Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả kĩ thuật của cây lúa vụ hè thu năm 2014 ở huyện phong điền, thành phố cần thơ (Trang 25)

2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu này chon xã Nhơn Nghĩa của huyện Phong Điền làm địa bàn nghiên cứu. Vì ở đây, các nông hộ sản xuất lúa chiếm tỷ trọng tương đối cao, diện tích trồng lúa nhiều và tập trung nên nghiên cứu số liệu tại xã

13

này sẽ có tính đại diện cao để suy ra cho cả huyện. Và cũng do nguồn kinh phí và thời gian thực hiện nghiên cứu có giới hạn nên đề tài chỉ thực hiện ở xã trên để mang tính đại diện cho cả huyện Phong Điền, TPCT.

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu của đề tài được thu thập từ hai nguồn chủ yếu là: số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp.

2.2.2.1 Số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp của đề tài được thu thập từ các nguồn: (1) Phòng NN0&PTNN huyện Phong Điền: số liệu từ niên giám thống kê, báo cáo tổng kết năm, quý, báo cáo các mô hình khuyến nông trên địa bàn và một số tài liệu liên quan đến đối tượng nghiên cứu; (2) Thông tin từ các website, sách báo, internet, tạp chí chuyên ngành có liên quan đến nội dung nghiên cứu.

2.2.2.2 Số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp thu thập được dựa trên bảng câu hỏi phỏng vấn các nông hộ của các xã của huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.

2.2.3 Phương pháp chọn mẫu

2.2.3.1 Phương pháp chọn mẫu

Trong bài sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất, cụ thể là sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Là phương pháp chọn mẫu dựa trên sự thuận tiện, điều kiện dễ dàng tiếp cận đối tượng để thu thập số liệu. Mẫu quan sát của bài là những hộ nông dân có tham gia trồng lúa trong vụ Hè Thu năm 2014 mà có thể thu thập được số liệu dựa trên bảng câu hỏi phỏng vấn trên địa bàn xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.

2.2.3.2 Cách xác định cỡ mẫu

Theo như kiến thức đã biết trong môn kinh tế sản xuất, thì cỡ mẫu sử dụng dành cho chương trình phần mềm Frontier 4.1 của By Coeli để xử lý bộ dữ liệu là trên 30 mẫu (càng nhiều càng tốt). Nhưng do điều kiện nguồn lực về thời gian, vị trí địa lí, tài chính nên đề tài chỉ sử dụng cỡ mẫu là 60 hộ để thu bộ dữ liệu phục vụ cho việc phân tích của đề tài.

2.2.4 Phương pháp phân tích số liệu

14

Phương pháp so sánh tương đối và tuyệt đối để cho thấy sự thay đổi (diện tích, năng suất, sản lượng) của các cây trồng, vật nuôi của huyện qua các năm tại địa bàn nghiên cứu.

- Công thức của phương pháp so sánh tuyệt đối là:

ti= yi – yi-1 (2.1) Trong đó: yi: là diện tích, sản lượng, năm suất năm thứ i

yi-1: là diện tích, sản lượng, năm suất năm thứ i-1 Công thức của phương pháp so sánh tương đối:

ti = 1 1    i i i y y y x100 (2.2) Trong bài đã sử dụng 2 phương pháp so sánh trên để so sánh diện tích, năng suất, sản lượng của các lĩnh vực trồng trọt (lúa, rau màu, cây ăn trái), chăn nuôi và thủy sản của huyện qua các năm.

2.2.4.2 Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả dùng để mô tả về thông tin, đặc điểm sản xuất, nguồn lực của chủ hộ, hiện trạng sử dụng các yếu tố đầu vào, các loại chi phí, doanh thu và thu nhập,... của việc sản xuất lúa vụ Hè Thu năm 2014 của các hộ tại địa bàn nghiên cứu bằng cách sử dụng các đại lượng thống kê mô tả (giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn). Sử dụng số liệu đã xử lý từ nguồn điều tra phỏng vấn để chạy phần mềm stata từ đó lấy ra kết quả để phân tích.

2.2.4.3 Phương pháp phân tích các tỷ số tài chính

Một số chỉ tiêu tài chính sử dụng trong phần thống kê mô tả đặc điểm sản xuất kinh doanh của nông hộ:

- Năng suất = Sản lượng / Diện tích

- Giá bán: giá bán thực tế của một đơn vị sản phẩm thu hoạch là giá bán mà người sx thu hoạch được ngay tại cơ sở sx của mình.

- Doanh thu (DT): là số tiền mà người sản xuất thu được sau khi bán sản phẩm của mình.

15

- Tổng chi phí (TC): là tổng các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất trên một đơn vị diện tích. Chi phí trong sản xuất lúa bao gồm: chuẩn bị đất, gieo trồng, chăm sóc, phân bón, thuốc BVTV, thu hoạch, chi phí lao động gia đình,...của vụ Hè Thu năm 2014. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TC = chi phí vật chất + chi phí lao động + chi phí khác

- Lợi nhuận (LN): là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả cuối cùng của quá trình sản xuất. Lợi nhuận chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, bao gồm các yếu tố chủ quan và khách quan. Vì vậy việc tính lợi nhuận trong sản xuất sẽ bằng tất cả các khoản doanh thu của người sản xuất trừ đi tất cả các khoản chi phí mà người sản xuất đã bỏ ra để phục vụ cho việc sản xuất.

LN = Doanh thu - Tổng chi phí

- Lao động gia đình: là số ngày công lao động mà người trực tiếp sản xuất bỏ ra để chăm sóc cây trồng hay vật nuôi. Lao động gia đình được tính bằng đơn vị là ngày công (mỗi ngày công được tính là 8 giờ lao động).

- Lao động thuê ngoài: là số ngày công lao động thuê thêm ở ngoài để chăm sóc cây trồng hay vật nuôi. Lao động thuê ngoài được tính bằng đơn vị là ngày công (mỗi ngày công được tính là 8 giờ lao động).

- Thu nhập: là phần giá trị còn lại của tổng doanh thu sau khi trừ tổng chi phí không có chi phí lao động gia đình.

Thu nhập gia đình = DT - ( TCP - chi phí lao động gia đình) hay: Thu nhập gia đình = LN + chi phí lao động gia đình

2.2.4.4 Phương pháp phân tích tần số

Phương pháp phân tích tần số dùng để cho biết có bao nhiêu hộ nông dân điều tra trên địa bàn đã sử dụng giống cải tiến; có bao nhiêu hộ đã tham gia hội Nông dân; có bao nhiêu hộ đã tham gia tập huấn. Từ đó cho biết được tỷ lệ phần trăm của số hộ đó trong tổng 60 hộ nông dân điều tra. Sử dụng phần mềm stata để chạy ra các kết quả tần suất cần phân tích.

2.2.4.5 Phương pháp hồi quy tuyến tính

Phân tích hồi quy là mô tả mối quan hệ phụ thuộc của một biến (thường được gọi là biến phụ thuộc hay biến được giải thích) vào một hay nhiều biến (thường được gọi là biến độc lập hay biến giải thích).

Mục đích của việc thiết lập mô hình hồi quy là để chạy hồi quy sau đó kiểm định các lỗi của phuong trình hồi quy: phương sai sai số thay đổi, đa

16

cộng tuyến, tự tương quan giữa các biến cần phân tích xem coi mô hình có lỗi hay không.

Phương trình hồi quy có dạng:

Y= β1 + β1X1+ β2X2+ β3X3 + ... + βkXki + Ui (2.3) Trong đó: Y: biến phụ thuộc (biến được giải thích).

β0: được gọi là hệ số chặn (hệ số tự do). β0 sẽ bằng giá trị trung bình của Y khi X2=X3=Xk=0.

X1, X2, X3,..Xk: là các biến độc lập.

β1, β2, β3, β4,...βk: được gọi là hệ số hồi quy riêng hay còn được gọi là hệ số của các biến độc lập. Các hệ số hồi quy này nó cho ta biết sự thay đổi giá trị trung bình của Y (tăng hoặc giảm) bao nhiêu đơn vị khi các biến X1, X2, X3,... Xk tăng hay giảm 1 đơn vị, với điều kiện các biến khác không đổi.

Ui: là độ sai lệch giữa quan sát thứ i và giá trị kỳ vọng của Y khi X nhận một giá trị cụ thể nào đó. Được gọi là sai số ngẫu nhiên, bao gồm những giá trị mà ta không quan sát được (phần dư hay nhiễu).

* Các kiểm định của phương trình hồi quy sử dụng trong bài khi chạy phần mềm stata:

- Kiểm định phương sai sai số (PSSS) thay đổi:

Đặt giả thuyết:

H0: mô hình không có phương sai sai số thay đổi H1: mô hình có phương sai sai số thay đổi

a: là kết quả chạy stata khi kiểm định PSSS thay đổi

Nếu mô hình có Prob > chi2 = a > 0,1 thì sẽ chấp nhận giả thuyết H0, bác bỏ giả thuyết H1. Kết luận mô hình không có PSSS thay đổi với mức ý nghĩa 10%.

Nếu mô hình có Prob > chi2 = a < 0,1 thì sẽ bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1. Kết luận mô hình có PSSS thay đổi với mức ý nghĩa 10%.

- Kiểm định đa cộng tuyến:

17

H0: mô hình không có đa cộng tuyến H1: mô hình có đa cộng tuyến (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b: là kết quả chạy stata khi kiểm định đa cộng tuyến

Nếu mô hình có mean VIF = b < 2,78 thì sẽ chấp nhận giả thuyết H0, bác bỏ giả thuyết H1. Kết luận mô hình không có đa cộng tuyến.

Nếu mô hình có mean VIF = b > 2,78 thì sẽ bác bỏ giả thuyết H0 cho rằng mô hình không có đa cộng tuyến. Kết luận mô hình có đa cộng tuyến.

2.2.4.6 Phương pháp ước lượng hàm sx và hàm hiệu quả kỹ thuật

* Ước lượng hàm sản xuất

Hàm sản xuất mô tả mối quan hệ kỹ thuật giữa các yếu tố đầu vào và sản phẩm đầu ra trong quá trình sản xuất một sản phẩm nào đó.

Dạng tổng quát: Y = f(X)

Trong đó: - Y: Sản lượng hoặc năng suất

- X: Các yếu tố đầu vào được đo lường bằng lượng đầu vào (nếu được), X > 0.

“Hàm sản xuất biên ngẫu nhiên được đề xuất bởi Aigner, Lovell và Schmidt (1977), Meeusen và Broeck (1977); và được phát triển bởi Battese (1992) có dạng sau:

Yi = f (xi ;b ) exp(Vi - Ui ) (2.4) Trong đó: Yi là năng suất hoặc sản lượng trên hộ; xi là yếu tố sản xuất đầu vào thứ i; b là hệ số cần ước lượng; Vi là sai số thống kê do tác động bởi các yếu tố ngẫu nhiên và được giả định có phân phối chuẩn (v ~ N(0,б2

v)) và độc lập với Ui. Ui là phần phi hiệu quả kỹ thuật được giả định lớn hơn hoặc bằng 0 (non-negative) và có phân phối nữa chuẩn (u ~|( (0, 2 ) u N δ2

u |). Hiệu quả kỹ thuật (TE) là tỷ số giữa năng suất hoặc sản lượng thực tế và năng suất hoặc sản lượng tối đa. TE được tính như sau:

TE = Yi/ Yi* = f(xi ; b)exp(Vi - Ui) / f(Xi ;b) exp( Vi) = exp( -Ui) (2.5)

Trong đó, Yi là mức năng suất hoặc sản lượng thực tế của hộ i; Yi* là mức năng suất hoặc sản lượng tối đa của hộ i. f(xi ; b) trong phương trình (2.4)

18

là hàm sản xuất biên (Frontier production function), có thể sử dụng dạng mô hình Cobb- Douglas”.

Dựa vào đặc điểm của bộ số liệu trong bài nghiên cứu thì mô hình Cobb- Douglas không có biến thời gian có dạng sau:

LnYi = β0 +   6 1 j βjlnji + 1 j βk Dki + Vi - Ui (2.6)

Trong đó: Yi là năng suất lúa sản xuất được của hộ i; Xji (j=1,2,3,...,7) là các yếu tố đầu vào trong sản xuất, bao gồm X1i là số lượng giống (kg/ha); X2i là lượng phân đạm (kg/ha); X3i là lượng phân lân (kg/ha); X4i là lượng phân kali (kg/ha); X5i là số ngày công lao động (ngày công/ha); X6i chi phí thuốc BVTV (1.000 đồng/ha). D1i là loại giống (biến giả: 1 = giống cải tiến; 0 = giống khác).

*Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật

Ui trong công thức (2.6) là hàm phi hiệu quả kỹ thuật (technical inefficiency function), hàm này được sử dụng để giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến phi hiệu quả kỹ thuật hay ngược lại là hiệu quả kỹ thuật. Hàm phi hiệu quả kỹ thuật có dạng sau:

TIEi = Ui = δ +   10 1 j δjZji + εi (2.7)

Trong đó: TIEi là hệ số phi hiệu quả kỹ thuật của hộ i. Zji (j=1,2,3,...,10) là các yếu tố tác động đến phi hiệu quả kỹ thuật hoặc ngược lại là hiệu quả kỹ thuật. Với Z1i là giới tính chủ hộ (biến giả: 1 = Nam; 0 = khác); Z2i là tuổi của chủ hộ (năm); Z3i là trình độ học vấn của chủ hộ (số năm đi học của chủ hộ); Z4i là kinh nghiệm của chủ hộ (số năm thâm niên trồng lúa); Z5i là số ngày công lao động gia đình tham gia sản xuất (ngày công/ha); Z6i là số ngày công lao động thuê ngoài tham gia sản xuất (ngày công/ha); Z7i là quy mô đất mà hộ sử dụng để sản xuất (ha); Z8i là khoảng cách từ nhà đến thửa ruộng lớn nhất (km); Z9i là biến mức độ tham gia tập huấn kỹ thuật của hộ (biến giả: 1 = có tham gia tập huấn trong 3 năm gần nhất; 0 = các trường hợp khác); Z10i là tham gia hội (biến giả: 1 = là thành viên của Hội nông dân; 0 = trường hợp khác).

Hàm sản xuất và hàm phi hiệu quả kỹ thuật được ước lượng theo phương pháp một bước (one-stage estimation) bằng frontier 4.1 của Tim Coelli (2007).

19

Từ những phân tích trên, ta dùng phương pháp thống kê suy luận, nhằm đánh giá chung về hiệu quả kĩ thuật của mô hình và trên cơ sở các thông tin và số liệu phân tích được, thêm vào đó ta vận dụng các kiến thức đã học và tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn để đưa ra đề xuất một số giải pháp thiết thực để giúp nâng cao hiệu quả cho mô hình sản xuất lúa đặc biệt là vụ lúa Hè Thu trong vùng nghiên cứu. Đồng thời, chúng ta cũng đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả kỹ thuật cho cây lúa của địa bàn nghiên cứu.

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA CỦA HUYỆN PHONG ĐIỀN TPCT

3.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HUYỆN PHONG ĐIỀN TPCT 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 3.1.1 Điều kiện tự nhiên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.1.1 Vị trí địa lý và địa hình

Huyện Phong Điền là một trong tám đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Cần Thơ. Với đặc thù là vùng đất nông nghiệp nằm ở phía Tây Sông Hậu, thuộc vùng ven thành phố Cần Thơ, huyện Phong Điền cách trung tâm thành phố khoảng 16km. Huyện có vị trí như sau:

20

 Phía Đông giáp quận Ninh Kiều, TPCT

 Phía Đông - Đông Nam giáp quận Cái Răng, TPCT .

 Phía Tây giáp huyện Thới Lai, TPCT.

 Phía Nam giáp tỉnh Hậu Giang.

 Phía Bắc giáp quận Bình Thủy, TPCT.

 Phía Tây Bắc giáp quận Ô Môn, TPCT.

Huyện Phong Điền có một vị trí rất thuận lợi, sông ngòi chằng chịch nằm dọc theo sông Cái Răng - Phong Điền, và trên tỉnh lộ 923 cách thành phố Cần Thơ 16km là chỗ giao lưu hàng hóa nông sản tập trung của 2 chợ nổi Phong Điền và chọ nổi Cái Răng để đi các tỉnh miền Tây, thành phố Hồ Chí Minh. Với vị trí đó kết hợp với thế mạnh tiềm năng về đất đai, nông nghiệp,.. huyện sẽ có điều kiện thuận lợi phát triển nông nghiệp - thương mại - du lịch - dịch vụ trên địa bàn toàn huyện.

3.1.1.2 Đất đai

Theo niên giám thống kê của Huyện Phong Điền năm 2013 thì Phong Điền có tổng diện tích đất tự nhiên là 12.525,58 ha. Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp chiếm diện tích lớn nhất gần 10.547 ha, chiếm 84,2% diện tích đất cả huyện. Trong đó, diện tích đất sản xuất lúa có tỷ lệ tương đối cao khoảng 3.611 ha chiếm 28,8% diện tích đất toàn huyện, diện tích trồng cây lâu năm đứng vị trí thứ 2 trong tổng diện tích đất của huyện, là 6.755 ha chiếm 53,9% tổng diện tích đất. Còn lại là đất dùng để trồng các loại cây khác, nuôi thủy sản, đất phi nông nghiệp.

Bảng 3.1: Hiện Trạng sử dụng đất của huyện phong điền năm 2013

Loại Đất Diện Tích (ha) Tỷ Lệ (%)

I. Đất nông nghiệp 10.546,82 84,2

- Đất lúa, lúa màu 3.610,90 28,8

- Đất trồng cây lâu năm 6.755,19 53,9

II. Đất phi nông nghiệp 1.978,76 15,8

III. Đất chưa sử dụng - 0

Tổng diện tích đất tự nhiên 12.525,58 100

21

Huyện Phong Điền có hệ thống sông ngòi dày đặc nên được phù sa của con sông Hậu bồi đắp quanh năm. Vào mùa nước lũ kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 hệ thống sông này mang theo hàng ngàn mét khối phù sa bồi đắp cho đất nông nghiệp. Lượng nước tưới cũng luôn đảm bảo cho sản xuất kể cả vào các tháng mùa hạn. nên đất đai màu mỡ rất thuận lợi cho trồng lúa, hoa màu, cây ăn trái,..và hằng năm ngành nông nghiệp huyện đã cung cấp một sản lượng lớn lúa gạo, trái cây, rau quả phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của huyện nói riêng và của TPCT nói chung, làm thay đổi diện mạo mới cho huyện.

3.1.1.3 Đặc điểm khí hậu

Điều kiện thời tiết huyện Phong Điền mang đặc tính trùng với thời tiết

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả kĩ thuật của cây lúa vụ hè thu năm 2014 ở huyện phong điền, thành phố cần thơ (Trang 25)