sản xuất lúa Hè Thu năm 2014
Tổng chi phí sản xuất của các hộ dùng phản ánh tổng thể tất cả các loại chi phí đầu vào mà hộ đã sử dụng để sản xuất trong vụ Hè Thu năm 2014. Nhưng trong trường hợp này chỉ tính chi phí biến đổi mà bỏ qua chi phí cố định khác. Tổng chi phí này chỉ xét trên sự thay đổi của các biến đầu vào tác động trực tiếp đến năng suất cũng như lợi nhuận của hộ. Và tổng chi phí còn dùng để tính lợi nhuận mà hộ đạt được trong quá trình sản xuất.
- Chi phí giống: Qua bảng kết quả 4.5 ở dưới ta thấy được chi phí mà các hộ sử dụng để mua giống sản xuất trung bình là 1472,3 nghìn đồng/ha chiếm 19,62% trong tổng chi phí (chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng chi phí), chi phí cao nhất là 3.000 nghìn đồng/ha và thấp nhất là 961,5 nghìn đồng/ha. Chi phí giống thấp là do giống là yếu tố đầu vào chỉ mua một lần vào thời điểm trước khi chuẩn bị gieo sạ nên không phải tốn thêm chi phí trong suốt quá trình lúc sau nữa. Sau đây là bảng chi tiết của các khoản mục chi phí sản xuất lúa vụ Hè Thu năm 2014 của các hộ nông dân trong huyện Phong Điền: Bảng 4.5: Chi phí sản xuất lúa vụ Hè Thu năm 2014 của các hộ nông dân trên
địa bàn huyện Phong Điền
Đvt: 1.000đ/ha Khoản mục Trung bình Tỷ trọng (%) Thấp nhất Cao nhất Độ lệch chuẩn Chi phí giống 1.472,3 19,62 961,5 3.000,0 513,283
43 Chi phí phân 3.735,4 49,78 2.411,5 5.607,7 704,156 Chi phí thuốc BVTV 2.294,6 30,58 1.038,5 3.346,2 624,008 Chi phí lao động 2.704,3 36,04 1.200,0 7.150,0 1.108,096 Chi phí khác 4.096,5 54,58 3.076,9 6.356,0 820,375 Tổng chi phí 7.503,67 100 5.335,0 10.461,8 1.061,910
Nguồn: số liệu điều tra, 2014
Chi phí giống phụ thuộc vào lượng giống sử dụng và giá giống mà các nông hộ đã mua để gieo sạ. Theo kết quả điều tra và phân tích ở phần trên thì lượng giống gieo sạ phụ thuộc chủ yếu vào phương pháp sạ, lượng giống sử dụng ít khi áp dụng phương pháp sạ hàng và sử dụng nhiều khi các hộ sạ tay. Còn giá mua giống thì có sự khác biệt đối với từng loại giống khác nhau và cũng tùy thuộc vào nơi cung cấp giống mà các hộ chọn mua. Dưới đây là bảng thể hiện giá giống mà các hộ nông dân đã mua để sử dụng cho vụ lúa Hè Thu 2014 vừa qua:
Bảng 4.6; Giá giống mà các hộ đã mua trong vụ Hè Thu năm 2014 Khoản
mục
Đơn vị tính Thấp nhất Cao nhất Trung bình Độ lệch chuẩn
Giá giống 1.000đ /kg 5 13 6,82 2,648
Nguồn: số liệu điều tra, 2014
Trên địa bàn điều tra giá thì giống trung bình mà các hộ mua để sản xuất là 6,82 nghìn đồng/kg, giá cao nhất là 13 nghìn đồng/kg và giá thấp nhất là 5 nghìn đồng/kg. Giống mà các hộ sử dụng được mua ở các nơi khác nhau như: đối với các loại giống cải tiến thì được mua ở viện nghiên cứu giống trường Đại học cần thơ để sản xuất với giá thành tương đối cao, nhưng bù lại năng suất tăng, chi phí phân thuốc giảm; một số hộ khác thì mua giống của các hộ lân cận hoặc sử dụng chính giống nhà tự có. Đó là các loại giống mà các hộ lấy từ các vụ trước đạt năng suất và chất lượng cao hơn để sản xuất lại, nên giá các loại lúa đó thường chỉ bằng hoặc cao hơn một chút so với giá lúa khô được thương lái thu mua.
- Chi phí phân bón: Chi phí phân bón trung bình mà hộ sử dụng là 3.735,4 nghìn đồng/ha chiếm 49,78% so với tổng chi phí (chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí) điều này chứng tỏ các hộ nông dân không áp dụng các trương trình 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 trong quá trình sản suất lúa. Chi phí phân bón cao nhất là 5.607,7 nghìn đồng/ha và thấp nhất là 2.411,5 nghìn đồng/ha.
44
Chi phí phân bón cũng thay đổi tùy theo lượng phân sử dụng và giá phân bón trên thị trường. Ngoài ra, đa số hộ nông dân ở đây mua phân chịu đến khi thu hoạch bán lúa xong mới trả tiền nên giá phân bón mua về cũng cao hơn giá phân trên thị trường. Mặc khác, việc chi phí sử dụng phân khá cao của các hộ là do quá trình canh tác lâu năm nên độ màu mỡ của đất giảm, đồng thời việc sản xuất liên tục không có thời gian nghỉ để đất phục hồi lại nên đã tác động làm cho đất bị thoái hóa vì thế các hộ nông dân phải sử dụng lượng phân bón tăng lên để có thể cung cấp đáp ứng đủ nhu cầu các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây nên đã góp phần làm cho chi phí phân bón chiếm tỷ trọng cao trong tất cả các loại chi phí.
- Chi phí thuốc BVTV: Trên địa bàn nghiên cứu thì diện tích gieo sạ còn nhỏ lẻ, manh mún chưa tập trung, việc gieo sạ còn theo phương pháp truyền thống nên dẫn đến mật độ gieo sạ không phù hợp cộng với điều kiện thời tiết diễn biến thất thường làm cho dịch bệnh và sâu hại tăng, làm tăng chi phí thuốc BVTV. Chi phí thuốc trung bình của các hộ khoảng 2.294,6 nghìn đồng/ha chiếm 30,58% (chiếm tỷ trọng trung bình) so với tổng chi phí sản xuất. Trong đó, chi phí thuốc thấp nhất là 1.038,5 nghìn đồng/ha và chi phí cao nhất là 3.346,2 nghìn đồng/ha. Chi phí thuốc BVTV bao gồm các chi phí như: chi phí thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc phòng - trị bệnh, thuốc dưỡng, thuốc diệt ốc và thuốc diệt chuột. Theo thông tin điều tra được các hộ sản xuất lúa vụ Hè Thu năm 2014 cho biết thì vụ vừa rồi chi phí dành cho thuốc BVTV đa số là tương đối trung bình do thời tiết vụ vừa rồi cũng tương đối thuận lợi nên cũng ít sâu, bệnh nên tốn chi phí thuốc không nhiều lắm.
- Chi phí lao động: Lao động là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất lúa, từ khâu chuẩn bị đất, gieo sạ, chăm sóc, bón phân, xịt thuốc thu hoạch,...đều cần đến lao động. Chi phí lao động trung bình của các hộ điều tra là 2.704,3 nghìn đồng/ha chiếm 36,04% trong tổng chi phí sản xuất (chiếm tỷ trọng tương đối cao), chi phí lao động cao nhất là 7.150 nghìn đồng/ha và thấp nhất là 1.200 nghìn đồng/ha. Chi phí lao động được tính bằng tổng chi phí lao động nhà và chi phí lao động thuê. Sau đây là bảng kết quả thống kê về chi phí lao động nhà và lao động thuê của các hộ:
Bảng 4.7: Chi phí lao động gia đình và chi phí lao động thuê của các hộ nông dân trong vụ Hè Thu năm 2014
Khoản mục Đơn vị tính Thấp nhất Cao nhất Trung bình Độ lệch
chuẩn
45
LĐGĐ Ngày công/ha 9 55 17,27 8,843
LĐ thuê Ngày công/ha 0 15 3,62 3,294
CP LĐGĐ 1.000đ/ha 1.170 7.150 2.228,83 1.120,788
CP LĐ thuê 1.000đ/ha 0 2.250 475,50 448,200
Tổng chi phí LĐ
1.000đ/ha 1.200 7.150 2.704,33 1.108,096
Nguồn: số liệu điều tra, 2014
Do diện tích đất canh tác của các hộ nông dân tương đối ít nên thường sử dụng lao động gia đình tham gia vào quá trình sản xuất là chủ yếu (lấy công làm lời) nên ít thuê lao động thuê ngoài. Chi phí lao động phụ thuộc vào số ngày công lao động và giá thuê lao động. Trung bình giá thuê lao động vụ Hè Thu năm 2014 là 129,5 nghìn/ngày công, cao nhất là 150 nghìn đồng/ngày và thấp nhất là 120 nghìn đồng/ngày. Vì lực lượng lao động ngày càng thấp nên khi vào mùa vụ thì giá thuê lao động càng tăng. Ở đây chi phí lao động được tính bằng tổng số ngày công của cả LĐGĐ và LĐ thuê nhân với giá đi thuê lao động, nhưng trên thực tế thì các hộ khi tính chi phí lao động thường không kể đến lao động nhà mà chỉ tính số lao động thuê mướn nên chi phí lao động mà hộ tính thường thấp hơn so với tính toán trong kinh tế.
Trong những năm gần đây đa số các hộ đều thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp, chỉ có những đất bị lung trũng không thu hoạch bằng máy được mới thu hoạch theo cách truyền thống (cắt, gom, bó, kéo lúa) nên cũng giảm được chi phí lao động xuống thấp ở khâu thu hoạch so với trước đó là phải cần nhiều lao động, mặt khác lại hạn chế được hao hụt lúa khi thu hoạch vì lao động thủ công phải trải qua nhiều khâu gây thất thoát lúa nhiều hơn. Trung bình chi phí lao động nhà của các hộ là 2.228,83 nghìn đồng/ha, còn lao động thuê là 475,5 nghìn đồng/ha. Chi phí trung bình lao động nhà cao hơn so với lao động thuê khoảng 1.753 nghìn đồng/ha, có sự chênh lệch cao là do các hộ nông dân ở đây đều tận dụng lao động nhà để sản xuất lúa. Chi phí thuê lao động cao nhất là 2.250 nghìn đồng/ha và thấp nhất là 0 đồng/ha. Còn chi phí LĐGĐ cao nhất là 7.150 nghìn đồng/ha và thấp nhất là 1.170 nghìn đồng/ha.
- Chi phí khác: là tất cả các khoản chi phí khác trừ các loại chi phí ở trên, chi phí khác bao gồm: Chi phí cày, xới, trục, trang đất, nguyên - nhiên liệu, chi phí cắt suốt, phơi sấy,... Theo bảng số liệu 4.5 thì chi phí khác của các hộ điều tra trung bình là 4.096,5 nghìn đồng/ha chiếm 54,58% (chiếm tỷ trọng cao nhất) so với tổng chi phí sản xuất. Chi phí cao nhất là 6.356,0 nghìn
46
đồng/ha và thấp nhất là 3.076,9 nghìn đồng/ha. Chi phí khác chiếm tỷ trọng cao nhất là vì khoản mục chi phí này gồm nhiều khoản chi phí cộng lại với nhau, mặc khác chi phí thuê mướn máy để chuẩn bị đất và chi phí thu hoạch lúa ngày càng tăng cao.