.2. Cơ sở khoa học về khả năng sinh trưởng và cho thịt ở gia cầm
1.2.2.1. Khái niệm sinh trưởng
Sinh trưởng được định nghĩa một cách đơn giản là sự tăng trưởng về kích thước tế bào (hypertrophy), số lượng tế bào (hyperplasia) và dịch thể tế bào (trích dẫn theo Chamber, 1990.
Theo Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường (1992) cho biết, sinh trưởng là quá trình tích lũy chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa là sự tăng chiều dài, chiều rộng, bề ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể trên cơ sở tính chất di truyền của đời trước. Do vậy trong chăn nuôi gia cầm giai đoạn sinh trưởng cần cung cấp đầy đủ protein, năng lượng khoáng và các loại vitamin để hệ thống các cơ quan chức năng, xương và cơ bắp phát triển tốt tạo bộ khung để giai đoạn sau nhanh béo, giai đoạn cuối cần cung cấp thức ăn giàu năng lượng để gia cầm tích mỡ.
Sinh trưởng là một quá trình động, quá trình này luôn luôn diễn ra theo thời gian. Điều khiển quá trình sinh trưởng bình thường của cơ thể là hoạt động của các hormone.
Gia cầm khi mới nở có hai trường hợp: sớm hình thành và muộn hình thành. Sớm hình thành là loài vừa ra khỏi vỏ trứng đã phát triển ngay, toàn thân có lông tơ bao phủ, mở mắt ngay, chân có thể đi được, vừa khô lông có thể tìm thấy thức ăn ví dụ như : Gà, vịt, ngan, ngỗng…Muộn hình thành là loài sau khi ra khỏi vỏ trứng vẫn chưa phát triển đầy đủ, mắt chưa mở ra được ngay và thân thể chưa có lông tơ, không tự kiếm mồi và phải được mớm. Chim gáy trắng thuộc loại muộn hình thành. Chim non khi mới nở, mình trần trụi mắt nhắm yếu ớt nhưng phát triển khá nhanh. Giai đoạn này phụ thuộc hoàn toàn vào việc nuôi dưỡng của chim bố mẹ. Sau khi sinh, chim non đều
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21 được chim bố mẹ mớm mồi bằng chất sữa có trong diều. Sau đó từ 7 - 8 ngày thì chim bố mẹ mớm mồi cho chim non hoàn toàn là hạt. Hạt cùng với nước được ợ từ chim diều chim bố mẹ vào hốc miệng chim non. Sự sinh trưởng của chim gáy trắng chia làm hai thời kỳ. Thời kỳ thứ nhất là từ 0 - 14 ngày tuổi. Thời kỳ này chim có tốc độ lớn nhanh khối lượng cơ thể tăng khoảng 14 lần so với khi mới nở. Thời kỳ hai từ 14 - 28 ngày, thời kỳ này tốc độ lớn của chim chậm lại. Đến ngày thứ 28 chim non có bộ lông đầy đủ và ít thua kém bố mẹ về trọng luợng, chỉ khác ở chỗ trọng lượng cơ bắp ở ngực của chim non nhỏ hơn. Phần cơ bắp ở ngực chim non sẽ phát triển nhanh khi chim non tập bay. Giữa chim gáy trắng trống và mái không có sự sai khác nhiều về khối lượng cơ thể. Bùi Hữu Đoàn (2010) cho biết, khối lượng chim bồ câu nội đạt từ 300 - 400g/con, còn chim bồ câu Pháp đạt từ 600 - 700g/con.
Khi nghiên cứu về sinh trưởng không thể không nói đến phát dục. Phát dục là quá trình thay đổi về chất, tức là tăng thêm và hoàn chỉnh các tính chất, chức năng của các bộ phận của cơ thể. Phát dục của cơ thể con vật hình thành từ khi trứng thụ tinh, trải qua nhiều giai đoạn phức tạp cho đến khi trưởng thành.
Sinh trưởng và phát dục là hai quá trình diễn ra trên cùng một cơ thể gia súc gia cầm. Sinh trưởng được coi là quá trình thay đổi cấu tạo chức năng, hình thái, kích thước các bộ phận. Phát dục diễn ra từ khi trứng thụ tinh, qua các giai đoạn khác nhau đến khi trưởng thành.
1.2.2.2. Các yếu tốảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng
* Ảnh hưởng của yếu tố di truyền đến khả năng sinh trưởng
Di truyền là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng. Theo quan điểm di truyền học, hầu hết các tính trạng sản xuất của gia cầm đều là các tính trạng số lượng, bao gồm: sinh trưởng, sản xuất thịt, sản xuất trứng, ...Cơ sở di truyền của các tính trạng số lượng là do các gen nằm trên
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22 nhiễm sắc thể quy định và do nhiều gen có hiệu ứng nhỏ quy định.
Nguyễn Ân và cộng sự (1983) cho biết các tính trạng năng suất trong đó có tốc độ sinh trưởng là các tính trạng số lượng hay còn gọi là tính trạng đo lường được như khối lượng cơ thể, kích thước, chiều đo. Trần Đình Miên, Nguyễn Văn Thiện (1995) cho biết, các tính trạng số lượng chi phối bởi nhiều gen hay còn gọi đa gen.
* Ảnh hưởng của dòng, giống đến quá trình sinh trưởng
Giống, dòng là yếu tố về mặt di truyền quan trọng ảnh hưởng đến tốc độ tăng khối lượng cơ thể của gia cầm. Các giống gia cầm khác nhau có tốc độ tăng khối lượng cơ thể khác nhau. Các giống gia cầm hướng thịt có tốc độ tăng khối lượng cơ thể nhanh hơn các giống gia cầm kiêm dụng và hướng trứng.
Trần Công Xuân và cộng sự (1998) cho biết, tốc độ sinh trưởng của chim bồ câu Pháp lúc 28 ngày tuổi dòng TiTan (650g) cao hơn 95g so với dòng VN1(555g) và cao hơn rất nhiều so với chim gáy trắng.
Godfrey E.F và Joap R.G (1952) cho rằng, sự di truyền các tính trạng về khối lượng cơ thể do 15 cặp gen tham gia trong đó ít nhất có một gen về sinh trưởng liên kết giới tính (nằm trên nhiễm sắc thể X), vì vậy có sự sai khác về khối lượng cơ thể giữa con trống và con mái.
* Ảnh hưởng của tính biệt và tốc độ mọc lông đến sinh trưởng
Các loại gia cầm khác nhau về giới tính thì có tốc độ sinh trưởng khác nhau, con trống lớn nhanh hơn con mái.
Kushner K.F (1974) cho rằng tốc độ mọc lông có quan hệ chặt chẽ tới tốc độ sinh trưởng, thường gà lớn nhanh thì mọc lông nhanh và đều hơn ở gà chậm lớn.
* Ảnh hưởng của thức ăn đến khả năng sinh trưởng
Thức ăn là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp, lâu dài đến toàn bộ các giai đoạn sinh trưởng phát dục và năng suất của gia súc, gia cầm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23 Theo tài liệu của Trần Đình Miên và cộng sự (1995) thì việc nuôi dưỡng mà chủ yếu là thức ăn có tác dụng rất lớn đối với sự phát triển của gia súc, gia cầm. Cho ăn khẩu phần đầy đủ chất dinh dưỡng theo giai đoạn này sẽ thúc đẩy quá trình sinh trưởng phát dục, ngược lại nếu thức ăn thiếu protein, vitamin, khoáng thì quá trình sinh trưởng sẽ chậm lại.
Trần Công Xuân và cộng sự (1998) cho biết, khả năng sinh sản của chim bồ câu Pháp có khuynh hướng tỷ lệ thuận với mức protein có trong khẩu phần thức ăn. Tác giả cũng xác định ảnh hưởng của các mức protein và năng lượng trong khẩu phần đến khả năng sinh trưởng của bồ câu Pháp giai đoạn từ 0 - 4 tuần tuổi.
Bùi Đức Lũng (1992) để phát huy khả năng sinh trưởng cần phải cung cấp thức ăn tối ưu với đầy đủ chất dinh dưỡng được cân bằng nghiêm ngặt giữa protein và các axit amin với năng lượng. Ngoài ra trong thức ăn hỗn hợp cần được bổ sung hàng loạt các chế phẩm sinh học không mang theo ý nghĩa dinh dưỡng nhưng nó kích thích sinh trưởng làm tăng chất lượng thịt.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai (1994) đã kết luận: việc sử dụng mức năng lượng và protein thích hợp trong khẩu phần sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn của gà Broiler. Nguyễn Thị Mai (2001) cho biết, hiệu quả sử dụng thức ăn có liên quan chặt chẽ tới tốc độ sinh trưởng của gà. Trong cùng một chế độ dinh dưỡng, cùng một giống, tại một thời điểm, những lô gà có tốc độ sinh trưởng cao hơn thì hiệu quả sử dụng thức ăn cũng tốt hơn.
* Ảnh hưởng của ẩm độ không khí
Ẩm độ cũng là một tác nhân ảnh hưởng đến sinh trưởng của gia cầm. Trong mọi điều kiện của thời tiết, nếu ẩm độ không khí cao đều bất lợi cho gia súc, gia cầm. Nhiệt độ thấp mà ẩm độ cao làm tăng khả năng dẫn nhiệt, gia cầm con dễ mất nhiệt gây cảm lạnh và ngược lại nhiệt độ nhiệt độ cao, ẩm độ cao làm quá trình thải nhiệt khó khăn dẫn đến cảm nóng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24 Ẩm độ không khí cùng với nhiệt độ môi trường luôn là những tác nhân chủ yếu ảnh hưởng trực tiếp đến tiểu khí hậu chuồng nuôi, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động sống hàng ngày của cơ thể gia cầm qua các giai đoạn.
* Ảnh hưởng của yếu tố ánh sáng
Gia cầm rất nhạy cảm với ánh sáng, đặc biệt là giai đoạn gà con và giai đoạn sinh sản cho nên chế độ chiếu sáng là vấn đề cần quan tâm. Thời gian và cường độ chiếu sáng phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho gia cầm ăn, uống, vận động ảnh hưởng tốt tới khả năng sinh trưởng.
Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận (1995) cho biết, gà broiler cần được chiếu sáng 23giờ/ngày khi nuôi trong nhà kín (môi trường nhân tạo). Kết quả thí nghiệm 1 - 2 giờ chiếu sáng sau đó 2 - 4 giờ không chiếu sáng cho kết quả tốt, gà lớn nhanh, chi phí thức ăn giảm.
* Ảnh hưởng của kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc
Trong chăn nuôi gia cầm nếu điều kiện khí hậu không thuận lợi, nhất là đối với các giống nhập nội có nguồn gốc ôn đới. Khí hậu nước ta thuộc loại nhiệt đới gió mùa, trong quá trình chăn nuôi, có rất nhiều tác nhân khí hậu ảnh hưởng xấu đến hiệu quả chăn nuôi như nhiệt độ, ẩm độ không khí, ánh sáng... Vì vậy cần phải tạo ra tiểu khí hậu chuồng nuôi tối ưu nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng bất lợi của môi trường.Khi tiểu khí hậu chuồng nuôi không đảm bảo sẽ làm giảm sự thu nhận thức ăn của gia cầm.
Mật độ nuôi cũng là một vấn đề nhạy cảm, ảnh hưởng tới hiệu quả và năng suất chăn nuôi gia cầm. Mật độ nuôi thưa gây lãng phí lao động, lãng phí chuồng trại và hiệu quả sản xuất thấp. Mật độ nuôi cao không hợp lý ảnh hưởng tới tiểu khí hậu chuồng nuôi.
1.2.2.3. Cách đánh giá khả năng sinh trưởng
Sinh trưởng của vật nuôi nói chung và gia cầm nói riêng thường được đánh giá qua khối lượng và các kích thước của chúng. Các thông số này thường được biểu thị dưới dạng Sinh trưởng tích lũy, sinh trưởng tuyệt đối và sinh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25 trưởng tương đối.
Sinh trưởng tích lũy (khối lượng cơ thể) là khối lượng hoặc kích thước cơ thể ở một giai đoạn tuổi nhất định nào đó. Sinh trưởng tích lũy thường được dùng để đánh giá sự sinh trưởng vì nó đơn giản và dễ thực hiện. Đồ thị sinh trưởng tích lũy có dạng chữ S.
Trong chăn nuôi gia cầm, người ta thường xác định khối lượng cơ thể theo từng tuần tuổi, từ đó vẽ được đồ thị sinh trưởng tích luỹ, đó chính là đường cong sinh trưởng.
Theo tài liệu của Chambers (1990) đường cong sinh trưởng gồm 4 pha: - Pha sinh trưởng tích luỹ tăng tốc độ nhanh sau khi nở
- Điểm uốn của đường cong tại thời điểm có tốc độ sinh trưởng cao nhất - Pha sinh trưởng có tốc độ giảm dần sau điểm uốn
- Pha sinh trưởng tiệm cận với giá trị khi gà trưởng thành
Sinh trưởng tuyệt đối là sự tăng lên về khối lượng, kích thước, thể tích cơ thể trong khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát, sinh trưởng tuyệt đối thường được tính bằng g/con/ngày hoặc g/con/tuần. Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối có dạng parapol, giá trị sinh trưởng tuyệt đối càng cao thì có hiệu quả kinh tế lớn.
Sinh trưởng tương đối là tỷ lệ phần trăm tăng lên của khối lượng, kích thước và thể tích cơ thể lúc kết thúc khảo sát so với lúc đầu khảo sát (TCVN2.40.1997). Đồ thị sinh trưởng tương đối có dạng hypebol.
1.2.2.4. Khả năng cho thịt của gia cầm
Sức sản xuất thịt của gia cầm là chỉ tiêu và yếu tố quan trọng nhất đối với gia cầm nuôi thịt. Khả năng cho thịt của gia cầm là khả năng tạo nên khối lượng cơ thể đến tuổi giết thịt. Khả năng này của từng giống, dòng là khác nhau. Và phụ thuộc vào nhiều yếu tố đó là đặc điểm ngoại hình, khối lượng cơ thể, tốc độ tăng khối lượng, chế độ dinh dưỡng, khả năng hấp thụ thức ăn. Khả năng sản xuất thịt được biểu hiện thông qua 2 chỉ tiêu đó là năng suất thịt và chất lượng thân thịt.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26
- Năng suất thịt
Năng suất thịt được biểu thị thông qua các chỉ tiêu như khối lượng sống, khối lượng và tỷ lệ phần ăn được, khối lượng và tỷ lệ thân thịt, khối lượng và tỷ lệ thịt đùi, khối lượng và tỷ lệ thịt ngực.
Ở gia cầm, khối lượng thân thịt chiếm khoảng 64% (trong đó có 52% là thịt và 12% là xương), phủ tạng chiếm 6%, máu, lông, đầu, chân chiếm 17% và tỷ lệ hao hụt chiếm khoảng 13% (Trần Thị Mai Phương, 2004).
Trần Công Xuân và cộng sự (1995) cho biết, năng suất thịt còn liên quan đến chế độ dinh dưỡng, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng và quy trình vệ sinh thú y. Theo Chambers (1990) cho biết, các giống, các dòng khác nhau thì năng suất thịt cũng khác nhau. Giữa các dòng luôn có sự khác nhau di truyền về năng suất thịt xẻ hay năng suất các phần thịt như thịt ngực, thịt đùi...và từng phần thịt còn lại.
- Chất lượng thịt:
Thịt gia cầm nói chung và thịt chim gáy trắng nói riêng được mọi người ưa thích vì chúng thơm ngon và có giá trị dinh dưỡng cao. So với các loại gia cầm khác, thịt chim gáy trắng mềm hơn do những sợi cơ của chim rất mỏng, các tổ chức liên kết giữa chúng nhỏ hơn Tuy vậy không chỉ đánh giá chất lượng thịt thông qua cảm quan mà chất lượng thịt phải được phản ánh thông qua các thành phần hóa học, sinh học và một số chỉ tiêu sinh hóa, hóa học của thịt. Các chỉ tiêu đánh giá thường là hàm lượng vật chất khô, hàm lượng protein, tỷ lệ mỡ, tỷ lệ chất khoáng,... Ngoài ra có thể nhận biết chất lượng thịt thông qua cảm quan như màu sắc, độ đàn hồi, độ mịn, độ dai chắc của sợi cơ. Có thể cải thiện chất lượng thịt bằng nhiều biện pháp khác nhau từ việc chọn lọc, lai tạo đến việc áp dụng các phương thức chăn nuôi khác nhau, chế độ dinh dưỡng, chăm sóc và kể cả việc phương pháp giết mổ, bảo quản thịt.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27 thịt các dòng chim thuộc họ bồ câu tương đương nhau.